Xe công-ten-nơ, xe đầu kéo có bắt buộc phải lắp camera hành trình để ghi lại hình ảnh của người lái xe trong quá trình tham gia giao thông hay không?
- Điều kiện kinh doanh vận tải hàng hóa đối với xe công-ten-nơ, xe đầu kéo?
- Xử phạt đối với cá nhân điều khiển xe công-ten-nơ, xe đầu kéo không lắp camera ghi lại hành trình xe?
- Xử phạt đối với cá nhân, tổ chức kinh doanh vận tải, dịch vụ xe công-ten-nơ, xe đầu kéo không lắp camera ghi lại hành trình xe?
Điều kiện kinh doanh vận tải hàng hóa đối với xe công-ten-nơ, xe đầu kéo?
Căn cứ theo quy định tại Điều 14 Nghị định 10/2020/NĐ-CP quy định về điều kiện kinh doanh vận tải hàng hóa đối với xe công-ten-nơ, xe đầu kéo như sau:
“Điều 14. Điều kiện kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô
1. Xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa phải thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp theo hợp đồng thuê phương tiện bằng văn bản của đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa với tổ chức, cá nhân hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Trường hợp xe đăng ký thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã phải có hợp đồng dịch vụ giữa thành viên với hợp tác xã, trong đó quy định hợp tác xã có quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ quản lý, sử dụng, điều hành xe ô tô thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã.
2. Trước ngày 01 tháng 7 năm 2021, xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hoá bằng công-ten-nơ, xe đầu kéo phải lắp camera đảm bảo ghi, lưu trữ hình ảnh của người lái xe trong quá trình xe tham gia giao thông. Dữ liệu hình ảnh được cung cấp cho cơ quan Công an, Thanh tra giao thông và cơ quan cấp giấy phép, bảo đảm giám sát công khai, minh bạch. Thời gian lưu trữ hình ảnh trên xe đảm bảo như sau:
a) Tối thiểu 24 giờ gần nhất đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly đến 500 ki-lô-mét;
b) Tối thiểu 72 giờ gần nhất đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly trên 500 ki-lô-mét.”
Tuy nhiên theo quy định tại Mục 6 Quyết định ban hành kèm theo Nghị quyết 66/NQ-CP năm 2021 Chính phủ quyết định tạm ngưng áp dụng đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2021 quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với các cá nhân, tổ chức thực hiện các hành vi không lắp camera hành trình trên phương tiện xe ô tô kinh doanh vận tải do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19.
Như vậy, kể từ sau ngày 31 tháng 12 năm 2021 xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ, xe đầu kéo phải lắp camera hành trình đảm bảo ghi, lưu giữ hành trình xe.
Xử phạt đối với cá nhân điều khiển xe công-ten-nơ, xe đầu kéo không lắp camera ghi lại hành trình xe?
Theo quy định tại điểm p khoản 5 Điều 23 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi bởi điểm a khoản 12 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) quy định về xử phạt đối với xe công-ten-nơ, xe đầu kéo không lắp camera hành trình ghi lại hành trình xe như sau:
"Điều 23. Xử phạt người điều khiển xe ô tô chở hành khách, ô tô chở người và các loại xe tương tự xe ô tô chở hành khách, chở người vi phạm quy định về vận tải đường bộ
...
5. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
...
p) Điều khiển xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách không lắp camera theo quy định (đối với loại xe có quy định phải lắp camera) hoặc có lắp camera nhưng không ghi, không lưu trữ được hình ảnh trên xe (bao gồm cả lái xe và cửa lên xuống của xe) trong quá trình xe tham gia giao thông theo quy định hoặc sử dụng biện pháp kỹ thuật, trang thiết bị ngoại vi, các biện pháp khác làm sai lệch dữ liệu của camera lắp trên xe ô tô"
Căn cứ điểm c khoản 3 Điều 24 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi bởi điểm a khoản 13 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) quy định:
Điều 24. Xử phạt người điều khiển xe ô tô tải, máy kéo (bao gồm cả rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo) và các loại xe tương tự xe ô tô vận chuyển hàng hóa vi phạm quy định về vận tải đường bộ
...
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
...
c) Điều khiển xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa không lắp camera theo quy định (đối với loại xe có quy định phải lắp camera) hoặc có lắp camera nhưng không ghi, không lưu trữ được hình ảnh của người lái xe trong quá trình điều khiển xe tham gia giao thông theo quy định hoặc sử dụng biện pháp kỹ thuật, trang thiết bị ngoại vi, các biện pháp khác làm sai lệch dữ liệu của camera lắp trên xe ô tô;”
Như vậy trong trường hợp người điều khiển xe ô tô không lắp camera hành trình theo quy định sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
Xe công-ten-nơ, xe đầu kéo có bắt buộc phải lắp camera đảm bảo ghi lại hành trình xe, lưu giữ hình ảnh của người lái xe trong quá trình tham gia giao thông hay không?
Xử phạt đối với cá nhân, tổ chức kinh doanh vận tải, dịch vụ xe công-ten-nơ, xe đầu kéo không lắp camera ghi lại hành trình xe?
Căn cứ theo quy định tại điểm o khoản 6 Điều 28 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi bởi điểm đ khoản 15 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) quy định Xử phạt đối với cá nhân, tổ chức kinh doanh vận tải, dịch vụ xe công-ten-nơ, xe đầu kéo không lắp camera ghi lại hành trình xe như sau:
"Điều 28. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về vận tải đường bộ, dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ
...
6. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với tổ chức kinh doanh vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
...
o) Sử dụng xe ô tô kinh doanh vận tải không lắp camera theo quy định (đối với loại xe có quy định phải lắp camera) hoặc có lắp camera nhưng không ghi, không lưu trữ được hình ảnh trên xe (bao gồm, cả lái xe và cửa lên xuống của xe) trong quá trình xe tham gia giao thông theo quy định hoặc sử dụng biện pháp kỹ thuật, trang thiết bị ngoại vi, các biện pháp khác làm sai lệch dữ liệu của camera lắp trên xe ô tô;"
Như vậy, kể từ sau ngày 31 tháng 12 năm 2021 xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ, xe đầu kéo phải lắp camera đảm bảo ghi, lưu giữ hành trình xe. Do đó công ty bạn phải lắp camera cho toàn bộ xe công-ten-nơ, nếu không sẽ có có thể bị phạt đến 12.000.000 đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phân loại hàng hóa trong hải quan được giải thích thế nào? Quy định về việc phân loại hàng hóa?
- Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp nào? Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP ra sao?
- Trọng tài quy chế là gì? Nguyên đơn làm đơn khởi kiện có được áp dụng giải quyết tranh chấp bằng trọng tài quy chế không?
- Kiểm tra chứng từ đối với chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu được thực hiện thế nào?
- Có được tự chế bình xịt hơi cay mini tự vệ vào ban đêm không? Trang bị bình xịt hơi cay bên người có bị phạt không?