Việc kiểm tra đường cất hạ cánh, đường lăn, hệ thống thiết bị bảo đảm hoạt động bay cho chuyến bay chuyên cơ của Việt Nam được thực hiện như thế nào?

Việc kiểm tra đường cất hạ cánh, đường lăn, hệ thống thiết bị bảo đảm hoạt động bay cho chuyến bay chuyên cơ được thực hiện như thế nào? Câu hỏi của chị Hữu đến từ Cà Mau.

Khu vực dành riêng phục vụ chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang của Việt Nam phải đáp ứng yêu cầu gì?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 26 Thông tư 25/2022/TT-BGTVT quy đinh như sau:

Khu vực dành riêng phục vụ chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang
1. Khu vực sân đỗ, vị trí đỗ dành cho tàu bay chuyên cơ, chuyên khoang phải được bảo đảm hành lang bảo vệ bao quanh và các điều kiện bảo đảm an ninh, an toàn, trang trọng và thuận tiện cho các lễ nghi đón, tiễn khách chuyên cơ.
2. Người khai thác cảng hàng không, sân bay và người khai thác công trình xác định trong tài liệu khai thác sân bay, tài liệu khai thác công trình: quy trình khai thác khu vực sân đỗ, vị trí đỗ, tuyến đường lăn, nhà khách phục vụ chuyến bay chuyên cơ tại sân bay thuộc quyền quản lý.
3. Người khai thác cảng hàng không, sân bay chủ trì, phối hợp với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay xác định khu vực và quy trình phục vụ hàng hóa, hành lý của đoàn khách chuyên cơ trong tài liệu khai thác sân bay được thuận tiện, nhanh chóng và bảo đảm các quy định liên quan đến an ninh, an toàn hàng không.

Như vậy theo quy định trên khu vực sân đỗ, vị trí đỗ dành cho tàu bay chuyên cơ, chuyên khoang phải được bảo đảm hành lang bảo vệ bao quanh và các điều kiện bảo đảm an ninh, an toàn, trang trọng và thuận tiện cho các lễ nghi đón, tiễn khách chuyên cơ.

Việc kiểm tra đường cất hạ cánh, đường lăn, hệ thống thiết bị bảo đảm hoạt động bay cho chuyến bay chuyên cơ được thực hiện như thế nào?

Căn cứ tại Điều 27 Thông tư 25/2022/TT-BGTVT quy đinh như sau:

- Người khai thác cảng hàng không, sân bay phải thực hiện công việc kiểm tra đường cất hạ cánh, đường lăn, sân đỗ tàu bay bảo đảm các điều kiện an toàn cho chuyến bay. Công việc kiểm tra và khắc phục các sự cố (nếu có) phải được kết thúc 10 phút trước thời gian dự kiến cất hoặc hạ cánh của tàu bay chuyên cơ, chuyên khoang.

- Cơ sở bảo đảm hoạt động bay phối hợp với người khai thác cảng hàng không, sân bay xây dựng danh mục, nội dung và thực hiện công việc kiểm tra tình trạng kỹ thuật của các hệ thống thiết bị bảo đảm hoạt động bay chính và dự phòng. Công việc kiểm tra phải được hoàn thành trong khoảng thời gian từ 90 phút đến 180 phút trước thời gian dự kiến cất hoặc hạ cánh của tàu bay chuyên cơ, chuyên khoang.

- Công việc kiểm tra quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 27 Thông tư 25/2022/TT-BGTVT phải được thể hiện bằng văn bản và lưu trữ hồ sơ tại các đơn vị liên quan.

Việc kiểm tra đường cất hạ cánh, đường lăn, hệ thống thiết bị bảo đảm hoạt động bay cho chuyến bay chuyên cơ của Việt Nam được thực hiện như thế nào?

Việc kiểm tra đường cất hạ cánh, đường lăn, hệ thống thiết bị bảo đảm hoạt động bay cho chuyến bay chuyên cơ của Việt Nam được thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)

Hạn chế khai thác tại cảng hàng không, sân bay khi có hoạt động của chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang được thực hiện như thế nào?

Căn cứ tại Điều 28 Thông tư 25/2022/TT-BGTVT quy định thực hiện hạn chế khai thác tại cảng hàng không, sân bay khi có hoạt động của chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang như sau:

- Hạn chế khai thác tại cảng hàng không, sân bay khi có hoạt động của chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang đối với chuyến bay đến được thực hiện như sau:

+ 05 phút trước khi tàu bay hạ cánh, dành riêng đường cất hạ cánh đã được xác định để phục vụ chuyên cơ, chuyên khoang; sau khi tàu bay đã hạ cánh và thoát ly khỏi đường cất hạ cánh thì đường cất hạ cánh trở lại hoạt động bình thường;

+ 30 phút trước khi tàu bay hạ cánh, dành riêng vị trí đỗ tàu bay phục vụ chuyên cơ, chuyên khoang đã được xác định theo kế hoạch.

- Hạn chế khai thác tại cảng hàng không, sân bay khi có hoạt động của chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang đối với chuyến bay đi được thực hiện như sau:

+ Vị trí đỗ của tàu bay được bảo vệ và cách ly từ thời điểm tàu bay chuyên cơ, chuyên khoang vào vị trí để thực hiện các công việc chuẩn bị cho chuyến bay.

+ 05 phút trước khi tàu bay chuyên cơ, chuyên khoang lên đường cất hạ cánh, cơ sở điều hành bay dành riêng đường cất hạ cánh cho chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang. Sau khi tàu bay chuyên cơ, chuyên khoang cất cánh, đường cất hạ cánh được phép trở lại hoạt động bình thường.

+ Đối với sân bay có nhiều đường cất hạ cánh thì đường cất hạ cánh không có kế hoạch dự kiến cho tàu bay chuyên cơ, chuyên khoang cất, hạ cánh được hoạt động bình thường theo quy định về khai thác các đường cất hạ cánh song song.

- Khi tàu bay chuyên cơ, chuyên khoang lăn trên đường lăn, vệt lăn trên sân đỗ tàu bay, người, phương tiện và các tàu bay khác phải bảo đảm khoảng cách an toàn phía trước và phía sau tàu bay chuyên cơ, chuyên khoang là 500m.

- Người khai thác cảng hàng không, sân bay chịu trách nhiệm tổ chức thông báo kịp thời bằng bộ đàm hoặc điện thoại để người, người điều khiển phương tiện đang hoạt động tại khu vực liên quan đến hoạt động của chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang biết và tuân thủ việc hạn chế khai thác tại cảng hàng không khi có hoạt động của chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang.

- Khi có thông báo hạn chế khai thác, người và các phương tiện không phục vụ chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang đang hoạt động tại các khu vực liên quan đến hoạt động của chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang phải tuân thủ các yêu cầu quy định về hạn chế khai thác tại Tài liệu khai thác sân bay.

Chuyến bay chuyên cơ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Tiêu chuẩn dành cho nhân viên khai thác mặt đất trong việc hướng dẫn chất xếp cho chuyến bay chuyên cơ của Việt Nam đi nước ngoài là gì?
Pháp luật
Chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang do đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng thực hiện vận chuyển quốc tế thì cần phải gửi thông báo các cơ quan, đơn vị nào?
Pháp luật
Người lái tàu bay chuyên cơ của Việt Nam có quốc tịch Việt Nam phải đáp ứng những tiêu chuẩn như thế nào?
Pháp luật
Việc kiểm tra đường cất hạ cánh, đường lăn, hệ thống thiết bị bảo đảm hoạt động bay cho chuyến bay chuyên cơ của Việt Nam được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Việc xác định tàu bay, đường bay thực hiện chuyến bay chuyên cơ của Việt Nam ở nội địa phải thực hiện vào thời gian nào?
Pháp luật
Cơ quan Việt Nam nào có thẩm quyền thông báo chuyến bay chuyên cơ của nước ngoài? Thông báo chuyến bay chuyên cơ gồm những nội dung nào?
Pháp luật
Thông báo tin tức hàng không trong điều hành hoạt động của chuyến bay chuyên cơ được thực hiện thế nào?
Pháp luật
Tàu bay thực hiện chuyến bay chuyên cơ của Việt Nam phải có ít nhất bao nhiêu chỗ nằm nghỉ cho khách chuyên cơ?
Pháp luật
Tiêu chuẩn đối với nhân viên khai thác mặt đất phục vụ chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang tại cảng hàng không, sân bay như thế nào?
Pháp luật
Việc tra kiểm tra, giám sát bảo đảm chất lượng và an toàn đối với nhiên liệu cho chuyến bay chuyên cơ thực hiện thế nào?
Pháp luật
Bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm đối với suất ăn phục vụ chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chuyến bay chuyên cơ
1,146 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chuyến bay chuyên cơ

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chuyến bay chuyên cơ

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào