Xu hướng chuyển đổi số trong kế hoạch chuyển đổi số ngành Hải quan đến năm 2025, định hướng đến năm 2030?
Xu thế triển khai chuyển đổi số của Hải quan các nước
Theo quy định tại mục 1 Phần II Kế hoạch ban hành kèm theo Quyết định 707/QĐ-TCHQ năm 2022 phê duyệt Kế hoạch chuyển đổi số ngành Hải quan đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành quy định về xu thế triển khai chuyển đổi số của Hải quan các nước cụ thể như sau:
Năm 2018, Tổ chức Hải quan Thế giới đưa ra mô hình phát triển Hải quan số gồm 6 giai đoạn (Giai đoạn 1: Khởi động Hải quan điện tử, Giai đoạn 2: Hải quan điện tử sơ khai; Giai đoạn 3: Hải quan điện tử chuyên sâu đối với từng lĩnh vực; Giai đoạn 4: Hải quan điện tử tích hợp; Giai đoạn 5: Hải quan điện tử tiên tiến; Giai đoạn 6: Hải quan số).
Hiện nay, Hải quan các nước đều tập trung xây dựng cơ quan Hải qui lô với trọng tâm là tiếp tục số hoá và ứng dụng công nghệ của Cách mạng Công nghiệp lân thứ tự, Trong kế hoạch phát triển của Hải quân Mỹ giai đoạn 2021 2025 cũng nêu trọng tâm mục tiêu cụ thể mà Hải quân Mỹ đưa ra là chuyển đổi số. Theo đó, các quyết định quản lý dựa trên dữ liệu và phân tích dữ liệu có chất lượng và kịp thời. Để hoàn thành mục tiêu nêu trên, Hải quan Hoa Kỳ đưa ra 03 hoạt động cân tập trung triển khai trong giai đoạn 2020 – 2025 là: Sử dụng các kỹ thuật phân tích hiện đại; hoàn thiện hệ thống CNTT để thu thập và kết nối dữ liệu có chất lượng cao; chia sẻ dữ liệu và chia sẽ kỹ thuật phân tích dữ liệu. Bên cạnh đó, Hải quân Mỹ đã thành lập Nhóm đôi mới sáng tạo trực thuộc Văn phòng Cao ủy Hải qua vụ là nghiên cứu, đề xuất và ứng dụng các công nghệ mới nhất nhằm giúp cho hoạt động biên giới hiệu quả, an toàn và liên tục phát triển, trong đó tập trung 04 lĩnh vực: Nâng cao mức độ tự động hóa; Phân tích hiện đại; Cảm biến và dữ liệu Chia sẻ dữ liệu và thông tin.
Giai đoạn 2021 - 2025, Hải quan Canada đã xây dựng và thực hiện chiến lược chuyển đổi số với trọng tâm và hoàn thiện hệ thống CNTT và phân tích dữ liệu, bao gồm xây dựng cơ cấu tổ chức quản lý ở cấp trung ương, đầu tư vào 03 lĩnh vực chính là: Quản lý dữ liệu; Phân tích nghiệp vụ thông minh (BI) và phân tích nâng cao. Hiện nay, Hải quan Trung Quốc cũng đang phát triển Hệ thống CNTT phục vụ quản lý nhà nước về hải quan với trọng tâm là chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ của Cách mạng Công nghiệp 4.0, đáp ứng yêu cầu quản lý hải quan thông minh. Bên cạnh đó, Hải quan Nhật Bản, Hải quan Hàn Quốc, Hải quan EU cũng đang đẩy mạnh chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ của Cách mạng Công nghiệp 4.0 như: Trí tuệ nhân tạo (AI), Dữ liệu lớn (Big Data); Chuỗi khối (Blockchain); Kết nối Internet vạn vật (IoT). Theo đó, trình độ ứng dụng CNTT của Hải quan các nước phát triển hiện nay đã đạt trình độ cao của mô hình phát triển Hải quan số (mức 5, 6).
Năm 2022, với chủ đề “Thúc đẩy chuyển đổi hải quan số bằng việc áp dụng văn hóa khai thác dữ liệu và xây dựng hệ sinh thái dữ liệu”, Tổ chức Hải quan Thổ giới (WCO) nhấn mạnh vào một khía cạnh khác của hải quan số đó là tầm quan trọng của các dữ liệu sẵn có, của việc hợp tác với các bên liên quan để thu thập dữ liệu có chất lượng và việc tận dụng nguồn dữ liệu này phục vụ nghiệp vụ hải quan.
Như vậy, hải quan thông minh, hải quan số, hay biên giới thông minh là một quá trình tất yếu của việc vận dụng, tận dụng và ứng dụng công nghệ hiện đại, dữ liệu vào các hoạt động nghiệp vụ, qui trình thủ tục hải quan nhằm thực hiện các nhiệm vụ cơ bản của cơ quan hải quan là tạo thuận lợi thương mại, thu thuế và đảm bảo an ninh, an toàn xã hội. Quá trình này, tuy có thể đều được dùng dưới những tên gọi khác nhau như hải quan tự động, hải quan thông minh, hải quan số... hoặc dưới các chương trình đổi mới, cải cách, hiện đại hóa.. nhưng diễn ra ở các mức độ khác nhau tại mỗi nước, phù hợp với trình độ phát triển. Các mức độ ứng dụng công nghệ và gần đây một yếu tố được nhấn mạnh là “dữ liệu”, có thể hiểu chính là các giai đoạn mà WCO đưa ra trong mô hình phát triển hải quan số.
Chuyển đổi số ngành Hải quan đến năm 2025
Những lợi ích mà chuyển đổi số mang lại cho ngành Hải quan
Tại tiểu mục 3.1 mục 3 Phần II Kế hoạch ban hành kèm theo Quyết định 707/QĐ-TCHQ năm 2022 phê duyệt Kế hoạch chuyển đổi số ngành Hải quan đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành quy định:
Việc thực hiện chuyển đổi số sẽ giúp cho ngành Hải quan đổi mới căn bản, toàn diện, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về hải quan, nâng cao năng suất lao động của cán bộ, công chức, hải quan; cải thiện môi trường kinh doanh, tạo thuận lợi, giảm chi phí cho người dân, doanh nghiệp trong quá trình làm thủ tục Hải quan. Đặc biệt, việc chuyển đổi số này giúp cho việc thực hiện Hải quan được thực hiện hoàn thiện trên môi trường số, mọi lúc, mọi nơi, mọi phương tiện thông qua hệ thống CNTT và nguồn dữ liệu lớn với sự hỗ trợ mạnh mẽ của các công nghệ mới.
Bên cạnh đó, việc thực hiện chuyển đổi số còn mang lại nhiều lợi ích to lớn như:
- Quá trình thực hiện các hoạt động quản lý hải quan hiệu quả nhờ năng suất lao động cao hơn cho cả cơ quan Hải quan và các doanh nghiệp; sử dụng các nguồn lực hiệu quả hơn; giảm chi phí cho cả Hải quan và các đối tác thương mại thông qua thông quan nhanh hàng hoá; thông tin kịp thời và chính xác hơn; khả năng kiểm soát tốt hơn, giảm tình trạng tắc nghẽn tại cảng, sân bay. Tự động hoá thủ tục hải quan gắn liền với trao đổi thông tin điện tử như dữ liệu về hàng hoá và khai báo về hàng hoá, cho phép xử lý thông tin trước khi hàng đến và/hoặc trước khi hàng đi. Xử lý thông tin thường xuyên trước khi hàng hoá thực tế vào lãnh thổ hải quan hoặc sắp rời lãnh thổ Hải quan, cho phép cơ quan Hải quan kiểm tra thông tin và tiến hành đánh giá rủi ro về hàng hoá. Với thông tin đã có sẵn, quyết định giải phóng hàng hoá có thể được thực hiện ngay khi hàng hoá nhờ sử dụng phương thức điện tử. Khi hệ thống CNTT được cả cơ quan Hải quan, các cơ quan pháp luật và các doanh nghiệp sử dụng hiệu quả thì tất cả các bên liên quan tới một giao dịch xuất khẩu/nhập khẩu hàng hóa có thể chuyển dữ liệu tới một hệ thống xử lý tập trung. Hải quan sẽ có thể gửi dữ liệu theo yêu cầu của các đơn vị thông quan tại cửa khẩu biên giới và vì vậy, tạo ra cho ngành Hải quan cơ chế thông quan “một cửa” nhanh chóng.
- Việc thực hiện yêu cầu quản lý nhà nước về hải quan một cách nhất quán, toàn bộ mọi giao dịch được xử lý theo cách thức thống nhất, đảm bảo áp dụng nhất quán các qui định luật pháp trong nước và đối xử ngang bằng với tất cả các đối tác thương mại.
- Việc đẩy mạnh chuyển đổi số và tự động hoá quy trình thu thuế góp phần đảm bảo rằng thuê được thu và tính toán kịp thời. Các khoản nợ quá hạn hoặc nợ xấu có thể được xác định và xử lý nhanh chóng.
- Phân tích dữ liệu chính xác hơn: Tự động hoá các hệ thống hải quan cho phép Hải quan truy cập ngay lập tức các thông tin cập nhật và cùng với việc ứng dụng Hệ thống thông tin quản lý, cơ quan Hải quan có thể sử dụng thông tin này một cách hữu ích. Tự động hoá hải quan còn tạo khả năng kiểm soát sau kiểm tra hiệu quả hơn ở cả cấp độ Cục Hải quan và toàn quốc. Hệ thống công nghệ thông tin cho phép người khai hải quan gửi đến Hải quan dữ liệu một cách kịp thời. Dữ liệu được gửi và tiếp nhận theo phương thức điện tử chính xác hơn do trong hệ thống nhận thông tin tự động nhờ các chức năng kiểm tra.
- Thống kê hải quan chính xác và kịp thời: Quá trình khai báo tự động diễn ra giúp cho số liệu thống kê thương mại đã có trong số liệu thống kê nhận được tại thời điểm xuất khẩu và nhập khẩu theo cách thức đã thiết lập. Nhờ đó, các cơ quan chính phủ khác có thể rất nhanh chóng thực hiện các biện pháp khi cần thiết.
Ngoài lợi ích mang lại cho cơ quan Hải quan, việc đẩy mạnh chuyển đổi số của ngành Hải quan còn mang lại lợi ích đối với đất nước nói chung, hoạt động thương mại quốc tế, doanh nghiệp xuất nhập khẩu, các Bộ, ngành và các bên liên quan.
Những lợi ích mà chuyển đổi số mang lại cho doanh nghiệp
Tại tiểu mục 3.2 mục 3 Phần II Kế hoạch ban hành kèm theo Quyết định 707/QĐ-TCHQ năm 2022 phê duyệt Kế hoạch chuyển đổi số ngành Hải quan đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành quy định:
- Thời gian thông quan hàng hóa nhanh chóng, giảm chi phí logistics, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong quá trình làm thủ tục, cho phép doanh nghiệp khai báo và thực hiện thủ tục hải quan mọi lúc, mọi nơi, trên mọi phương tiện.
- Chỉ thực hiện khai thông tin hàng hóa một lần để thực hiện nhiều thủ tục hành chính thông qua hệ thống một cửa quốc gia.
- Nâng cao tính minh bạch, phòng chống tham nhũng, doanh nghiệp dễ dàng theo dõi tiến trình xử lý của các cơ quan quản lý nhà nước trong chuỗi cung ứng.
Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Luật Tố tụng hành chính quy định những gì và áp dụng cho những hoạt động nào? Quy định về việc tuân thủ pháp luật trong tố tụng hành chính?
- Danh mục hồ sơ hoàn công công trình xây dựng theo Nghị định 06 gồm những gì? Thời hạn lưu trữ hồ sơ?
- Cục cảnh sát giao thông có tiếp nhận vụ tai nạn giao thông do Cảnh sát giao thông xác minh, điều tra, giải quyết không?
- Dự toán và phương pháp xác định chi phí dịch vụ sự nghiệp công chiếu sáng đô thị, cây xanh đô thị theo Thông tư 12/2024 thế nào?
- 03 trường hợp phải thành lập Hội đồng an toàn vệ sinh lao động cơ sở? Hội đồng an toàn vệ sinh lao động có nhiệm vụ và quyền hạn gì?