Việc vận động ODA, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ và viện trợ phi Chính phủ nước ngoài trong hợp tác quốc tế về pháp luật được thực hiện trên cơ sở gì?
- Cơ quan chủ quản chương trình, dự án, viện trợ phi dự án về pháp luật được định nghĩa như thế nào?
- Việc vận động ODA, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ và viện trợ phi Chính phủ nước ngoài trong hợp tác quốc tế về pháp luật được thực hiện trên cơ sở gì?
- Thực hiện hoạt động hợp tác quốc tế về pháp luật phải dựa trên nguyên tắc gì?
Cơ quan chủ quản chương trình, dự án, viện trợ phi dự án về pháp luật được định nghĩa như thế nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 113/2014/NĐ-CP quy định như sau:
Cơ quan chủ quản chương trình, dự án, viện trợ phi dự án về pháp luật
1. Cơ quan chủ quản chương trình, dự án, viện trợ phi dự án về pháp luật (sau đây gọi tắt là cơ quan chủ quản) là cơ quan, tổ chức được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng ODA, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ và viện trợ phi Chính phủ nước ngoài.
2. Cơ quan chủ quản có các nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Nghị định này và các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng ODA, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ và viện trợ phi Chính phủ nước ngoài.
Như vậy theo quy định trên cơ quan chủ quản chương trình, dự án, viện trợ phi dự án về pháp luật là cơ quan, tổ chức được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng ODA, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ và viện trợ phi Chính phủ nước ngoài.
Việc vận động ODA, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ và viện trợ phi Chính phủ nước ngoài trong hợp tác quốc tế về pháp luật được thực hiện trên cơ sở gì? (Hình từ Internet)
Việc vận động ODA, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ và viện trợ phi Chính phủ nước ngoài trong hợp tác quốc tế về pháp luật được thực hiện trên cơ sở gì?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 113/2014/NĐ-CP quy định như sau:
Vận động ODA, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ và viện trợ phi Chính phủ nước ngoài trong hợp tác quốc tế về pháp luật
1. Khuyến khích các cơ quan, tổ chức vận động ODA, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ và viện trợ phi Chính phủ nước ngoài phù hợp với quy định pháp luật.
2. Việc vận động ODA, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ và viện trợ phi Chính phủ nước ngoài trong hợp tác quốc tế về pháp luật được thực hiện trên cơ sở sau đây:
a) Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, chiến lược cải cách tư pháp, chiến lược quốc gia về nợ công và nợ nước ngoài;
b) Định hướng thu hút, sử dụng ODA, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ và định hướng vận động viện trợ phi Chính phủ nước ngoài;
c) Các quy định pháp luật về quản lý, sử dụng ODA, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ và viện trợ phi Chính phủ nước ngoài.
3. Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Ngoại giao, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam tổ chức vận động ODA, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ và viện trợ phi Chính phủ nước ngoài trong hợp tác quốc tế về pháp luật ở từng Bộ, ngành, địa phương.
4. Trong quá trình vận động ODA, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ và viện trợ phi Chính phủ nước ngoài trong hợp tác quốc tế về pháp luật, Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Ngoại giao và các cơ quan có liên quan tổ chức Diễn đàn hợp tác phát triển trong lĩnh vực pháp luật; tổ chức các cuộc họp Nhóm quan hệ đối tác pháp luật; xây dựng danh mục lĩnh vực ưu tiên hợp tác về pháp luật.
Như vậy theo quy định trên việc vận động ODA, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ và viện trợ phi Chính phủ nước ngoài trong hợp tác quốc tế về pháp luật được thực hiện trên cơ sở sau đây:
- Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, chiến lược cải cách tư pháp, chiến lược quốc gia về nợ công và nợ nước ngoài.
- Định hướng thu hút, sử dụng ODA, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ và định hướng vận động viện trợ phi Chính phủ nước ngoài.
- Các quy định pháp luật về quản lý, sử dụng ODA, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ và viện trợ phi Chính phủ nước ngoài.
Thực hiện hoạt động hợp tác quốc tế về pháp luật phải dựa trên nguyên tắc gì?
Căn cứ tại Điều 2 Nghị định 113/2014/NĐ-CP quy định thực hiện hoạt động hợp tác quốc tế về pháp luật phải dựa trên nguyên tắc sau:
- Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật Việt Nam, phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, đảm bảo độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội.
- Bảo đảm tính công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình trong thực hiện hoạt động hợp tác quốc tế về pháp luật.
- Bình đẳng và không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
- Bảo đảm tính hiệu quả, thiết thực và không trùng lặp.
- Đề cao trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan chủ quản bảo đảm đúng pháp luật, hiệu quả trong việc tiếp nhận, quản lý, sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ, viện trợ phi Chính phủ nước ngoài trong hợp tác quốc tế về pháp luật.
- Việc xây dựng, phê duyệt, quản lý và thực hiện chương trình, dự án, viện trợ phi dự án về pháp luật phải tuân theo các quy định của Nghị định này, các quy định pháp luật về quản lý, sử dụng ODA, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ, viện trợ phi Chính phủ nước ngoài và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kế toán chi tiết là gì? Sổ kế toán có bao gồm sổ kế toán chi tiết theo quy định pháp luật về kế toán?
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?
- Máy móc, thiết bị thuê, mượn để gia công trong hợp đồng gia công cho nước ngoài tại Việt Nam được xử lý bằng hình thức nào?
- Tải về danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu mới nhất? Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu do ai quy định?
- Mẫu báo cáo theo Nghị định 30? Tải về Mẫu báo cáo văn bản hành chính? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo?