Việc cung cấp và hướng dẫn sử dụng bơm kim tiêm sạch từ 15 12 thế nào? Người sử dụng lao động có trách nhiệm gì trong phòng chống HIV/AIDS tại nơi làm việc?
Việc cung cấp và hướng dẫn sử dụng bơm kim tiêm sạch từ 15 12 thế nào?
Căn cứ tại Điều 4 Nghị định 141/2024/NĐ-CP có quy định về cung cấp và hướng dẫn sử dụng bơm kim tiêm sạch như sau:
- Cung cấp và hướng dẫn sử dụng bơm kim tiêm sạch cho người nghiện chích ma túy được thực hiện theo một trong các hình thức sau đây:
+ Cung cấp miễn phí bơm kim tiêm sạch thông qua các chương trình, dự án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật. Bơm kim tiêm sạch cung cấp miễn phí phải được in rõ trên bao bì hoặc nhãn phụ dòng chữ “Cung cấp miễn phí, không được bán”;
+ Bán thương mại bơm kim tiêm sạch theo quy định của pháp luật về quản lý thiết bị y tế.
- Cơ quan, tổ chức, đơn vị phụ trách hoạt động cung cấp và hướng dẫn sử dụng bơm kim tiêm sạch theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 4 Nghị định 141/2024/NĐ-CP có trách nhiệm:
+ Phát triển mạng lưới các điểm cung cấp bơm kim tiêm sạch miễn phí và thu gom bơm kim tiêm đã qua sử dụng;
+ Tổ chức hoạt động cung cấp và hướng dẫn sử dụng bơm kim tiêm sạch cho người nghiện chích ma túy theo quy định của pháp luật về phòng, chống HIV/AIDS.
- Mạng lưới tổ chức cung cấp, hướng dẫn sử dụng bơm kim tiêm sạch và thu gom bơm kim tiêm đã qua sử dụng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 4 Nghị định 141/2024/NĐ-CP gồm:
+ Nhân viên y tế, nhân viên tiếp cận cộng đồng thuộc thẩm quyền quản lý của các cơ quan, tổ chức, đơn vị quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 141/2024/NĐ-CP;
+ Điểm cung cấp bơm kim tiêm sạch cố định.
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân đủ điều kiện kinh doanh mua bán bơm kim tiêm theo quy định của pháp luật về quản lý thiết bị y tế được phép cung cấp bơm kim tiêm sạch theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 4 Nghị định 141/2024/NĐ-CP.
- Việc cung cấp và hướng dẫn sử dụng bơm kim tiêm sạch trong can thiệp giảm tác hại dự phòng lây nhiễm HIV thực hiện theo hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế.
- Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan chuyên môn trên địa bàn quản lý thực hiện các nhiệm vụ sau:
+ Chủ trì, phối hợp với cơ quan: Công an; Lao động, Thương binh và Xã hội và các cơ quan có liên quan tổ chức triển khai hoạt động cung cấp, hướng dẫn sử dụng bơm kim tiêm sạch trong can thiệp giảm tác hại dự phòng lây nhiễm HIV;
+ Quản lý các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia triển khai hoạt động cung cấp và hướng dẫn sử dụng bơm kim tiêm sạch trong can thiệp giảm tác hại dự phòng lây nhiễm HIV;
+ Giám sát, theo dõi, đánh giá, tổng kết và báo cáo kết quả thực hiện hoạt động cung cấp và hướng dẫn sử dụng bơm kim tiêm sạch trong can thiệp giảm tác hại dự phòng lây nhiễm HIV.
Lưu ý: Nghị định 141/2024/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 15/12/2024.
Việc cung cấp và hướng dẫn sử dụng bơm kim tiêm sạch theo từ 15 12 thế nào? Người sử dụng lao động có trách nhiệm gì trong phòng chống HIV/AIDS tại nơi làm việc? (Hình từ internet)
Nguyên tắc phòng chống HIV/AIDS hiện nay?
Nguyên tắc phòng chống HIV/AIDS hiện nay được thực hiện theo quy định tại Điều 3 Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) 2006 như sau:
- Kết hợp các biện pháp xã hội và biện pháp chuyên môn kỹ thuật y tế trong phòng, chống HIV/AIDS trên nguyên tắc lấy phòng ngừa là chính, trong đó thông tin, giáo dục, truyền thông nhằm thay đổi hành vi là biện pháp chủ yếu.
- Thực hiện việc phối hợp liên ngành và huy động xã hội trong phòng, chống HIV/AIDS; lồng ghép các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS trong các chương trình phát triển kinh tế - xã hội.
- Kết hợp chặt chẽ phòng, chống HIV/AIDS với phòng, chống ma tuý, mại dâm, chú trọng triển khai các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV.
- Không kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV và thành viên gia đình họ; tạo điều kiện để người nhiễm HIV và thành viên gia đình họ tham gia các hoạt động xã hội, đặc biệt là các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS.
Người sử dụng lao động có trách nhiệm gì trong phòng chống HIV/AIDS tại nơi làm việc?
Căn cứ Điều 14 Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) 2006 quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động trong phòng chống HIV/AIDS tại nơi làm việc như sau:
- Tổ chức việc tuyên truyền, giáo dục các biện pháp phòng, chống HIV/AIDS, chống kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV trong cơ quan, tổ chức, đơn vị vũ trang nhân dân;
- Bố trí công việc phù hợp với sức khỏe và trình độ chuyên môn của người lao động nhiễm HIV;
- Tạo điều kiện cho người lao động tham gia các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS;
- Các trách nhiệm khác về phòng, chống HIV/AIDS theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, người sử dụng lao động còn không được có các hành vi sau đây:
- Chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc gây khó khăn trong quá trình làm việc của người lao động vì lý do người lao động nhiễm HIV;
- Ép buộc người lao động còn đủ sức khỏe chuyển công việc mà họ đang đảm nhiệm vì lý do người lao động nhiễm HIV;
- Từ chối nâng lương, đề bạt hoặc không bảo đảm các quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động vì lý do người lao động nhiễm HIV;
- Yêu cầu xét nghiệm HIV hoặc xuất trình kết quả xét nghiệm HIV đối với người dự tuyển lao động, từ chối tuyển dụng vì lý do người dự tuyển lao động nhiễm HIV, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 28 Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) 2006.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Biên bản kỳ họp Hội đồng nhân dân phải có chữ ký của ai? Kỳ họp Hội đồng nhân dân có diễn ra công khai không?
- Cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình có hoạt động vì mục đích lợi nhuận không?
- 07 nguyên tắc làm việc của Hội đồng nghệ thuật trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn? Cơ cấu tổ chức như thế nào?
- Cơ quan nào quy định việc kết nạp đoàn viên danh dự? Quyền của đoàn viên danh dự được pháp luật quy định như thế nào?
- Xử lý hành vi phân biệt đối xử về giới trong công tác Dân quân tự vệ như thế nào theo quy định?