Viên chức là trợ lý nghiên cứu (hạng IV) sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số thì có bắt buộc phải có khả năng sử dụng ngoại ngữ hay không?
- Viên chức là trợ lý nghiên cứu (hạng IV) sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số thì không bắt buộc phải có khả năng sử dụng ngoại ngữ?
- Mức lương của chức danh nghề nghiệp trợ lý nghiên cứu viên (hạng IV) là bao nhiêu?
- Thăng hạng viên chức từ trợ lý nghiên cứu lên nghiên cứu viên (hạng III) phải có thời gian giữ chức danh bao lâu?
Viên chức là trợ lý nghiên cứu (hạng IV) sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số thì không bắt buộc phải có khả năng sử dụng ngoại ngữ?
Căn cứ khoản 1 Điều 7 Thông tư liên tịch 24/2014/TTLT-BKHCN-BNV quy định về nhiệm vụ của trợ lý nghiên cứu hạng IV bao gồm:
+ Thực hiện các công việc phục vụ nghiên cứu, tham gia điều tra, khảo sát, hoặc trợ giúp việc xử lý, tổng hợp các thông tin, dữ liệu trong phạm vi được giao;
+ Làm nhiệm vụ hỗ trợ cho các chức danh nghiên cứu khoa học hạng cao hơn trong việc triển khai các hoạt động nghiên cứu.
Về tiêu chuẩn, trợ lý nghiên cứu hạng IV phải đáp ứng các tiêu chuẩn về chuyên môn và trình độ quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 7 Thông tư liên tịch 24/2014/TTLT-BKHCN-BNV (sửa đổi bổ sung bởi khoản 7 và khoản 8 Điều 1 Thông tư 14/2022/TT-BKHCN) như sau:
Trợ lý nghiên cứu (hạng IV) - Mã số: V.05.01.04
...
2.Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:
a) Có trình độ trung cấp trở lên phù hợp chuyên ngành nghiên cứu;
b) Có chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghiên cứu khoa học.
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:
a) Nắm được những nội dung cơ bản về phương hướng, nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của ngành và đơn vị;
b) Nắm được phương pháp nghiên cứu cơ bản, công cụ nghiên cứu cơ bản, qui trình cơ bản triển khai hoạt động nghiên cứu; cách thức sử dụng, vận hành, bảo quản thiết bị, vật tư dùng trong nghiên cứu;
c) Có kiến thức lý thuyết cơ sở về lĩnh vực nghiên cứu được giao.
d) Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.
Theo đó, chỉ đối với viên chức sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đang công tác ở vùng dân tộc thiểu số thì không bắt buộc phải có khả năng sử dụng ngoại ngữ theo quy định mới nhất đã được sửa đổi nêu trên.
Viên chức là trợ lý nghiên cứu (hạng IV) sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số thì có bắt buộc phải có khả năng sử dụng ngoại ngữ hay không? (Hình từ Internet)
Mức lương của chức danh nghề nghiệp trợ lý nghiên cứu viên (hạng IV) là bao nhiêu?
Căn cứ điểm d khoản 1 Điều 5 Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-BKHCN-BNV quy định cách xếp lương của chức danh nghề nghiệp đối với viên chức chuyên ngành khoa học và công nghệ như sau:
Cách xếp lương
1. Các chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành khoa học và công nghệ quy định tại Thông tư liên tịch số 24/2014/TTLT-BKHCN-BNV được áp dụng Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước (Bảng 3) ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (sau đây viết tắt là Nghị định số 204/2004/NĐ-CP), cụ thể như sau:
a) Chức danh nghề nghiệp nghiên cứu viên cao cấp (hạng I) và kỹ sư cao cấp (hạng I) được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A3, nhóm 1 (A3.1) từ hệ số lương 6,20 đến hệ số lương 8,00;
b) Chức danh nghề nghiệp nghiên cứu viên chính (hạng II) và kỹ sư chính (hạng II) được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm 1 (A2.1) từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78;
c) Chức danh nghề nghiệp nghiên cứu viên (hạng III) và kỹ sư (hạng III) được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98;
d) Chức danh nghề nghiệp trợ lý nghiên cứu (hạng IV) và kỹ thuật viên (hạng IV) được áp dụng hệ số lương của viên chức loại B, từ hệ số lương 1,86 đến hệ số lương 4,06.
Theo đó, mức lương mà trợ lý nghiên cứu (hạng IV) đang hưởng tương đương từ 2.771.400 đến 6.049.400 đồng/tháng (Tính dựa trên mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng/tháng.
Thăng hạng viên chức từ trợ lý nghiên cứu lên nghiên cứu viên (hạng III) phải có thời gian giữ chức danh bao lâu?
Căn cứ theo quy định hiện hành tại điểm đ khoản 3 Điều 6 Thông tư liên tịch 24/2014/TTLT-BKHCN-BNV quy định như sau:
Nghiên cứu viên (hạng III) - Mã số: V.05.01.03
...
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:
...
đ) Viên chức thăng hạng từ chức danh trợ lý nghiên cứu lên chức danh nghiên cứu viên (hạng III) phải có thời gian giữ chức danh trợ lý nghiên cứu (hạng IV) hoặc tương đương tối thiểu là 3 (ba) năm.
Cụ thể hơn về điều kiện nay, mới nhất tại khoản 6 Điều 1 Thông tư 14/2022/TT-BKHCN sửa đổi quy định điều khoản trên như sau:
Nghiên cứu viên (hạng III) - Mã số: V.05.01.03
...
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:
...
e) Viên chức thăng hạng từ trợ lý nghiên cứu (hạng IV) lên nghiên cứu viên (hạng III) phải có thời gian giữ chức danh trợ lý nghiên cứu (hạng IV) hoặc tương đương tối thiểu đủ 03 năm. Trường hợp có thời gian tương đương thì phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) giữ chức danh trợ lý nghiên cứu (hạng IV) tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng
Như vậy, ngoài yêu cầu thăng hạng viên chức từ trợ lý nghiên cứu lên nghiên cứu viên (hạng III) phải có thời gian giữ chức danh trợ lý nghiên cứu (hạng IV) hoặc tương đương tối thiểu đủ 03 năm. Thì quy định mới yêu cầu đối với trường hợp vị trí tương đương thì phải có ít nhất 01 năm giữ chức danh trợ lý nghiên cứu.
Thông tư 14/2022/TT-BKHCN có hiệu lực từ ngày 12/12/2022.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải về danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu mới nhất? Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu do ai quy định?
- Mẫu báo cáo theo Nghị định 30? Tải về Mẫu báo cáo văn bản hành chính? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo?
- Số câu hỏi, nội dung và tiêu chuẩn đạt sát hạch chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng của cá nhân là bao nhiêu câu?
- Có được hoãn thi hành án tử hình khi người bị kết án tử hình khai báo những tình tiết mới về tội phạm không?
- Mẫu Kế hoạch giải quyết tố cáo đảng viên của chi bộ? Chi bộ có nhiệm vụ giải quyết tố cáo đối với đảng viên nào?