Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị định 113/2014/NĐ-CP quản lý hợp tác quốc tế pháp luật

Số hiệu: 113/2014/NĐ-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 26/11/2014 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 113/2014/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 26 tháng 11 năm 2014

NGHỊ ĐỊNH

VỀ QUẢN LÝ HỢP TÁC QUỐC TẾ VỀ PHÁP LUẬT

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật ngân sách nhà nước ngày 16 tháng 12 năm 2002;

Căn cứ Luật quản lý nợ công ngày 17 tháng 6 năm 2009;

Căn cứ Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Căn cứ Pháp lệnh ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế ngày 20 tháng 4 năm 2007;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp,

Chính phủ ban hành Nghị định về quản lý hợp tác quốc tế về pháp luật.

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định về quản lý hoạt động hợp tác quốc tế của các cơ quan, tổ chức Việt Nam với các cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế trong công tác xây dựng pháp luật; đào tạo, bồi dưỡng về pháp luật; tổ chức hội nghị, hội thảo, tọa đàm về pháp luật trong khuôn khổ chương trình, dự án hoặc viện trợ phi dự án.

Điều 2. Nguyên tắc thực hiện hoạt động hợp tác quốc tế về pháp luật

1. Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật Việt Nam, phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, đảm bảo độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội.

2. Bảo đảm tính công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình trong thực hiện hoạt động hợp tác quốc tế về pháp luật.

3. Bình đẳng và không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.

4. Bảo đảm tính hiệu quả, thiết thực và không trùng lặp.

5. Đề cao trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan chủ quản bảo đảm đúng pháp luật, hiệu quả trong việc tiếp nhận, quản lý, sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ, viện trợ phi Chính phủ nước ngoài trong hợp tác quốc tế về pháp luật.

6. Việc xây dựng, phê duyệt, quản lý và thực hiện chương trình, dự án, viện trợ phi dự án về pháp luật phải tuân theo các quy định của Nghị định này, các quy định pháp luật về quản lý, sử dụng ODA, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ, viện trợ phi Chính phủ nước ngoài và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

Điều 3. Cơ quan chủ quản chương trình, dự án, viện trợ phi dự án về pháp luật

1. Cơ quan chủ quản chương trình, dự án, viện trợ phi dự án về pháp luật (sau đây gọi tắt là cơ quan chủ quản) là cơ quan, tổ chức được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng ODA, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ và viện trợ phi Chính phủ nước ngoài.

2. Cơ quan chủ quản có các nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Nghị định này và các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng ODA, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ và viện trợ phi Chính phủ nước ngoài.

Điều 4. Vận động ODA, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ và viện trợ phi Chính phủ nước ngoài trong hợp tác quốc tế về pháp luật

1. Khuyến khích các cơ quan, tổ chức vận động ODA, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ và viện trợ phi Chính phủ nước ngoài phù hợp với quy định pháp luật.

2. Việc vận động ODA, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ và viện trợ phi Chính phủ nước ngoài trong hợp tác quốc tế về pháp luật được thực hiện trên cơ sở sau đây:

a) Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, chiến lược cải cách tư pháp, chiến lược quốc gia về nợ công và nợ nước ngoài;

b) Định hướng thu hút, sử dụng ODA, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ và định hướng vận động viện trợ phi Chính phủ nước ngoài;

c) Các quy định pháp luật về quản lý, sử dụng ODA, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ và viện trợ phi Chính phủ nước ngoài.

3. Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Ngoại giao, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam tổ chức vận động ODA, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ và viện trợ phi Chính phủ nước ngoài trong hợp tác quốc tế về pháp luật ở từng Bộ, ngành, địa phương.

4. Trong quá trình vận động ODA, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ và viện trợ phi Chính phủ nước ngoài trong hợp tác quốc tế về pháp luật, Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Ngoại giao và các cơ quan có liên quan tổ chức Diễn đàn hợp tác phát triển trong lĩnh vực pháp luật; tổ chức các cuộc họp Nhóm quan hệ đối tác pháp luật; xây dựng danh mục lĩnh vực ưu tiên hợp tác về pháp luật.

Chương II

XÂY DỰNG, PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN HỢP TÁC PHÁP LUẬT

Điều 5. Chương trình, dự án hợp tác pháp luật

Chương trình, dự án hợp tác pháp luật là chương trình, dự án hợp tác có toàn bộ hoặc một phần nội dung về xây dựng pháp luật; đào tạo, bồi dưỡng về pháp luật; tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế về pháp luật.

Điều 6. Xây dựng Đề cương, phê duyệt Danh mục tài trợ chương trình, dự án hợp tác pháp luật

1. Cơ quan chủ quản xây dựng Đề cương chương trình, dự án hợp tác pháp luật theo quy định pháp luật về quản lý, sử dụng ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ.

2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (đối với Danh mục tài trợ thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ) và cơ quan chủ quản (đối với Danh mục tài trợ thuộc thẩm quyền phê duyệt của cơ quan chủ quản) có trách nhiệm lấy ý kiến của Bộ Tư pháp và các cơ quan, tổ chức có liên quan đối với Đề cương chương trình, dự án hợp tác pháp luật.

Bộ Tư pháp và các cơ quan, tổ chức có liên quan được gửi lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn quy định tại văn bản pháp luật về quản lý, sử dụng ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ.

3. Việc trình, phê duyệt Danh mục tài trợ được thực hiện theo quy định pháp luật về quản lý, sử dụng ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày Danh mục tài trợ được phê duyệt, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (đối với Danh mục tài trợ thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ) và cơ quan chủ quản (đối với Danh mục tài trợ thuộc thẩm quyền phê duyệt của cơ quan chủ quản) gửi thông báo Danh mục tài trợ hoặc Quyết định phê duyệt Danh mục tài trợ kèm theo Đề cương chương trình, dự án hợp tác về pháp luật cho Bộ Tư pháp để tổng hợp, theo dõi.

Điều 7. Thẩm định, cho ý kiến đối với văn kiện chương trình, dự án hợp tác pháp luật

1. Cơ quan chủ quản có trách nhiệm gửi hồ sơ văn kiện chương trình, dự án hợp tác pháp luật để Bộ Tư pháp thẩm định (đối với văn kiện chương trình, dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ), cho ý kiến (đối với văn kiện chương trình, dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ trưởng cơ quan chủ quản).

2. Nội dung thẩm định, cho ý kiến đối với văn kiện chương trình, dự án hợp tác pháp luật bao gồm:

a) Tính hợp hiến, hợp pháp của chương trình, dự án hợp tác pháp luật; sự phù hợp của chương trình, dự án hợp tác pháp luật với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;

b) Tính không trùng lặp với chương trình, dự án hợp tác pháp luật khác;

c) Sự cần thiết, tính khả thi của nội dung hợp tác pháp luật trong chương trình, dự án;

d) Sự phù hợp của mục tiêu, nội dung của chương trình, dự án với chức năng, nhiệm vụ và năng lực thực hiện dự án của cơ quan chủ quản.

3. Bộ Tư pháp có trách nhiệm gửi ý kiến cho cơ quan chủ quản chậm nhất là 12 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

4. Cơ quan chủ quản có trách nhiệm nghiên cứu, tiếp thu ý kiến thẩm định, ý kiến góp ý của Bộ Tư pháp, trong trường hợp không tiếp thu thì phải giải trình.

5. Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết về quy trình, hồ sơ thẩm định, cho ý kiến đối với văn kiện chương trình, dự án hợp tác pháp luật.

Điều 8. Phê duyệt văn kiện chương trình, dự án hợp tác pháp luật

1. Việc trình, phê duyệt văn kiện chương trình, dự án hợp tác pháp luật thực hiện theo quy định pháp luật về quản lý, sử dụng ODA, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ và viện trợ phi Chính phủ nước ngoài.

2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày văn kiện chương trình, dự án hợp tác pháp luật được cấp có thẩm quyền phê duyệt, cơ quan chủ quản gửi Bộ Tư pháp quyết định phê duyệt kèm theo văn kiện chương trình, dự án hợp tác pháp luật đã được phê duyệt.

Điều 9. Sửa đổi, bổ sung văn kiện chương trình, dự án hợp tác pháp luật

1. Trong trường hợp việc sửa đổi, bổ sung văn kiện chương trình, dự án hợp tác pháp luật không dẫn đến thay đổi Quyết định phê duyệt Danh mục tài trợ thì cơ quan chủ quản có trách nhiệm lấy ý kiến Bộ Tư pháp trước khi trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hoặc phê duyệt theo thẩm quyền các nội dung thay đổi trong văn kiện chương trình, dự án theo quy định pháp luật về quản lý, sử dụng ODA, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ và viện trợ phi Chính phủ nước ngoài.

2. Việc sửa đổi, bổ sung văn kiện chương trình, dự án hợp tác pháp luật dẫn đến thay đổi Quyết định phê duyệt Danh mục tài trợ được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng ODA, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ, viện trợ phi Chính phủ nước ngoài và Điều 6 của Nghị định này.

Căn cứ Quyết định phê duyệt Danh mục tài trợ, cơ quan chủ quản tổ chức thẩm định, phê duyệt các nội dung thay đổi trong văn kiện chương trình, dự án hợp tác pháp luật theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng ODA, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ, viện trợ phi Chính phủ nước ngoài và quy định của Nghị định này.

Chương III

THỰC HIỆN HỢP TÁC QUỐC TẾ VỀ PHÁP LUẬT

Điều 10. Xây dựng Kế hoạch thực hiện chương trình, dự án hàng năm

1. Chủ chương trình, dự án xây dựng Kế hoạch thực hiện chương trình, dự án hàng năm theo quy định pháp luật về quản lý, sử dụng ODA, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ và viện trợ phi Chính phủ nước ngoài.

2. Chủ chương trình, dự án thông qua cơ quan chủ quản có trách nhiệm gửi phần nội dung hợp tác pháp luật trong Kế hoạch thực hiện chương trình, dự án hàng năm cho Bộ Tư pháp trong vòng 05 ngày làm việc, kể từ ngày Kế hoạch được phê duyệt để tổng hợp, theo dõi.

Điều 11. Hợp tác xây dựng pháp luật

1. Hợp tác xây dựng pháp luật được thực hiện thông qua các hình thức cung cấp chuyên gia, hỗ trợ thông tin và tài liệu, tổ chức khảo sát phục vụ việc xây dựng pháp luật, tổ chức hội nghị, hội thảo về xây dựng pháp luật có sử dụng ODA, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, viện trợ phi Chính phủ nước ngoài.

2. Việc tổ chức các hội nghị, hội thảo về xây dựng pháp luật được thực hiện theo quy định tại Điều 13 của Nghị định này.

3. Sau khi kết thúc hoạt động, cơ quan chủ quản có trách nhiệm tổ chức nghiệm thu kết quả đầu ra và thực hiện việc chia sẻ thông tin, kết quả hợp tác quốc tế về pháp luật theo quy định tại Điều 14 của Nghị định này.

Điều 12. Hợp tác đào tạo, bồi dưỡng về pháp luật

1. Hợp tác đào tạo, bồi dưỡng về pháp luật được thực hiện thông qua các hình thức:

a) Cung cấp chuyên gia tư vấn thực hiện các nghiên cứu liên quan đến đào tạo, bồi dưỡng về pháp luật;

b) Trao đổi giảng viên;

c) Tổ chức khảo sát kinh nghiệm đào tạo, bồi dưỡng về pháp luật; tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về pháp luật.

2. Việc tổ chức các hội nghị, hội thảo với mục đích bồi dưỡng, tập huấn về pháp luật được thực hiện theo quy định tại Điều 13 của Nghị định này.

3. Các hoạt động hợp tác khác về đào tạo, bồi dưỡng pháp luật được thực hiện theo quy định pháp luật.

4. Sau khi kết thúc hoạt động, cơ quan chủ quản có trách nhiệm tổ chức nghiệm thu kết quả đầu ra và thực hiện việc chia sẻ thông tin, kết quả hợp tác quốc tế về pháp luật theo quy định tại Điều 14 của Nghị định này.

Điều 13. Tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế về pháp luật

Việc tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế về pháp luật được thực hiện theo quy định của pháp luật về tổ chức, quản lý hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam và các quy định sau đây:

1. Cơ quan, tổ chức Việt Nam khi tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế về pháp luật thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ, các tổ chức nước ngoài khi tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế về pháp luật có trách nhiệm:

a) Lấy ý kiến bằng văn bản của Bộ Tư pháp và các cơ quan có liên quan trước khi tổ chức hội nghị, hội thảo. Bộ Tư pháp và các cơ quan nhận được văn bản xin ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn không quá 15 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản xin ý kiến về việc tổ chức hội nghị, hội thảo;

b) Gửi báo cáo tóm tắt kết quả tổ chức hội nghị, hội thảo cho Bộ Tư pháp trong vòng 15 ngày, kể từ ngày kết thúc hội nghị, hội thảo.

2. Sau khi kết thúc hội nghị, hội thảo, các cơ quan, tổ chức chủ trì tổ chức hội nghị, hội thảo có trách nhiệm chia sẻ thông tin, kết quả hợp tác quốc tế về pháp luật theo quy định tại Điều 14 Nghị định này.

3. Hồ sơ xin ý kiến tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế về pháp luật bao gồm:

a) Văn bản đề nghị cho ý kiến;

b) Kế hoạch hoặc Đề án tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế về pháp luật theo quy định của pháp luật về tổ chức, quản lý hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam;

c) Các văn bản giải trình khác (nếu có).

4. Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định mẫu báo cáo tóm tắt kết quả tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế về pháp luật.

Điều 14. Chia sẻ thông tin, kết quả hợp tác quốc tế về pháp luật

1. Cơ quan chủ quản gửi kết quả hợp tác quốc tế về pháp luật cho Bộ Tư pháp để tổng hợp, cập nhật vào cơ sở dữ liệu hợp tác quốc tế về pháp luật, đăng trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp và chia sẻ thông tin theo một trong các hình thức sau đây:

a) Đăng tải thông tin, kết quả hợp tác quốc tế về pháp luật trên cổng thông tin điện tử của cơ quan, tổ chức mình;

b) In ấn, phát hành các ấn phẩm về kết quả hợp tác quốc tế về pháp luật;

c) Các hình thức khác theo quy định của pháp luật.

2. Việc chia sẻ thông tin, kết quả hợp tác quốc tế về pháp luật phải đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước và các quy định pháp luật khác có liên quan.

Chương IV

GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN HỢP TÁC QUỐC TẾ VỀ PHÁP LUẬT

Điều 15. Trách nhiệm giám sát, đánh giá việc thực hiện hợp tác quốc tế về pháp luật

1. Ban Quản lý chương trình, dự án có trách nhiệm thường xuyên giám sát, đánh giá chương trình, dự án hợp tác pháp luật.

2. Chủ chương trình, dự án có trách nhiệm chỉ đạo, đôn đốc, hỗ trợ Ban Quản lý chương trình, dự án trong việc giám sát, đánh giá chương trình, dự án hợp tác pháp luật.

3. Cơ quan chủ quản chủ trì lập kế hoạch, phối hợp với các cơ quan liên quan tiến hành hoặc thuê tư vấn tiến hành đánh giá tác động của chương trình, dự án hợp tác pháp luật.

4. Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan thiết lập và vận hành hệ thống thông tin giám sát, đánh giá chương trình, dự án, tạo điều kiện thuận lợi cho việc chia sẻ thông tin và khai thác hệ thống này.

Điều 16. Chế độ báo cáo

1. Chủ chương trình, dự án lập Báo cáo kết thúc chương trình, dự án hợp tác pháp luật trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày kết thúc chương trình, dự án gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tư pháp để tổng hợp, theo dõi.

2. Hàng năm, cơ quan chủ quản có trách nhiệm gửi Bộ Tư pháp báo cáo tình hình thực hiện hợp tác quốc tế về pháp luật chậm nhất vào ngày 15 tháng 01 năm kế tiếp theo biểu mẫu thống nhất do Bộ Tư pháp ban hành.

3. Bộ Tư pháp có trách nhiệm tổng hợp, xây dựng báo cáo tình hình hợp tác quốc tế về pháp luật trong phạm vi cả nước, trình Thủ tướng Chính phủ chậm nhất vào ngày cuối cùng của tháng 2 năm kế tiếp và gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, theo dõi.

Điều 17. Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện hợp tác quốc tế về pháp luật

1. Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện hợp tác quốc tế về pháp luật trong phạm vi ngành, lĩnh vực, địa phương.

2. Bộ Tư pháp tiến hành kiểm tra định kỳ và đột xuất việc thực hiện hợp tác quốc tế về pháp luật trong phạm vi cả nước. Trong trường hợp cần thiết, Bộ Tư pháp thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành gồm đại diện các cơ quan có liên quan.

3. Việc kiểm tra đột xuất được thực hiện khi phát hiện cơ quan, tổ chức có dấu hiệu vi phạm pháp luật, theo yêu cầu giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng hoặc theo yêu cầu của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.

4. Trong quá trình kiểm tra, nếu phát hiện hành vi vi phạm, cơ quan tiến hành kiểm tra có quyền xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.

5. Việc thanh tra việc thực hiện hợp tác quốc tế về pháp luật được thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra.

Điều 18. Xử lý vi phạm

1. Cơ quan, tổ chức tham gia hợp tác quốc tế về pháp luật có hành vi vi phạm hành chính bị xử phạt theo quy định pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính.

2. Chương trình, dự án, viện trợ phi dự án về pháp luật bị tạm đình chỉ trong trường hợp không tiến hành hoạt động trong khuôn khổ chương trình, dự án, viện trợ phi dự án về pháp luật trong vòng 12 tháng liên tục, kể từ ngày chương trình, dự án, viện trợ phi dự án về pháp luật được phê duyệt, trừ trường hợp được cơ quan có thẩm quyền cho phép.

3. Chương trình, dự án, viện trợ phi dự án về pháp luật bị đình chỉ toàn bộ hoặc một phần khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Việc thực hiện chương trình, dự án, viện trợ phi dự án về pháp luật phát sinh các hoạt động gây phương hại đến độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội;

b) Không tiến hành hoạt động trong khuôn khổ chương trình, dự án, viện trợ phi dự án về pháp luật trong vòng 24 tháng liên tục, kể từ ngày chương trình, dự án, viện trợ phi dự án về pháp luật được phê duyệt, trừ trường hợp được cơ quan có thẩm quyền cho phép.

4. Khi phát hiện các trường hợp vi phạm theo quy định tại Khoản 2, 3 Điều này, Bộ Tư pháp kiến nghị cơ quan có thẩm quyền phê duyệt chương trình, dự án, viện trợ phi dự án về pháp luật tạm đình chỉ, đình chỉ chương trình, dự án, viện trợ phi dự án.

5. Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết về trình tự, thủ tục tạm đình chỉ, đình chỉ chương trình, dự án, viện trợ phi dự án về pháp luật.

Chương V

TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC TRONG QUẢN LÝ HỢP TÁC QUỐC TẾ VỀ PHÁP LUẬT

Điều 19. Trách nhiệm của Bộ Tư pháp

Bộ Tư pháp giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hợp tác quốc tế về pháp luật, có các nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể sau đây:

1. Chủ trì soạn thảo, trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về hợp tác quốc tế về pháp luật.

2. Thiết lập và duy trì hoạt động của Nhóm quan hệ đối tác pháp luật.

3. Thẩm định, cho ý kiến đối với dự thảo văn kiện chương trình, dự án hợp tác pháp luật.

4. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hợp tác quốc tế về pháp luật.

5. Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện hợp tác quốc tế về pháp luật; chủ trì tổ chức Đoàn kiểm tra liên ngành việc thực hiện hợp tác quốc tế về pháp luật.

6. Hàng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình thực hiện hợp tác quốc tế về pháp luật trong phạm vi cả nước.

7. Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

Điều 20. Trách nhiệm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Bộ Tư pháp quản lý nhà nước về hợp tác quốc tế về pháp luật, có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

1. Đề nghị Bộ Tư pháp và các cơ quan có liên quan tham gia ý kiến đối với Đề cương chương trình, dự án hợp tác pháp luật trong Danh mục tài trợ thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ.

2. Yêu cầu cơ quan chủ quản lấy ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp đối với văn kiện chương trình, dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ trước khi trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

3. Tham gia Đoàn kiểm tra liên ngành theo đề nghị của Bộ Tư pháp.

4. Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

Điều 21. Trách nhiệm của Bộ Công an

Bộ Công an phối hợp với Bộ Tư pháp, các cơ quan có liên quan quản lý hợp tác quốc tế về pháp luật, có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

1. Tham gia thẩm định, cho ý kiến đối với văn kiện chương trình, dự án hợp tác pháp luật và bảo đảm an ninh trật tự trong quá trình hợp tác quốc tế về pháp luật theo quy định của pháp luật.

2. Tham gia Đoàn kiểm tra liên ngành theo đề nghị của Bộ Tư pháp.

3. Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

Điều 22. Trách nhiệm của Bộ Ngoại giao

Bộ Ngoại giao có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tư pháp, các cơ quan liên quan quản lý hợp tác quốc tế về pháp luật, có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

1. Tham gia vận động ODA, vốn vay ưu đãi và viện trợ phi Chính phủ nước ngoài trong lĩnh vực pháp luật.

2. Tham gia Đoàn kiểm tra liên ngành theo đề nghị của Bộ Tư pháp.

3. Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

Điều 23. Trách nhiệm của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

1. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn trong việc quản lý hợp tác quốc tế về pháp luật có sử dụng viện trợ phi Chính phủ nước ngoài theo quy định của pháp luật về quản và sử dụng viện trợ phi Chính phủ nước ngoài.

2. Chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các cơ quan, tổ chức có liên quan vận động viện trợ phi Chính phủ nước ngoài về pháp luật.

3. Tham gia Đoàn kiểm tra liên ngành theo đề nghị của Bộ Tư pháp.

Điều 24. Trách nhiệm của Bộ, cơ quan ngang Bộ

1. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn trong quản lý hợp tác quốc tế về pháp luật có sử dụng ODA, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ và viện trợ phi Chính phủ nước ngoài theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng ODA, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ và viện trợ phi Chính phủ nước ngoài.

2. Tổng hợp, đánh giá, kiểm tra việc thực hiện hợp tác quốc tế về pháp luật trong phạm vi Bộ, ngành theo quy định của Nghị định này và các quy định pháp luật có liên quan.

Điều 25. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý hợp tác quốc tế về pháp luật tại địa phương, có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn trong việc quản chương trình, dự án hợp tác pháp luật có sử dụng nguồn ODA, nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ và viện trợ phi Chính phủ nước ngoài tại địa phương theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng ODA, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ và viện trợ phi Chính phủ nước ngoài;

b) Tổ chức vận động theo thẩm quyền hoặc hỗ trợ vận động nguồn ODA, nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ và viện trợ phi Chính phủ nước ngoài về pháp luật tại địa phương khi có đề nghị của Bộ Tư pháp;

c) Tổng hợp, đánh giá, kiểm tra tình hình thực hiện hợp tác quốc tế về pháp luật tại địa phương theo quy định của pháp luật.

2. Sở Tư pháp chịu trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về hợp tác quốc tế về pháp luật tại địa phương.

Điều 26. Trách nhiệm của cơ quan chủ quản

1. Gửi Bộ Tư pháp để tham gia ý kiến đối với Đề cương chương trình, dự án hợp tác pháp luật trong Danh mục tài trợ thuộc thẩm quyền phê duyệt của cơ quan chủ quản theo quy định tại Điều 6 của Nghị định này.

2. Gửi Bộ Tư pháp thẩm định, cho ý kiến đối với văn kiện chương trình, dự án hợp tác pháp luật theo quy định tại Điều 7 của Nghị định này.

3. Phê duyệt các chương trình, dự án, viện trợ phi dự án về pháp luật theo thẩm quyền.

4. Quản lý thực hiện, giám sát, đánh giá chương trình, dự án, viện trợ phi dự án về pháp luật theo quy định tại Nghị định này và các quy định pháp luật có liên quan.

5. Công khai, minh bạch và chịu trách nhiệm về hiệu quả sử dụng ODA, vốn vay ưu đãi, viện trợ phi Chính phủ nước ngoài; hiệu quả và tiến độ thực hiện hợp tác quốc tế về pháp luật do mình trực tiếp quản lý và thực hiện.

6. Thực hiện các quy định về bảo vệ bí mật nhà nước, các quy định về thông tin, tuyên truyền trong quá trình hợp tác quốc tế về pháp luật.

7. Chia sẻ thông tin, kết quả hợp tác quốc tế về pháp luật theo quy định tại Điều 14 của Nghị định này.

8. Thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo theo quy định tại Điều 16 của Nghị định này và các quy định pháp luật có liên quan.

9. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

Chương VI

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 27. Hiệu lực thi hành

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2015 và thay thế Nghị định số 78/2008/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2008 của Chính phủ về quản lý hợp tác với nước ngoài về pháp luật.

Điều 28. Trách nhiệm thi hành

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các cơ quan, tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND, Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, PL (3b).

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

THE GOVERNMENT
-------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom – Happiness
----------------

No. 113/2014/ND-CP

Hanoi, November 26, 2014

 

DECREE

ON THE MANAGEMENT OF INTERNATIONAL LEGAL COOPERATION

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;

Pursuant to the December 16, 2002 Law on State Budget;

Pursuant to the June 17, 2009 Law on Public Debt Management;

Pursuant to the June 14, 2005 Law on Conclusion, Accession to and Implementation of Treaties;

Pursuant to the April 20, 2007 Ordinance on Conclusion and Implementation of International Agreements;

At the proposal of the Minister of Justice,

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope of regulation

This Decree prescribes the management of international cooperation of Vietnamese agencies or organizations with foreign agencies or organizations and international organizations in lawmaking work; legal training and retraining; organization of conferences, seminars and workshops on law within the framework of programs and projects or non-project aid.

Article 2. Principles of international legal cooperation

1. To abide by the Vietnamese Constitution and law, to conform with treaties to which Vietnam is a contracting party, ensure independence, sovereignty, unity, territorial integrity, national security, social order and safety.

2. To ensure publicity, transparency and accountability in implementing international legal cooperation activities.

3. To ensure equality and non-interference in each other’s internal affairs.

4. To ensure efficiency, practicality and non-repetition.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

6. The formulation, approval, management and implementation of legal programs and projects and non-project aid must comply with this Decree, the law on management and use of ODA, preferential loans of donors and foreign non-governmental aid and other relevant legal documents.

Article 3. Legal program-, project- and non-project aid-managing agencies

1. Agencies managing legal programs and projects or non-project aid (below referred to as managing agencies for short) means agencies or organizations defined in legal documents on management and use of ODA, preferential loans of donors and foreign non-governmental aid.

2. The managing agencies have the tasks and powers prescribed in this Decree and legal documents on management and use of ODA, preferential loans of donors and foreign non-governmental aid.

Article 4. Mobilization of ODA, preferential loans of donors and non-governmental aid of foreign governments in international legal cooperation

1. Agencies and organizations are encouraged to mobilize ODA, preferential loans of donors and foreign non-governmental aid in accordance with law.

2. The mobilization of ODA, preferential loans of donors and foreign non-governmental aid in legal international cooperation shall be carried out on the following bases:

a/ Strategies on socio-economic development, strategies on building and improvement of the legal system, strategies on legal reform, and national strategies on public debts and foreign debts;

b/ Orientations for attraction and use of ODA, preferential loans of donors and orientations for mobilization of foreign non-governmental aid;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Ministries, ministerial-level agencies and provincial-level People’s Committees shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Justice, the Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Foreign Affairs, and the Union of Vietnamese Friendship Organizations in, organizing the mobilization of ODA, preferential loans of donors and foreign non-governmental aid in international legal cooperation in each ministry, sector or locality.

4. In the course of mobilizing ODA, preferential loans of donors and foreign nongovernmental aid in international legal cooperation, the Ministry of Justice shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Foreign Affairs and related agencies in, organizing the Legal Development Cooperation Forum; organizing meetings of the Legal Partnership Group; and making lists of priority fields in legal cooperation.

Chapter II

FORMULATION AND APPROVAL OF LEGAL COOPERATION PROGRAMS AND PROJECTS

Article 5. Legal cooperation programs and projects

Legal cooperation programs and projects are cooperation programs and projects which fully or partially include the contents on lawmaking; legal training and retraining; and organization of international legal conferences or seminars.

Article 6. Formulation of the outlines of legal cooperation programs and projects and aid lists

1. The managing agencies shall assume the prime responsibility for the formulation of the outlines of legal cooperation programs and projects in accordance with the law on management and use of ODA and preferential loans of donors.

2. The Ministry of Planning and Investment (for aid lists falling under the approving competence of the Prime Minister) and the managing agencies (for aid lists falling under their respective approving competence) shall consult the Ministry of Justice and related agencies and organizations on the outlines of legal cooperation programs and projects.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. The submission and approval of aid lists must comply with the law on management and use of ODA and preferential loans of donors.

Within 5 working days after the aid lists are approved, the Ministry of Planning and Investment (for aid lists under the approving competence of the Prime Minister) and the managing agencies (for aid lists under their respective approving competence) shall send notices of the aid lists or the decisions approving the aid lists enclosed with the outlines of legal cooperation programs and projects to the Ministry of Justice for summarization and monitoring.

Article 7. Appraisal of, comment on, legal cooperation program and project documents

1. The managing agencies shall send legal cooperation program and project documents to the Ministry of Justice for appraisal (for program and project documents to be approved by the Prime Minister) or for comment (for program and project documents to be approved by heads of the managing agencies).

2. The contents to be appraised or commented in a legal cooperation program or project document include:

a/ The constitutionality and legality of the legal cooperation program or project; the conformity of the legal cooperation program or project with treaties to which Vietnam is a contracting party;

b/ The non-repetition of other legal cooperation programs or projects;

c/ The necessity and feasibility of the legal cooperation contents in the program or project;

d/ The conformity of the program’s or project’s objectives and contents with the project- implementing functions, tasks and capability of the managing agency.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. The managing agencies shall study and assimilate the appraisal opinions and comments of the Ministry of Justice or give explanations if they decline to accept them.

5. The Minister of Justice shall prescribe in detail the process and dossiers for appraisal of and comment on legal cooperation program or project documents.

Article 8. Approval of legal cooperation program or project documents

1. The submission and approval of legal cooperation program or project documents must comply with the law on management and use of ODA, preferential loans of donors and foreign non-governmental aid.

2. Within 5 working days after the legal cooperation program or project documents are approved by competent authorities, the managing agencies shall send to the Ministry of Justice the approval decisions enclosed with the approved legal cooperation program or project documents.

Article 9. Modification and supplementation of legal cooperation program or project documents

1. If the modification and supplementation of legal cooperation program or project documents do not lead to the alteration of aid list-approving decisions, the managing agencies shall consult the Ministry of Justice before submitting them to the Prime Minister for approval or approve them according to their competence the changes in legal cooperation program or project documents under the law on management and use of ODA, preferential loans of donors and foreign non-governmental aid.

2. If the modification and supplementation of legal cooperation program or project documents lead to the alteration of aid list-approving decisions, the law on management and use of ODA, preferential loans of donors and foreign non-governmental aid and Article 6 of this Decree will apply.

Based on the aid list-approving decisions, the managing agencies shall organize the appraisal and approval of changes in the legal cooperation program or project documents under the law on management and use of ODA, preferential loans of donors and foreign nongovernmental aid and this Decree.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

IMPLEMENTATION OF INTERNATIONAL LEGAL COOPERATION

Article 10. Formulation of annual plans on program or project implementation

1. Program or project owners shall formulate annual plans on program or project implementation in accordance with the law on management and use of ODA, preferential loans of donors and foreign non-governmental aid.

2. Program or project owners shall, via the managing agencies, send the parts on legal cooperation contents in annual program or project implementation plans within 5 working days after the plans are approved to the Ministry of Justice for summarization and monitoring.

Article 11. Cooperation on lawmaking

1. Cooperation on lawmaking shall be implemented in the form of supply of specialists, support in information and documents, organization of surveys for lawmaking and organization of lawmaking conferences or seminars with the use of ODA, preferential loans of foreign donors or foreign non-governmental aid.

2. The organization of conferences and seminars on lawmaking must comply with Article 13 of this Decree.

3. Upon completion of activities, the managing agencies shall organize pre-acceptance tests for their outcomes and share legal cooperation information and results under Article 14 of this Decree.

Article 12. Cooperation on legal training and retraining

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a/ Supply of consultants to conduct researches related to legal training and retraining;

b/ Exchange of lecturers;

c/ Organization of surveys on legal training and retraining experience; organization of legal training and refraining courses.

2. The organization of conferences and workshops to provide legal refraining and training must comply with Article 13 of this Decree.

3. Other legal training and refraining cooperation activities must comply with law.

4. Upon completion of activities, the managing agencies shall organize pre-acceptance tests for their outcomes and share legal cooperation information and results under Article 14 of this Decree.

Article 13. Organization of international legal conferences and seminars

The organization of international legal conferences and seminars must comply with the law on organization and management of international conferences and seminars in Vietnam and the following provisions:

1. Vietnamese agencies or organizations, when organizing international legal conferences or seminars to be decided by the Prime Minister, and foreign organizations, when organizing international legal conferences, shall:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b/ Within 15 days after the end of conferences or seminars, send brief reports on results of conferences or seminars to the Ministry of Justice.

2. Upon conclusion of conferences or seminars, organizing agencies or organizations shall share their legal cooperation information and results under Article 14 of this Decree.

3. A dossier of request for comment on organization of an international legal conference or seminar must comprise:

a/ A written request for comment;

b/ The plan on organization of the international legal conference or seminar as prescribed by the law on organization and management of international conferences and seminars in Vietnam;

c/ Other explanatory documents (if any).

4. The Minister of Justice shall set the form of brief report on results of organizing international legal conferences or seminars.

Article 14. Sharing of international legal cooperation information and results

1. The managing agencies shall send legal cooperation results to the Ministry of Justice for summarization and update on the legal international cooperation database and publication on its portal, and share information in one of the following forms:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b/ Printing and publishing publications on international legal cooperation results;

c/ Other forms prescribed by law.

2. The sharing of international legal cooperation information and results must comply with the law on protection of state secrets and other relevant laws.

Chapter IV

SUPERVISION AND ASSESSMENT OF INTERNATIONAL LEGAL COOPERATION

Article 15. Responsibility to supervise and assess international legal cooperation

1. Program or project management boards shall regularly supervise and assess legal cooperation programs or projects.

2. Program or project owners shall direct, urge and support the program or project management boards in supervising and assessing their legal cooperation programs or projects.

3. The managing agencies shall assume the prime responsibility for planning, and coordinate with related agencies in, or hire consultants for, the assessment of impacts of legal cooperation programs or projects.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 16. Reporting regime

1. Program or project owners shall make reports on completion of legal cooperation programs or projects within 6 months after the completion of the programs or projects and send them to the Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Justice for summarization and monitoring.

2. Annually, the managing agencies shall send to the Ministry of Justice reports on the implementation of international legal cooperation no later than January 15 of the subsequent year according to the set form set by the Ministry of Justice.

3. The Ministry of Justice shall summarize and make reports on international legal cooperation nationwide and submit them to the Prime Minister no later than the last day of February of the subsequent year and send them to the Ministry of Planning and Investment for summarization and monitoring.

Article 17. Examination and inspection of international legal cooperation

1. Ministries, ministerial-level agencies and provincial-level People’s Committees shall examine the international legal cooperation within their sectors or localities.

2. The Ministry of Justice shall conduct periodical and extraordinary examinations of the legal international cooperation nationwide. If necessary, it may form inter-disciplinary examination teams composed of representatives of related agencies.

3. Extraordinary examinations shall be conducted upon detecting that agencies or organizations show signs of law violation, or on the requirements of settlement of complaints, denunciations, corruption prevention and fighting, or at the request of the Minister of Justice.

4. In the course of examination, if detecting acts of violation, the examining agencies may handle them according to their competence or propose competent agencies to handle them in accordance with law.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 18. Handling of violations

1. Agencies and organizations involved in international legal cooperation that commit administrative violations shall be sanctioned under the law on sanctioning of administrative violations.

2. Legal programs or projects or non-project aid shall be suspended if they fail to operate within the framework of the approved legal programs, projects or non-project aid, unless it is so permitted by competent agencies.

3. Legal programs or projects or non-project aid shall be wholly or partially stopped in one of the following cases:

a/ The implementation of legal programs or projects or non-project aid gives rise to activities which cause harms to national independence, sovereignty, solidarity and territorial integrity, national security or social order and safety;

b/ No activities have been carried out within the framework of the legal programs or projects or non-project aid for 24 consecutive months after the legal programs or projects or non-project aid are or is approved, unless it is so permitted by competent agencies.

4. Upon detection of violations prescribed in Clauses 2 and 3 of this Article, the Ministry of Justice shall propose the agencies competent to approve legal programs or projects or non-project aid to suspend or stop the programs or projects or non-project aid.

5. The Minister of Justice shall prescribe in detail the order and procedures for suspending or stopping legal programs and projects and non-project aid.

Chapter V

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 19. Responsibilities of the Ministry of Justice

The Ministry of Justice shall assist the Government in performing the unified state management of international legal cooperation, having the following specific tasks and powers:

1. To assume the prime responsibility for drafting, submitting to competent state agencies for promulgation or promulgating according to its competence legal documents on international legal cooperation.

2. To establish and maintain the operation of the Legal Partnership Group.

3. To appraise and comment on draft documents of legal cooperation programs and projects.

4. To disseminate the law on international legal cooperation.

5. To monitor, urge, examine and inspect the legal international cooperation; to assume the prime responsibility for organizing the inter-disciplinary teams to examine the international legal cooperation nationwide.

6. To annually report to the Prime Minister on the international legal cooperation nationwide.

7. Other tasks and powers prescribed by law.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The Ministry of Planning and Investment shall coordinate with the Ministry of Justice in performing the state management of international legal cooperation, having the following tasks and powers:

1. To propose the Ministry of Justice and related agencies to comment on the outlines of legal cooperation programs or projects in the aid lists to be approved by the Prime Minister.

2. To request the managing agencies to collect appraisal opinions of the Ministry of Justice on documents of programs and projects to be approved by the Prime Minister before submitting them to the Prime Minister for approval.

3. To join the inter-disciplinary inspection teams at the proposal of the Ministry of Justice.

4. Other tasks and powers prescribed by law.

Article 21. Responsibilities of the Ministry of Public Security

The Ministry of Public Security shall coordinate with the Ministry of Justice and related agencies in the management of international legal cooperation, having the following tasks and powers:

1. To participate in appraising and commenting on legal cooperation program or project documents and ensure security and order throughout the international legal cooperation in accordance with law.

2. To join inter-disciplinary inspection teams at the proposal of the Ministry of Justice.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 22. Responsibilities of the Ministry of Foreign Affairs

The Ministry of Foreign Affairs shall coordinate with the Ministry of Justice and related agencies in the management of international legal cooperation, having the following tasks and powers:

1. To participate in the mobilization of ODA, preferential loans of donors and foreign non-governmental aid in the legal field.

2. To join inter-disciplinary inspection teams at the proposal of the Ministry of Justice.

3. Other tasks and powers prescribed by law.

Article 23. Responsibilities of the Vietnam Union of Friendship Organizations

1. To perform the tasks and exercise the powers in the management of international legal cooperation financed with foreign non-governmental aid under the law on management and use of foreign non-governmental aid.

2. To assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Justice, related ministries, provincial-level People’s Committees and other related agencies and organizations in, mobilizing law-related foreign non-governmental aid.

3. To join inter-disciplinary inspection teams at the proposal of the Ministry of Justice.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. To perform the tasks and exercise the powers in the management of international legal cooperation financed with ODA, preferential loans of donors and foreign non-governmental aid in accordance with the law on management and use of ODA, preferential loans of donors and foreign non-governmental aid.

2. To summarize, evaluate and examine the implementation of international legal cooperation within their respective ministries or sectors in accordance with this Decree and relevant laws.

Article 25. Responsibilities of provincial-level People’s Committees

1. Provincial-level People’s Committees shall manage international legal cooperation in their localities, having the following tasks and powers:

a/ To perform the tasks and exercise the powers in the management of legal cooperation programs or projects financed with ODA, preferential loans of donors and foreign nongovernmental aid in localities in accordance with the law on management and use of ODA, preferential loans of donors and foreign non-governmental aid;

b/ To organize the mobilization according to their competence or to support the mobilization of law-related ODA, preferential loans of donors and foreign non-governmental aid in their localities at the request of the Ministry of Justice;

c/ To summarize, evaluate and examine the international legal cooperation in localities in accordance with law.

2. Provincial-level Departments of Justice shall assist their provincial-level People’s Committees in performing the state management of international legal cooperation in localities.

Article 26. Responsibilities of managing agencies

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. To send to the Ministry of Justice for appraisal or comment legal cooperation program or project documents under Article 7 of this Decree.

3. To approve law-related programs and projects and non-project aid according to their competence.

4. To manage the implementation of, to supervise and assess, legal programs and projects or non-project aid under this Decree and relevant laws.

5. To publicize, ensure transparency and be accountable for the use efficiency of ODA, preferential loans and foreign non-governmental aid; the efficiency and progress of international legal cooperation directly managed and implemented by themselves.

6. To observe the regulations on protection of state secrets, information and dissemination in the course of international legal cooperation.

7. To share international legal cooperation information and results under Article 14 of this Decree.

8. To folly observe the reporting regime prescribed in Article 16 of this Decree and relevant laws.

9. To perform other tasks and exercise other powers prescribed by law.

Chapter VI

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 27. Effect

This Decree takes effect on March 1, 2015, replacing the Government’s Decree No. 78/2008/ND-CP of July 17, 2008, on management of legal cooperation with foreign countries.

Article 28. Implementation responsibility

Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies, chairpersons of provincial-level People’s Committees and related agencies and organizations shall implement this Decree.-

 

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Nguyen Tan Dung

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định 113/2014/NĐ-CP ngày 26/11/2014 về quản lý hợp tác quốc tế pháp luật

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


21.318

DMCA.com Protection Status
IP: 3.135.202.38
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!