Xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022, năm 2023: Bản phân công cơ quan chủ trì soạn thảo và thời hạn trình các dự án luật thế nào?
Bản phân công cơ quan chủ trì soạn thảo, thời hạn trình các dự án luật như thế nào?
Căn cứ bản phân công ban hành kèm theo Quyết định 799/QĐ-TTg năm 2022 về cơ quan chủ trì soạn thảo và thời hạn trình các dự án luật được điều chỉnh trong Chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh năm 2022, 2023 như sau:
Thứ nhất, phân công cơ quan chủ trì soạn thảo và thời hạn trình các dự án luật được điều chỉnh trong chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022 quy định như sau:
Như vậy, mẫu phân công cơ quan chủ trì soạn thảo và thời hạn trình các dự án luật được điều chỉnh trong chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022 được quy định như trên.
Thứ hai, phân công cơ quan chủ trì soạn thảo và thời hạn trình các dự án luật thuộc chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023 quy định như sau:
Như vậy, bản phân công cơ quan chủ trì soạn thảo, thời hạn trình các dự án luật được điều chỉnh trong chương trình xây dựng Luật, Pháp luật năm 2022 và các dự án luật thuộc chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh năm 2023 được quy định như trên.
Xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022, năm 2023: Bảng phân công cơ quan chủ trì soạn thảo và thời hạn trình các dự án luật thế nào? (Hình từ internet)
Quy định thực hiện soạn thảo các dự án luật được điều chỉnh trong Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh?
Căn cứ Điều 2 Quyết định 799/QĐ-TTg năm 2022 quy định về thực hiện soạn thảo các dự án luật được điều chỉnh trong Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh như sau:
- Căn cứ Bản phân công, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ chủ trì soạn thảo các dự án luật được điều chỉnh trong Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022 và các dự án luật thuộc Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023 phải trực tiếp chỉ đạo việc xây dựng các dự án luật, bảo đảm tiến độ, chất lượng theo đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; tập trung thực hiện nghiêm các giải pháp đã được giao tại Chỉ thị số 43/CT-TTg ngày 11/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ về nâng cao chất lượng công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tăng cường hiệu quả thi hành pháp luật; Văn bản số 301/TTg-PL ngày 06/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ về công tác xây dựng thể chế, pháp luật và các Nghị quyết của Chính phủ; coi việc hoàn thành Chương trình là một trong những căn cứ để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ.
- Các Bộ được giao chủ trì soạn thảo các dự án luật được điều chỉnh trong Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022 (Luật Đất đai (sửa đổi); Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi); Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi); Luật Giá (sửa đổi); Luật Đấu thầu (sửa đổi); Luật Hợp tác xã (sửa đổi); Luật Phòng thủ dân sự) khẩn trương hoàn thiện hồ sơ dự án luật trình Chính phủ đúng thời hạn, tiến độ đã được phân công theo Công văn số 3173/VPCP-PL ngày 23/5/2022 của Văn phòng Chính phủ và theo Quyết định này.
- Bộ Tư pháp thẩm định kịp thời, đúng thời hạn và nâng cao chất lượng thẩm định; chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ tăng cường công tác theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh; hàng tháng có báo cáo gửi Chính phủ tại phiên họp thường kỳ về tiến độ chuẩn bị các dự án, dự thảo thuộc Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội; thống kê các dự án, dự thảo chậm tiến độ, không thực hiện đầy đủ quy trình, thủ tục và đề xuất biện pháp xử lý.
Thực hiện rà soát các luật, pháp lệnh để sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc văn bản mới?
Căn cứ Điều 3 Quyết định 799/QĐ-TTg năm 2022 quy định về thực hiện rà soát soạn thảo các dự án luật được điều chỉnh trong Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh như sau:
- Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, chủ động rà soát các luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội theo phân công tại Quyết định số 2114/QĐ-TTg ngày 16/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận số 19-KL/TW của Bộ Chính trị và Đề án Định hướng Chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV và những văn bản quy phạm pháp luật khác để kịp thời trình cơ quan có thẩm quyền hoặc tự mình ban hành văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc văn bản mới nhằm bám sát, kịp thời thể chế hóa các chủ trương, đường lối của Đảng; Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật; Kế hoạch triển khai thi hành Hiến pháp; khắc phục hạn chế, bất cập trong các văn bản, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập của đất nước theo quy định tại khoản 3 Điều 3 của Nghị quyết số 50/2022/QH15 của Quốc hội, báo cáo Chính phủ xem xét, quyết định để đưa vào Đề nghị của Chính phủ về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?
- Kế toán chi tiết là gì? Sổ kế toán có bao gồm sổ kế toán chi tiết theo quy định pháp luật về kế toán?
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?
- Máy móc, thiết bị thuê, mượn để gia công trong hợp đồng gia công cho nước ngoài tại Việt Nam được xử lý bằng hình thức nào?
- Tải về danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu mới nhất? Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu do ai quy định?