Vùng biển Việt Nam là gì? Đảo nhân tạo, thiết bị, công trình trên vùng biển Việt Nam bao gồm những thành phần nào?
Vùng biển Việt Nam là gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 3 Luật Biển Việt Nam 2012 định nghĩa vùng biển Việt Nam như sau:
Vùng biển Việt Nam bao gồm nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam, được xác định theo pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế về biên giới lãnh thổ mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982.
Vùng biển Việt Nam là gì? Đảo nhân tạo, thiết bị, công trình trên vùng biển Việt Nam bao gồm những thành phần nào? (Hình từ Internet)
Đảo nhân tạo, thiết bị, công trình trên vùng biển Việt Nam bao gồm những gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 34 Luật Biển Việt Nam 2012 quy định như sau:
Đảo nhân tạo, thiết bị, công trình trên biển
1. Đảo nhân tạo, thiết bị, công trình trên biển bao gồm:
a) Các giàn khoan trên biển cùng toàn bộ các bộ phận phụ thuộc khác đảm bảo hoạt động bình thường và liên tục của các giàn khoan hoặc các thiết bị chuyên dùng để thăm dò, khai thác và sử dụng biển;
b) Các loại báo hiệu hàng hải;
c) Các thiết bị, công trình khác được lắp đặt và sử dụng ở biển.
2. Nhà nước có quyền tài phán đối với các đảo nhân tạo và thiết bị, công trình trên biển trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam, bao gồm cả quyền tài phán theo các quy định của pháp luật về hải quan, thuế, y tế, an ninh và xuất nhập cảnh.
3. Các đảo nhân tạo, thiết bị, công trình trên biển và các bộ phận kèm theo hoặc phụ thuộc có vành đai an toàn 500 mét tính từ điểm nhô ra xa nhất của đảo, thiết bị, công trình hoặc các bộ phận đó, nhưng không có lãnh hải và các vùng biển riêng.
4. Không xây dựng đảo nhân tạo, thiết bị, công trình trên biển cũng như không thiết lập vành đai an toàn xung quanh đảo nhân tạo, thiết bị, công trình trên biển ở nơi có nguy cơ gây trở ngại cho việc sử dụng các đường hàng hải đã được thừa nhận là thiết yếu cho hàng hải quốc tế.
5. Khi hết hạn sử dụng, thiết bị, công trình trên biển phải được tháo dỡ khỏi vùng biển Việt Nam, trừ trường hợp được cơ quan có thẩm quyền cho phép. Đối với phần còn lại của thiết bị, công trình trên biển chưa kịp tháo dỡ hoàn toàn vì lý do kỹ thuật hoặc được phép gia hạn thì phải thông báo rõ vị trí, kích thước, hình dạng, độ sâu và phải đặt các tín hiệu, báo hiệu hàng hải và nguy hiểm thích hợp.
6. Thông tin liên quan tới việc thiết lập đảo nhân tạo, thiết bị, công trình trên biển, việc thiết lập vành đai an toàn xung quanh và việc tháo dỡ một phần hay toàn bộ thiết bị, công trình trên biển phải được cung cấp chậm nhất trước 15 ngày trước ngày bắt đầu thiết lập hoặc tháo dỡ đảo nhân tạo, thiết bị, công trình trên biển cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam và được thông báo rộng rãi trong nước và quốc tế.
Như vậy theo quy định trên đảo nhân tạo, thiết bị, công trình trên biển bao gồm:
- Các giàn khoan trên biển cùng toàn bộ các bộ phận phụ thuộc khác đảm bảo hoạt động bình thường và liên tục của các giàn khoan hoặc các thiết bị chuyên dùng để thăm dò, khai thác và sử dụng biển;
- Các loại báo hiệu hàng hải.
- Các thiết bị, công trình khác được lắp đặt và sử dụng ở biển.
Tuân thủ hoạt động gìn giữ, bảo vệ tài nguyên và môi trường vùng biển Việt Nam biển như thế nào?
Căn cứ tại Điều 35 Luật Biển Việt Nam 2012 quy định việc tuân thủ hoạt động gìn giữ, bảo vệ tài nguyên và môi trường biển như sau:
- Khi hoạt động trong vùng biển Việt Nam, tàu thuyền, tổ chức, cá nhân phải tuân thủ mọi quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế có liên quan đến việc gìn giữ, bảo vệ tài nguyên và môi trường biển.
- Khi vận chuyển, bốc, dỡ các loại hàng hóa, thiết bị có khả năng gây hại đối với tài nguyên, đời sống của con người và ô nhiễm môi trường biển, tàu thuyền, tổ chức, cá nhân phải sử dụng thiết bị và các biện pháp chuyên dụng theo quy định để ngăn ngừa và hạn chế tối đa thiệt hại có thể xảy ra cho người, tài nguyên và môi trường biển.
-Tàu thuyền, tổ chức, cá nhân không được thải, nhận chìm hay chôn lấp các loại chất thải công nghiệp, chất thải hạt nhân hoặc các loại chất thải độc hại khác trong vùng biển Việt Nam.
- Tàu thuyền, tổ chức, cá nhân vi phạm quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế có liên quan làm ảnh hưởng đến tài nguyên và môi trường biển trong vùng biển, cảng biển, bến hay nơi trú đậu của Việt Nam thì bị xử lý theo quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; nếu gây thiệt hại thì phải làm sạch, khôi phục lại môi trường và bồi thường theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức, cá nhân hoạt động trên các vùng biển Việt Nam có nghĩa vụ nộp thuế, phí, lệ phí và các khoản đóng góp về bảo vệ môi trường biển theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tài sản đóng góp thành lập quỹ xã hội, quỹ từ thiện cần phải được chuyển quyền sở hữu cho quỹ xã hội, quỹ từ thiện bao lâu?
- Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Đồng Tháp mới nhất? Địa điểm bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Đồng Tháp?
- Chi tiết 15 điểm bắn pháo hoa Tết âm lịch 2025 ở TPHCM? Thời gian bắn pháo hoa Tết âm lịch TPHCM 2025 ra sao?
- Mẫu Quyết định điều chỉnh Giấy phép hoạt động xây dựng cho nhà thầu nước ngoài mới nhất? Tải mẫu?
- Điểm bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Phú Thọ? Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Phú Thọ chi tiết?