VKSND tối cao giải đáp một số khó khăn, vướng mắc liên quan đến quy định của BLTTHS 2015 như thế nào?
- VKSND tối cao giải đáp vụ án lạm quyền trong khi thi hành công vụ như thế nào?
- Hạt trưởng, Phó Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm là công chức hay không thì có ảnh hưởng đến thẩm quyền tiến hành tố tụng trong hoạt động khởi tố, điều tra không?
- Có phải mọi trường hợp vật chứng là tiền thì đều bắt buộc phải trưng cầu giám định không?
- Cơ quan điều tra kết luận điều tra, đề nghị Viện kiểm sát truy tố bị can theo khoản 1 nhưng quá trình nghiên cứu hồ sơ xác định bị can phạm tội theo khoản 2 thì Viện kiểm sát có truy tố bị can theo khoản 2 được không?
VKSND tối cao giải đáp vụ án lạm quyền trong khi thi hành công vụ như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 1 Mục 2 Công văn 2160/VKSTC-V14 năm 2023, VKSND tối cao hướng dẫn như sau:
- Theo quy định Điều 62 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 thì “Bị hại là cá nhân trực tiếp bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản hoặc là cơ quan, tổ chức bị thiệt hại về tài sản, uy tín do tội phạm gây ra hoặc đe dọa gây ra”.
- Theo quy định tại Điều 65 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 thì “Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án là cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự”.
Trong vụ án lạm quyền trong khi thi hành công vụ, VKSND tối cao trả lời như sau:
Hành vi phạm tội của các bị can, bị cáo đã gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức được pháp luật bảo vệ.
Bởi vậy cần xác định Nhà nước là bị hại. Đối với người dân, mặc dù họ có bị thiệt hại về tài sản nhưng trước đó họ đã lấn chiếm diện tích đất này để sử dụng, không phải là người có quyền sử dụng đất hợp pháp nên thiệt hại này chỉ là thiệt hại gián tiếp, liên quan đến hành vi phạm tội nên cần xác định họ là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan là phù hợp.
VKSND tối cao giải đáp một số khó khăn, vướng mắc liên quan đến quy định của BLTTHS 2015 như thế nào? (Hình ảnh từ internet)
Hạt trưởng, Phó Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm là công chức hay không thì có ảnh hưởng đến thẩm quyền tiến hành tố tụng trong hoạt động khởi tố, điều tra không?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 2 Mục 2 Công văn 2160/VKSTC-V14 năm 2023, VKSND tối cao hướng dẫn như sau:
- Theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 4, Điều 35 và Điều 39 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, Điều 34 Luật Tổ chức Cơ quan điều tra hình sự 2015 thì cơ quan Kiểm lâm, Hạt trưởng, Phó Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm là cơ quan, người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, có thẩm quyền tiến hành tố tụng, thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm trong việc khởi tố, điều tra vụ án hình sự thuộc thẩm quyền theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, Luật Tổ chức Cơ quan điều tra hình sự 2015.
Như vậy, việc pháp luật khác có quy định cụ thể Hạt trưởng, Phó Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm là công chức hay không cũng không làm ảnh hưởng đến việc họ là người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong hoạt động khởi tố, điều tra theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự, pháp luật về tổ chức Cơ quan điều tra hình sự.
Có phải mọi trường hợp vật chứng là tiền thì đều bắt buộc phải trưng cầu giám định không?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 3 Mục 2 Công văn 2160/VKSTC-V14 năm 2023, VKSND tối cao hướng dẫn như sau:
- Điểm b khoản 1 Điều 90 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 có quy định về giám định, nhưng đây chỉ là quy định về thời điểm giám định: “ngay sau khi thu thập”.
- Để xác định các trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định thì phải áp dụng những quy định cụ thể tại Chương XV Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
- Theo khoản 5 Điều 206 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, khi cần xác định tiền giả, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, đồ cổ thì cơ quan tiến hành tố tụng phải tiến hành trưng cầu giám định.
Như vậy, trường hợp vật chứng là tiền trong các vụ án đối tượng phạm tội là tiền giả hoặc khi có căn cứ nghi ngờ tiền thu giữ là tiền giả thì cơ quan tiến hành tố tụng mới phải (bắt buộc) trưng cầu giám định, không phải mọi trường hợp vật chứng là tiền thì đều bắt buộc trưng cầu giám định.
Cơ quan điều tra kết luận điều tra, đề nghị Viện kiểm sát truy tố bị can theo khoản 1 nhưng quá trình nghiên cứu hồ sơ xác định bị can phạm tội theo khoản 2 thì Viện kiểm sát có truy tố bị can theo khoản 2 được không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Mục 2 Công văn 2160/VKSTC-V14 năm 2023, VKSND tối cao hướng dẫn như sau:
- Theo quy định tại các điều 236, 240, 243 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 và điểm a khoản 2 Điều 3, Điều 16 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 thì Viện kiểm sát có thẩm quyền truy tố theo khoản khác với khoản mà Cơ quan điều tra đã đề nghị truy tố nêu trong bản kết luận điều tra nếu có đủ căn cứ, thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát đó.
- Theo khoản 3 Điều 3 Thông tư liên tịch 02/2017/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BQP năm 2017 quy định việc phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng trong thực hiện một số quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 về trả hồ sơ để điều tra bổ sung.
- Khi xét thấy bị can phạm tội theo khoản nặng hơn trong giai đoạn truy tố, ngoài việc dựa vào kết quả điều tra và hồ sơ vụ án do Cơ quan điều tra thu thập, chứng minh trong giai đoạn điều tra, thì trường hợp xét thấy không cần thiết phải trả hồ sơ cho Cơ quan điều tra để yêu cầu điều tra bổ sung.
- Viện kiểm sát có quyền tiến hành một số hoạt động điều tra trong giai đoạn truy tố để củng cố, bổ sung chứng cứ, bảo đảm quyết định việc truy tố được đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không làm oan người vô tội, không để lọt tội phạm và người phạm tội.
Như vậy, trường hợp Cơ quan điều tra đề nghị truy tố theo khoản 1 của điều luật mà Viện kiểm sát thấy có căn cứ xác định bị can phạm tội theo khoản 2 trong cùng điều luật mà Viện kiểm sát xét thấy có thể tự mình củng cố, bổ sung chứng cứ mà không cần thiết phải trả hồ sơ vụ án cho Cơ quan điều tra để điều tra bổ sung thì Viện kiểm sát trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra và quyết định việc truy tố bị can theo điểm, khoản phù hợp với Bộ luật Hình sự 2015, khác với đề nghị truy tố của Cơ quan điều tra.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Nhận xét của chi ủy đối với đảng viên cuối năm? Nhận xét của chi ủy đối với đảng viên được thông báo đến ai?
- Tam tai là gì? Cúng sao giải hạn tam tai có phải mê tín dị đoan không? Hành vi mê tín dị đoan bị xử lý thế nào?
- Nhóm kín, nhóm tele, nhóm zalo chia sẻ link 18+, link quay lén trong group kín thì có bị phạt tù không?
- Chủ đầu tư có phải mua bảo hiểm bắt buộc cho người lao động thi công trên công trường hay không?
- Đảng viên phải tự kiểm điểm, đánh giá chất lượng đảng viên trước chi bộ vào cuối năm đúng không?