Việc quy hoạch xây dựng cần phải đảm bảo những quy chuẩn kỹ thuật gì về cấp nước theo QCVN 01:2021/BXD?
Theo mục 2.10 QCVN 01:2021/BXD ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BXD thì việc quy hoạch xây dựng cần phải đảm bảo những yêu cầu sau đây về cấp nước, cụ thể:
Khu vực bảo vệ của điểm lấy nước, công trình cấp nước phải đảm bảo những gì?
Theo mục 2.10 QCVN 01:2021/BXD ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BXD như sau:
- Hành lang bảo vệ nguồn nước phải tuân thủ quy định của pháp luật về tài nguyên nước;
- Khu vực bảo vệ của điểm lấy nước, công trình cấp nước đô thị quy định tại Bảng 2.20.
Việc quy hoạch xây dựng cần phải đảm bảo những yêu cầu gì về cấp nước theo QCVN 01:2021/BXD?
Nhu cầu sử dụng nước được quy định ra sao?
Theo mục 2.10 QCVN 01:2021/BXD ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BXD như sau:
- Nước sạch dùng cho sinh hoạt được dự báo dựa theo chuỗi số liệu hiện trạng, mức độ tiện nghi của khu đô thị, điểm dân cư nhưng phải đảm bảo: tỷ lệ dân số khu vực nội thị được cấp nước là 100% trong giai đoạn dài hạn của quy hoạch; chỉ tiêu cấp nước sạch dùng cho sinh hoạt của khu vực nội thị đô thị phụ thuộc vào loại đô thị nhưng tối thiểu là 80 lít/người/ngày đêm; hướng tới mục tiêu sử dụng nước an toàn, tiết kiệm và hiệu quả;
- Nước sạch dùng các công trình công cộng, dịch vụ tối thiểu bằng 10% lượng nước sinh hoạt. Chỉ tiêu cấp nước sạch cho từng loại hình công trình công cộng, dịch vụ phải đảm bảo tối thiểu như sau: trường học 15 lít/học sinh/ngày đêm; trường mầm non 75 lít/cháu/ngày đêm; nhà, công trình công cộng, dịch vụ khác 2 lít/m2 sàn/ngày đêm;
- Nước tưới cây, rửa đường tối thiểu bằng 8% lượng nước sinh hoạt. Chỉ tiêu cấp nước phải đảm bảo tối thiểu như sau: tưới vườn hoa, công viên 3 lít/m2/ngày đêm; rửa đường 0,4 lít/m2/ngày đêm. Cho phép sử dụng nước tái sử dụng (nước mưa, nước thải đã qua xử lý...) cho mục đích tưới cây, rửa đường;
- Nước cho sản xuất nhỏ, tiểu thủ công nghiệp tối thiểu bằng 8% lượng nước sinh hoạt;
- Nước cho các khu công nghiệp tập trung: xác định theo loại hình công nghiệp, đảm bảo tối thiểu bằng 20m3/ha/ngày đêm cho tối thiểu 60% diện tích khu công nghiệp;
- Nước thất thoát, rò rỉ tối đa không vượt quá 15% tổng lượng nước trên;
- Nước cho bản thân nhà máy nước, trạm cấp nước tối thiểu bằng 4% tổng lượng nước trên.
Nguồn nước và công trình cấp nước được quy định ra sao?
Theo mục 2.10 QCVN 01:2021/BXD ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BXD như sau:
- Sản lượng nước có thể khai thác của nguồn nước (trừ vùng hải đảo và vùng núi cao) phải gấp tối thiểu 10 lần nhu cầu sử dụng nước. Tỷ lệ đảm bảo lưu lượng tháng hoặc ngày của nguồn nước tối thiểu phải đạt: 95% đối với khu dân cư trên 50 000 người (hoặc tương đương); 90% đối với khu dân cư từ 5 000 đến 50 000 người (hoặc tương đương) và 85% đối với khu dân cư dưới 5 000 người (hoặc tương đương);
- Lựa chọn nguồn nước phải: đảm bảo yêu cầu về trữ lượng, lưu lượng và chất lượng nước; đảm bảo tiết kiệm tài nguyên nước, đáp ứng yêu cầu tối thiểu về tiện nghi đối với việc sử dụng nước;
- Diện tích xây dựng nhà máy nước, trạm cấp nước quy hoạch mới được xác định trên cơ sở công suất, công nghệ xử lý hoặc tính toán theo tiêu chuẩn được lựa chọn áp dụng hoặc xác định theo thông số tại Bảng 2.21.
Mạng lưới cấp nước được quy định ra sao?
Theo mục 2.10 QCVN 01:2021/BXD ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BXD như sau:
- Mạng lưới cấp nước phải đảm bảo an toàn và độ tin cậy về lưu lượng, áp lực, chất lượng nước theo yêu cầu sử dụng và yêu cầu cấp nước chữa cháy;
- Áp lực tự do trong mạng lưới cấp nước sinh hoạt của khu dân cư, tại điểm lấy nước vào nhà, tính từ mặt đất không được < 10 m;
- Chất lượng nước phải đảm bảo các quy định của quy chuẩn QCVN 01-1:2018/BYT;
- Ngoài ra các công trình trên mạng lưới cấp nước phải tuân thủ QCVN 07-1:2016/BXD.
Cấp nước chữa cháy được quy định ra sao?
Theo mục 2.10 QCVN 01:2021/BXD ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BXD như sau:
- Lưu lượng và số lượng các đám cháy đồng thời cần được tính toán phù hợp với quy mô đô thị theo quy định tại QCVN 06:2020/BXD;
- Phải tận dụng các sông hồ, ao để cấp nước chữa cháy. Có đường cho xe chữa cháy tới lấy nước. Chiều sâu mặt nước so với mặt đất tại vị trí bố trí lấy nước chữa cháy không lớn quá 4 m và chiều dày lớp nước ≥ 0,5 m;
- Trên mạng ống cấp nước đô thị, dọc theo các đường phố phải bố trí các họng lấy nước chữa cháy (trụ nổi hoặc họng ngầm dưới mặt đất) đảm bảo các quy định về khoảng cách tối đa như sau giữa các họng là 150 m. Khoảng cách tối thiểu giữa họng và tường các ngôi nhà là 5 m. Họng cứu hỏa bố trí trên vỉa hè đảm bảo khoảng cách tối đa giữa họng và mép đường là 2,5 m;
- Đường kính ống dẫn nước chữa cháy ngoài nhà phải ≥ 100 mm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ai được gặp phạm nhân? Tải về mẫu đơn xin gặp mặt phạm nhân mới nhất hiện nay? Trách nhiệm của người gặp?
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?
- Kế toán chi tiết là gì? Sổ kế toán có bao gồm sổ kế toán chi tiết theo quy định pháp luật về kế toán?
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?
- Máy móc, thiết bị thuê, mượn để gia công trong hợp đồng gia công cho nước ngoài tại Việt Nam được xử lý bằng hình thức nào?