Việc quản lý, sử dụng kinh phí chi thường xuyên của ngân sách nhà nước là một trong những nhiệm vụ trọng tâm Chương trình thực hành tiết kiệm chống lãng phí?

Xin chào ban tư vấn. Tôi muốn được hỏi về việc quản lý, sử dụng kinh phí chi thường xuyên của ngân sách nhà nước có nằm trong nhiệm vụ trọng tâm trong Chương trình thực hành tiết kiệm chống lãng phí không? Mong sớm nhận được phản hồi từ ban tư vấn. Xin cảm ơn!

Quản lý, sử dụng kinh phí chi thường xuyên của ngân sách nhà nước trong việc thực hiện tiết kiệm chống lãng phí?

Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 1 Mục II Chương trình ban hành kèm theo Quyết định 960/QĐ-BKHĐT năm 2022 về Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2022 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định về việc quản lý, sử dụng kinh phí chi thường xuyên của ngân sách nhà nước cụ thể như sau:

- Thực hiện tiết kiệm chi thường xuyên để tạo nguồn cải cách tiền lương, đẩy mạnh khoán chi hành chính. Giảm tần suất và thắt chặt các khoản kinh phí tổ chức hội nghị, hội thảo, tọa đàm, họp, công tác phí, chi tiếp khách, khánh tiết, tổ chức lễ hội, lễ kỷ niệm,... phấn đấu tiết kiệm so với dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Hạn chế bố trí kinh phí đi nghiên cứu, khảo sát nước ngoài; phấn đấu tiết kiệm chi đoàn ra, đoàn vào so với dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt; không bố trí đoàn ra trong chi thường xuyên các Chương trình mục tiêu quốc gia. Không bố trí chi thường xuyên đối với các nhiệm vụ cải tạo, nâng cấp, mở rộng theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật Đầu tư công và các văn bản hướng dẫn.

Thực hiện khoán chi hành chính và các biện pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; việc chi tiêu, sử dụng kinh phí được cấp bảo đảm tuân thủ đúng quy định của pháp luật và Quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan.

- Tiếp tục triển khai áp dụng Hệ thống thông tin quản lý ngân sách và Kho bạc (Tabmis) vào công tác quản lý NSNN tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư (nằm trong Dự án cải cách tài chính công được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 432/QĐ-TTg ngày 21/12/2003).

- Tiếp tục thực hiện công khai ngân sách nhà nước trong các đơn vị nhằm phát huy dân chủ và mở rộng công khai, minh bạch trong chi ngân sách và sử dụng tài sản công.

- Triển khai việc giao quyền tự chủ toàn diện cho khu vực sự nghiệp công lập theo quy định tại Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21 tháng 6 năm 2021 của Chính phủ về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập.

Các đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo một phần chi thường xuyên và các đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước đảm bảo chi thường xuyên năm 2022 tiếp tục giảm chi hỗ trợ trực tiếp từ ngân sách nhà nước theo tinh thần Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập.

- Thực hiện quản lý, sử dụng tài sản công theo quy định tại Luật Quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017. Mọi quyết định đầu tư, xây dựng, mua sắm, sử dụng, khai thác và xử lý tài sản công tại cơ quan Bộ phải bảo đảm tính hiệu quả với ý thức tiết kiệm, tránh thất thoát tài sản gây lãng phí. Thực hiện việc mua sắm tài sản theo đúng tiêu chuẩn, định mức và chế độ quy định. Trình tự, thủ tục mua sắm tài sản nhà nước bảo đảm thực hiện theo quy định của pháp luật; bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả. Tài sản sau khi mua sắm phải hạch toán, báo cáo và quản lý, sử dụng theo đúng quy định của pháp luật. Thực hiện việc mua sắm theo phương thức tập trung đối với những hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục phải mua sắm tập trung theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.

Việc quản lý, sử dụng kinh phí chi thường xuyên của ngân sách nhà nước có nằm trong nhiệm vụ trọng tâm trong Chương trình thực hành tiết kiệm chống lãng phí không?

Việc quản lý, sử dụng kinh phí chi thường xuyên của ngân sách nhà nước là một trong những nhiệm vụ trọng tâm Chương trình thực hành tiết kiệm chống lãng phí?

Quản lý, sử dụng vốn đầu tư công trong việc thực hiện tiết kiệm chống lãng phí?

Tại tiểu mục 2 Mục II Chương trình ban hành kèm theo Quyết định 960/QĐ-BKHĐT năm 2022 về Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2022 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định về việc quản lý, sử dụng vốn dầu tư công trong việc thực hiện tiết kiệm chống lãng phí cụ thể như sau:

- Tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm các quy định của Luật Đầu tư công đi đối với rà soát, đánh giá toàn diện các quy định về quản lý đầu tư công, xây dựng cơ bản. Thực hiện bố trí vốn đầu tư công có trọng tâm, trọng điểm. Ưu tiên thanh toán đủ số nợ đọng xây dựng cơ bản, thu hồi tối thiểu 50% số vốn ứng trước còn lại phải thu hồi trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025; bố trí đủ vốn cho các dự án đã hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng trước năm 2022.

- Ban hành văn bản hướng dẫn các Bộ, ngành và địa phương xây dựng kế hoạch đầu tư công năm 2023. Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư công năm 2022 và dự kiến kế hoạch đầu tư công năm 2023.

- Chuẩn bị Tờ trình và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư về giao kế hoạch vốn đầu tư công năm 2023. Báo cáo Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định về lập kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, trên cơ sở đó hướng dẫn các bộ, ngành và địa phương về lập kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025.

- Thực hiện bố trí vốn đối ứng các dự án ODA và vốn vay ưu đãi nước ngoài, vốn ngân sách nhà nước tham gia vào các dự án PPP, nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư, nhiệm vụ quy hoạch; các dự án chuyển tiếp phải hoàn thành năm 2022; bố trí vốn theo tiến độ cho các dự án quan trọng quốc gia, dự án kết nối, có tác động liên vùng có ý nghĩa thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững và xem xét bố trí vốn cho các dự án khởi công mới đủ thủ tục đầu tư sau khi đã phân bổ đủ vốn cho các nhiệm vụ nêu trên.

- Trình ban hành Thông tư quy định lập, thẩm định, giao, điều chỉnh, tổ chức thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công.

Quản lý chương trình mục tiêu quốc gia trong việc thực hiện tiết kiệm chống lãng phí?

Về quản lý chương trình mục tiêu quốc gia trong việc thực hiện tiết kiệm chống lãng phí được quy định tại tiểu mục 3 Mục II Chương trình ban hành kèm theo Quyết định 960/QĐ-BKHĐT năm 2022 về Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2022 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cụ thể là:

- Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu các Chương trình mục tiêu quốc gia đã được phê duyệt, trong đó tập trung vào Chương trình Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: 2021-2025 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đầu tư tại Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021.

- Quản lý và sử dụng vốn các Chương trình mục tiêu quốc gia theo đúng đối tượng, đảm bảo tiến độ, tiết kiệm, hiệu quả.

- Tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ về tổng hợp tình hình thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia; thực hiện các nhiệm vụ do Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 phân công.

Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!

Chống lãng phí
Thực hành tiết kiệm chống lãng phí trong danh mục dự án đầu tư
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Trách nhiệm của các đơn vị thuộc Bộ Thông tin và Truyển thông khi tổ chức thực hiện chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí hiện nay được quy định ra sao?
Pháp luật
Cá nhân được giao quản lý, khai thác, sử dụng khoáng sản có trách nhiệm gì trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí?
Pháp luật
Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2023 thì xử lý các khoản chi chưa thực sự cần thiết như thế nào?
Pháp luật
Một số nhiệm vụ trọng tâm trong việc thực hiện Chương trình tiết kiệm chống lãng phí năm 2022?
Pháp luật
Việc quản lý, sử dụng kinh phí chi thường xuyên của ngân sách nhà nước là một trong những nhiệm vụ trọng tâm Chương trình thực hành tiết kiệm chống lãng phí?
Pháp luật
Việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong đầu tư xây dựng của Bộ Nội vụ được quy định như thế nào?
Pháp luật
Kế hoạch đẩy mạnh thực hiện chính sách về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2023 có những nhiệm vụ chính nào?
Pháp luật
Việc thành lập quỹ có nguồn từ ngân sách nhà nước trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí phải đáp ứng đủ các điều kiện gì?
Pháp luật
Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý, sử dụng lao động và thời gian lao động có cần phải dựa trên cơ sở ứng dụng công nghệ, hiện đại hóa không?
Pháp luật
Báo cáo kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của Công ty TNHH MTV do nhà nước nắm 100% vốn điều lệ phải gửi đến cơ quan nào?
Pháp luật
Chương trình tổng thể về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được xây dựng dựa trên căn cứ nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chống lãng phí
2,381 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chống lãng phí Thực hành tiết kiệm chống lãng phí trong danh mục dự án đầu tư

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chống lãng phí Xem toàn bộ văn bản về Thực hành tiết kiệm chống lãng phí trong danh mục dự án đầu tư

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào