Việc trình bày của đương sự, kiểm sát viên tại phiên tòa phúc thẩm vụ án hành chính được thực hiện thế nào?
Việc trình bày của đương sự, kiểm sát viên tại phiên tòa phúc thẩm vụ án hành chính được thực hiện thế nào?
Căn cứ vào Điều 237 Luật Tố tụng Hành chính 2015 quy định như sau:
Trình bày của đương sự, Kiểm sát viên tại phiên tòa phúc thẩm
1. Trường hợp có đương sự vẫn giữ kháng cáo hoặc Viện kiểm sát vẫn giữ kháng nghị thì việc trình bày tại phiên tòa phúc thẩm được tiến hành như sau:
a) Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người kháng cáo trình bày về nội dung kháng cáo và các căn cứ của việc kháng cáo. Người kháng cáo có quyền bổ sung ý kiến.
Trường hợp tất cả đương sự đều kháng cáo thì việc trình bày được thực hiện theo thứ tự người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khởi kiện kháng cáo và người khởi kiện; người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị kiện kháng cáo và người bị kiện; người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan kháng cáo và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
b) Trường hợp chỉ có Viện kiểm sát kháng nghị thì Kiểm sát viên trình bày về nội dung kháng nghị và các căn cứ của việc kháng nghị. Trường hợp vừa có kháng cáo, vừa có kháng nghị thì đương sự trình bày về nội dung kháng cáo và các căn cứ của việc kháng cáo trước, sau đó Kiểm sát viên trình bày về nội dung kháng nghị và các căn cứ của việc kháng nghị;
c) Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự khác có liên quan đến kháng cáo, kháng nghị trình bày ý kiến về nội dung kháng cáo, kháng nghị. Đương sự có quyền bổ sung ý kiến.
2. Trường hợp đương sự không có người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì họ tự trình bày ý kiến về nội dung kháng cáo, kháng nghị và đề nghị của mình.
3. Tại phiên tòa phúc thẩm, đương sự, Kiểm sát viên có quyền xuất trình bổ sung tài liệu, chứng cứ.
Theo như quy định trên thì việc trình bày của đương sự, kiểm sát viên tại phiên tòa phúc thẩm vụ án hành chính được tiến hành như sau:
-Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người kháng cáo trình bày về nội dung kháng cáo và các căn cứ của việc kháng cáo. Người kháng cáo có quyền bổ sung ý kiến.
Trường hợp tất cả đương sự đều kháng cáo thì việc trình bày được thực hiện theo thứ tự người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khởi kiện kháng cáo và người khởi kiện; người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị kiện kháng cáo và người bị kiện; người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan kháng cáo và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
- Trường hợp chỉ có Viện kiểm sát kháng nghị thì Kiểm sát viên trình bày về nội dung kháng nghị và các căn cứ của việc kháng nghị. Trường hợp vừa có kháng cáo, vừa có kháng nghị thì đương sự trình bày về nội dung kháng cáo và các căn cứ của việc kháng cáo trước, sau đó Kiểm sát viên trình bày về nội dung kháng nghị và các căn cứ của việc kháng nghị;
- Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự khác có liên quan đến kháng cáo, kháng nghị trình bày ý kiến về nội dung kháng cáo, kháng nghị. Đương sự có quyền bổ sung ý kiến.
Việc trình bày của đương sự, kiểm sát viên tại phiên tòa phúc thẩm vụ án hành chính được thực hiện thế nào?
Trình tự phát biểu khi tranh luận tại phiên tòa phúc thẩm vụ án hành chính như thế nào?
Căn cứ vào Điều 239 Luật Tố tụng Hành chính 2015 quy định như sau:
Tranh luận tại phiên tòa phúc thẩm
1. Tại phiên tòa phúc thẩm, đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự chỉ được tranh luận về những vấn đề thuộc phạm vi xét xử phúc thẩm và đã được hỏi tại phiên tòa phúc thẩm.
2. Trình tự phát biểu khi tranh luận được thực hiện như sau:
a) Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người kháng cáo trình bày. Người kháng cáo có quyền bổ sung ý kiến;
b) Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự tranh luận, đối đáp. Đương sự có quyền bổ sung ý kiến;
c) Các đương sự đối đáp theo sự điều khiển của Chủ tọa phiên tòa;
d) Khi xét thấy cần thiết, Hội đồng xét xử có thể yêu cầu các bên đương sự tranh luận bổ sung về những vấn đề cụ thể để làm căn cứ giải quyết vụ án.
3. Trình tự tranh luận đối với kháng nghị của Viện kiểm sát được thực hiện như sau:
a) Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phát biểu về tính hợp pháp, tính có căn cứ đối với kháng nghị của Viện kiểm sát. Đương sự có quyền bổ sung ý kiến;
b) Kiểm sát viên phát biểu ý kiến về những vấn đề mà người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, đương sự đã nêu.
4. Trường hợp đương sự không có người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì họ tự mình tranh luận.
5. Trường hợp vắng mặt một trong các bên đương sự và người tham gia tố tụng khác thì Chủ tọa phiên tòa phải công bố lời khai của họ để trên cơ sở đó các đương sự có mặt tại phiên tòa tranh luận và đối đáp.
Theo đó, trình tự phát biểu khi tranh luận tại phiên tòa phúc thẩm vụ án hành chính được tiến hành như sau:
- Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người kháng cáo trình bày. Người kháng cáo có quyền bổ sung ý kiến;
- Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự tranh luận, đối đáp. Đương sự có quyền bổ sung ý kiến;
- Các đương sự đối đáp theo sự điều khiển của Chủ tọa phiên tòa;
- Khi xét thấy cần thiết, Hội đồng xét xử có thể yêu cầu các bên đương sự tranh luận bổ sung về những vấn đề cụ thể để làm căn cứ giải quyết vụ án.
Phiên tòa phúc thẩm vụ án hành chính được tạm ngưng trong trường hợp nào?
Căn cứ vào Điều 238 Luật Tố tụng Hành chính 2015 quy định như sau:
Tạm ngừng phiên tòa phúc thẩm
Việc tạm ngừng phiên tòa phúc thẩm được thực hiện theo quy định tại Điều 187 của Luật này.
Theo đó, phiên tòa phúc thẩm vụ án hành chính sẽ tạm ngưng trong các trường hợp sau:
- Do tình trạng sức khỏe hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan khác mà người tiến hành tố tụng không thể tiếp tục tiến hành phiên tòa, trừ trường hợp thay thế được người tiến hành tố tụng;
- Do tình trạng sức khỏe hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan khác mà người tham gia tố tụng không thể tiếp tục tham gia phiên tòa, trừ trường hợp người tham gia tố tụng có yêu cầu xét xử vắng mặt;
- Cần phải xác minh, thu thập bổ sung tài liệu, chứng cứ mà không thực hiện thì không thể giải quyết được vụ án và không thể thực hiện được ngay tại phiên tòa;
- Cần phải báo cáo với Chánh án Tòa án có thẩm quyền để đề nghị, kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật theo quy định tại Điều 111 của Luật này;
- Các bên đương sự đề nghị Tòa án tạm ngừng phiên tòa để các bên đương sự tự đối thoại;
- Chờ kết quả giám định bổ sung, giám định lại quy định tại khoản 4 Điều 185 Luật Tố tụng Hành chính 2015.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Được gia hạn Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu không? Hồ sơ yêu cầu gia hạn Giấy chứng nhận gồm những gì?
- Mẫu báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng cuối năm dành cho tập thể giáo viên? Tải mẫu tại đâu?
- Đã lấy bằng lái xe ở nước ngoài thì khi về Việt Nam có phải thi để cấp lại hay không? Thủ tục như thế nào?
- Kịch bản chương trình tổng kết chi bộ cuối năm? Tổ chức cơ sở đảng có bao nhiêu đảng viên thì lập chi bộ cơ sở?
- Tổng hợp mẫu biên bản nghiệm thu thông dụng nhất hiện nay? Tải về ở đâu? Biên bản nghiệm thu là gì?