Việc chấn chỉnh gửi dữ liệu điện tử khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế lên Cổng Tiếp nhận dữ liệu của cơ quan BHXH được hướng dẫn thế nào?
Bộ Y tế chấn chỉnh việc gửi dữ liệu điện tử khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế lên Cổng Tiếp nhận dữ liệu của cơ quan BHXH thế nào?
Ngày 08/9/2023, Bộ Y tế ban hành Công văn 5710/BYT-BH 2023 về việc chấn chỉnh việc gửi dữ liệu điện tử KCB BHYT lên Cổng Tiếp nhận dữ liệu của cơ quan BHXH.
Theo đó, tại Công văn 5710/BYT-BH 2023 để đảm bảo có đầy đủ dữ liệu, kịp thời, chính xác (dữ liệu phải phản ánh đúng với thực tế quá trình khám chữa bệnh, điều trị cho người bệnh) phục vụ việc quản lý và giám định, thanh toán chi phí khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế theo đúng quy định, Bộ Y tế đề nghị Thủ trưởng các đơn vị:
- Chỉ đạo các đơn vị liên quan thực hiện việc rà soát, chấn chỉnh kịp thời các cơ sở khám chữa bệnh, cá nhân thuộc quyền quản lý để xảy ra tình trạng chậm gửi dữ liệu, hạn chế thấp nhất việc phải gửi đề nghị thay thế, gửi bổ sung dữ liệu, làm ảnh hưởng đến công tác giám định, thanh toán chi phí khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế.
- Nâng cao chất lượng dữ liệu, hạn chế tối đa việc sai sót, thiếu thông tin, dữ liệu. Toàn bộ các bảng chi tiêu dữ liệu gửi tới cơ quan BHXH phải tuân thủ đúng theo Chuẩn và định dạng dữ liệu đầu ra ban hành kèm theo Quyết định 4210/QĐ-BYT của Bộ Y tế, trong đó đặc biệt lưu ý các cơ sở khám chữa bệnh phải gửi đầy đủ, chính xác dữ liệu của Bảng 4, Bảng 5.
- Chỉ đạo cán bộ phụ trách công nghệ thông tin của Sở Y tế, của cơ sở khám chữa bệnh sử dụng tài khoản được cơ quan Bảo hiểm xã hội cung cấp để thường xuyên giám sát, đôn đốc các đơn vị thuộc quyền quản lý thực hiện việc gửi dữ liệu khám chữa bệnh đúng theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Việc chấn chỉnh gửi dữ liệu điện tử khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế lên Cổng Tiếp nhận dữ liệu của cơ quan BHXH được hướng dẫn thế nào? (Hình từ internet)
Khi nào được thay đổi nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu Bảo hiểm y tế?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 26 Luật Bảo hiểm y tế 2008 như sau:
Đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế
1. Người tham gia bảo hiểm y tế có quyền đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến xã, tuyến huyện hoặc tương đương; trừ trường hợp được đăng ký tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến tỉnh hoặc tuyến trung ương theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Trường hợp người tham gia bảo hiểm y tế phải làm việc lưu động hoặc đến tạm trú tại địa phương khác thì được khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phù hợp với tuyến chuyên môn kỹ thuật và nơi người đó đang làm việc lưu động, tạm trú theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
2. Người tham gia bảo hiểm y tế được thay đổi cơ sở đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu vào đầu mỗi quý.
3. Tên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu được ghi trong thẻ bảo hiểm y tế.
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì người tham gia bảo hiểm y tế có thể thay đổi nơi đăng ký khám chữa bệnh của mình vào đầu mỗi quý, rơi vào đầu tháng 01, tháng 04, tháng 07 và tháng 10.
Hồ sơ, thủ tục thay đổi nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu Bảo hiểm y tế như thế nào?
Hồ sơ thay đổi nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu:
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 27 Quy trình ban hành theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017, hồ sơ thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu trực tiếp gồm:
- Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHYT (đối với người tham gia bảo hiểm y tế)
Lưu ý: Cần nộp thẻ bảo hiểm y tế cũ còn giá trị sử dụng.
Thủ tục thay đổi nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu:
Căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 19 Luật Bảo hiểm y tế 2008 quy định việc thay đổi nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu sẽ phải thực hiện thủ tục đổi thẻ bảo hiểm y tế.
Tại Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 thủ tục cấp lại thẻ BHYT như sau:
- Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và nộp cho người sử dụng lao động gồm:
+ Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHYT
- Bước 2: Nộp hồ sơ cho cơ quan Bảo hiểm xã hội
Căn cứ tại khoản 3 Điều 3 Quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế Ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Quyết định 505/QĐ-BHXH năm 2020 về cấp thẻ bảo hiểm y tế:
Cấp thẻ BHYT
3.1. BHXH huyện: Cấp mới, cấp lại, đổi thẻ BHYT cho người tham gia BHYT do BHXH huyện trực tiếp thu.
3.2. BHXH tỉnh: Cấp mới, cấp lại, đổi thẻ BHYT cho người tham gia BHYT tại các đơn vị do BHXH tỉnh trực tiếp thu và người hưởng trợ cấp thất nghiệp trong tỉnh.
Đối với người tham gia bảo hiểm y tế do bảo hiểm xã hội cấp huyện thu thì nơi nộp hồ sơ là bảo hiểm xã hội cấp huyện.
Người tham gia bảo hiểm y tế tại các đơn vị do bảo hiểm xã hội cấp tỉnh trực tiếp thu thì nộp hồ sơ tại bảo hiểm xã hội cấp tỉnh.
- Bước 3: Chờ giải quyết
Người lao động và đơn vị nộp hồ sơ sau đó nhận phiếu hẹn hoặc thông báo qua email từ cơ quan BHXH (Nếu thực hiện qua phần mềm BHXH điện tử) nơi nộp hồ sơ.
Cơ quan BHXH sẽ cấp thẻ BHYT mới sau 3 ngày làm việc kể từ ngày nộp đủ hồ sơ. Nếu không giải quyết cơ quan BHXH cần nêu rõ lý do không giải quyết.
- Bước 4: Nhận thẻ Bảo hiểm y tế đã thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu mới
Cơ quan BHXH chuyển thẻ BHYT đã được thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu đã đăng ký cho người tham gia hoặc chuyển cho đơn vị nơi làm thủ tục đăng ký lại cơ sở khám chữa bệnh ban đầu cho người lao động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Download mẫu biên bản họp Hội đồng thành viên thông qua hợp đồng sáp nhập công ty mới nhất hiện nay?
- Mức phạt lắp đèn trợ sáng 2025? Lắp đèn trợ sáng xe máy có bị phạt không? Khi nào tắt đèn chiếu xa, bật đèn chiếu gần?
- Mẫu cam kết chịu trách nhiệm xây dựng công trình là mẫu nào? Tải mẫu? Thi công xây dựng công trình bao gồm những gì?
- Tinh gọn bộ máy: Có đổi mới việc thi tuyển cán bộ công chức viên chức theo Nghị quyết 18 hay không?
- Mẫu Phiếu siêu âm mới nhất? Hồ sơ bệnh án bản điện tử có giá trị pháp lý không? Học sinh sinh viên có được sao chép hồ sơ bệnh án không?