Vị trí nút giao đấu nối đường khác vào đường cao tốc từ ngày 1/1/2025 theo Nghị định 165 như thế nào?
Vị trí nút giao đấu nối đường khác vào đường cao tốc từ ngày 1/1/2025 theo Nghị định 165 như thế nào?
Căn cứ Điều 28 Nghị định 165/2024/NĐ-CP quy định về vị trí nút giao đấu nối đường khác vào đường cao tốc như sau:
(1) Vị trí nút giao đấu nối đường khác vào đường cao tốc ngoài đô thị được xác định trong giai đoạn lập dự án đầu tư xây dựng phù hợp quy hoạch mạng lưới đường bộ, quy hoạch kết cấu hạ tầng đường bộ, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh.
(2) Trường hợp bổ sung vị trí nút giao đấu nối đường khác với đường cao tốc ngoài quy định tại (1) trong giai đoạn đầu tư xây dựng đường cao tốc, giai đoạn khai thác đường cao tốc thì phải bảo đảm:
- Đường khác đề nghị đấu nối với đường cao tốc có trong quy hoạch được duyệt;
- Khoảng cách điểm đấu nối, quy mô nút giao đấu nối phải bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và tiêu chuẩn thiết kế đường cao tốc.
(3) Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chấp thuận bổ sung vị trí đấu nối với đường cao tốc thuộc phạm vi quản lý đối với trường hợp quy định tại (2).
(4) Cơ quan, tổ chức đề nghị đấu nối vào đường cao tốc quy định tại (2) nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị theo một trong các hình thức trực tiếp, thông qua dịch vụ bưu chính hoặc trực tuyến tại cổng dịch vụ công đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính quy định tại (3). Thành phần hồ sơ bao gồm:
- Văn bản đề nghị đấu nối vào đường cao tốc (bản chính) theo Mẫu số 01 Phụ lục VI kèm theo Nghị định 165/2024/NĐ-CP;
- Bản chính hoặc bản sao có chứng thực: chủ trương đầu tư nút giao đấu nối đường khác vào đường cao tốc, thiết kế nút giao đấu nối vào đường cao tốc (nếu có).
(5) Cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính quy định tại (3) thực hiện tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ và xử lý như sau:
- Đối với trường hợp nộp trực tiếp, sau khi kiểm tra thành phần hồ sơ, nếu đúng quy định thì tiếp nhận hồ sơ và viết phiếu hẹn trả kết quả; hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ đối với trường hợp không đủ thành phần hồ sơ;
- Đối với trường hợp nộp gián tiếp, trong phạm vi 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, kiểm tra thành phần hồ sơ, nếu không đủ thành phần hồ sơ có văn bản thông báo đến tổ chức, cá nhân để bổ sung, hoàn thiện;
- Trường hợp phải lấy ý kiến của các cơ quan thì sau 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ thành phần hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính tiến hành lấy ý kiến. Cơ quan, tổ chức được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời Bộ Giao thông vận tải hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong thời hạn không quá 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị của cơ quan có thẩm quyền.
- Trong thời hạn không quá 07 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đề nghị hoặc 7 ngày sau khi nhận được ý kiến của các cơ quan (đối với trường hợp phải lấy ý kiến), cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính tiến hành kiểm tra nếu đủ điều kiện thì có văn bản chấp thuận nút giao đấu nối vào đường bộ theo quy định tại Mẫu số 02 Phụ lục VI kèm theo Nghị định 165/2024/NĐ-CP. Trường hợp không chấp thuận thì phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
(6) Vị trí đấu nối đường khác trong đô thị với đường cao tốc đô thị được thực hiện trong các trường hợp sau:
- Tuyến đường kết nối vào đường cao tốc đô thị theo quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch khác được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
- Thực hiện trong dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc đô thị được duyệt.
(7) Đối với đường chính quy hoạch thành đường cao tốc, sau khi hoàn thành đầu tư xây dựng thành đường cao tốc, các tuyến đường bộ trước đây đấu nối vào đường chính được kết nối giao thông với đường cao tốc thông qua đường gom, đường bên của đường cao tốc hoặc đường khác để kết nối vào nút giao của đường cao tốc.
Vị trí nút giao đấu nối đường khác vào đường cao tốc từ ngày 1/1/2025 theo Nghị định 165 như thế nào? (Hình ảnh Internet)
Trách nhiệm tổ chức thực hiện xây dựng nút giao đấu nối, đóng điểm đấu nối như thế nào?
Căn cứ Điều 30 Nghị định 165/2024/NĐ-CP quy định về trách nhiệm tổ chức thực hiện xây dựng nút giao đấu nối, đóng điểm đấu nối như sau:
- Việc thực hiện xây dựng nút giao đấu nối trong dự án đầu tư xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo quốc lộ và đường cao tốc với đường khác được thực hiện theo dự án đầu tư xây dựng đường bộ được cấp có thẩm quyền phê duyệt và phải thực hiện các quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 27 Nghị định 165/2024/NĐ-CP, quy định của pháp luật về đường bộ và pháp luật về xây dựng.
- Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm:
+ Giao chủ đầu tư xây dựng nút giao đấu nối mới đường nhánh thuộc phạm vi quản lý vào đường chính đang khai thác theo quy định của pháp luật về xây dựng, pháp luật về đầu tư công và pháp luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư (trừ các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 27, khoản 2 và khoản 6 Điều 28 Nghị định 165/2024/NĐ-CP và trường hợp dự án đầu tư do Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp trên quyết định đầu tư);
+ Kiểm tra việc thực hiện của chủ đầu tư nút giao đấu nối bảo đảm các quy định tại Điều 27 Nghị định 165/2024/NĐ-CP;
+ Tổ chức kết nối giao thông trên địa bàn, khu vực hai bên đường chính vào đường gom, đường bên, đường nhánh trước khi kết nối vào đường chính;
+ Đóng các điểm đấu nối đối với các trường hợp đã xây dựng điểm đấu nối mới thay thế; điểm đấu nối hay xảy ra tai nạn giao thông hoặc điểm đấu nối tiềm ẩn tai nạn giao thông nhưng chưa khắc phục; đóng điểm đấu nối trực tiếp trụ sở cơ quan, tổ chức, nhà ở, khu dân cư, khu vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thương mại vào đường chính sau khi đã có đường gom, đường bên, đường nhánh để kết nối giao thông các khu vực này vào đường chính thông qua đường gom, đường bên, đường nhánh;
+ Xử lý vi phạm đấu nối theo quy định của Luật Đường bộ 2024 và quy định của pháp luật khác có liên quan.
- Chủ đầu tư xây dựng nút giao đấu nối ngoài việc thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng, pháp luật đầu tư, có trách nhiệm tuân thủ các quy định của Luật Đường bộ, quy định tại Điều 27 Nghị định 165/2024/NĐ-CP và các quy định sau:
+ Chấp hành giấy phép thi công nút giao đấu nối với đường bộ đang khai thác theo quy định của pháp luật về đường bộ;
+ Bảo đảm an toàn giao thông, thực hiện đầy đủ các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông trong thời gian thi công xây dựng nút giao đấu nối; có trách nhiệm bồi hoàn kết cấu hạ tầng đường bộ bị ảnh hưởng do thi công nút giao đấu nối;
+ Bàn giao đoạn đường chính thuộc nút giao đấu nối và 01 bộ bản vẽ hoàn công nút giao đấu nối cho người quản lý, sử dụng đường chính để phục vụ quản lý, vận hành, khai thác và bảo trì nút giao đấu nối; bàn giao nút giao đấu nối cho người quản lý, sử dụng đường nhánh đấu nối vào đường chính và 01 bộ bản vẽ hoàn công công trình nút giao đấu nối để phục vụ quản lý, vận hành, khai thác và bảo trì nút giao đấu nối.
Trường hợp đường nhánh đấu nối vào đường chính nhưng không xây dựng, cải tạo kết cấu hạ tầng đường chính thì chỉ bàn giao đường nhánh và bản vẽ hoàn công cho người quản lý, sử dụng đường nhánh;
+ Đóng các vị trí đấu nối khi hoàn thành dự án xây dựng nút giao đấu nối mới thay thế vị trí đấu nối có trước khi thực hiện dự án.
- Người quản lý, sử dụng đường nhánh tại nút giao đấu nối có trách nhiệm:
+ Quản lý, vận hành, khai thác, sử dụng, bảo trì, bảo vệ kết cấu hạ tầng đường nhánh tại nút giao đấu nối theo quy định của Luật Đường bộ, quy định của Nghị định này, quy định của pháp luật về xây dựng và quy định của pháp luật liên quan khác;
+ Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông nút giao đấu nối thuộc phạm vi quản lý;
+ Đóng các điểm đấu nối hiện hữu khi đã có điểm đấu nối mới thay thế;
+ Phối hợp với người quản lý, sử dụng đường chính tại nút giao đấu nối trong việc kết nối giao thông đường bộ, điều chỉnh tổ chức giao thông, điều chỉnh, bổ sung báo hiệu đường bộ, công trình an toàn giao thông để bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong thời gian khai thác nút giao đấu nối.
- Người quản lý, sử dụng đường chính tại nút giao đấu nối có trách nhiệm:
+ Quản lý, vận hành, khai thác, sử dụng, bảo trì, bảo vệ kết cấu hạ tầng đường chính tại nút giao đấu nối theo quy định của Luật Đường bộ 2024, quy định của Nghị định 165/2024/NĐ-CP, quy định của pháp luật về xây dựng và quy định của pháp luật liên quan khác;
+ Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trên đường chính tại khu vực nút giao đấu nối;
+ Phối hợp với người quản lý, sử dụng đường nhánh tại nút giao đấu nối trong việc kết nối giao thông đường bộ, điều chỉnh tổ chức giao thông, điều chỉnh, bổ sung báo hiệu đường bộ, công trình an toàn giao thông để bảo đảm trật tự, an toàn giao thông;
+ Yêu cầu người quản lý, sử dụng đường nhánh xử lý các tồn tại, bất cập mất an toàn giao thông trong thời gian khai thác sử dụng nút giao đấu nối;
+ Kiến nghị Ủy ban nhân dân các cấp xây dựng đường bên, đường gom, đường nhánh để kết nối giao thông khu vực hai bên vào đường chính thông qua nút giao đấu nối được xây dựng theo quy định tại Điều 27 Nghị định 165/2024/NĐ-CP và kiến nghị đóng các điểm đấu nối theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 30 Nghị định 165/2024/NĐ-CP.
Các hành vi nào bị nghiêm cấm trong lĩnh vực đường bộ?
Căn cứ Điều 7 Luật Đường bộ 2024 quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực đường bộ như sau:
(1) Phá hoại kết cấu hạ tầng đường bộ; khai thác, sử dụng kết cấu hạ tầng đường bộ trái quy định của pháp luật.
(2) Đấu nối trái phép vào đường chính, đường nhánh; tháo dỡ, di chuyển trái phép hoặc làm sai lệch công trình đường bộ.
(3) Lấn, chiếm, sử dụng, xây dựng trái phép trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng đường bộ.
(4) Lắp đặt, tháo dỡ, di chuyển, điều chỉnh, che khuất báo hiệu đường bộ trái quy định của pháp luật; gắn, treo, lắp vào báo hiệu đường bộ nội dung không liên quan tới ý nghĩa, mục đích của báo hiệu đường bộ hoặc làm sai lệch báo hiệu đường bộ.
(5) Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, bằng xe bốn bánh có gắn động cơ mà không có giấy phép kinh doanh vận tải theo quy định của pháp luật hoặc kinh doanh không đúng giấy phép.
(6) Lập điểm đón, trả khách, bốc dỡ hàng hóa trái quy định của pháp luật.


Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mục đích của các hoạt động xúc tiến du lịch là gì? Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện công việc gì trong hoạt động xúc tiến du lịch?
- Thẻ hướng dẫn viên du lịch nội địa hết hạn sử dụng có được cấp đổi thẻ mới? Trình tự thủ tục cấp đổi thẻ?
- TCVN 12371-2-13:2024 về hóa chất của quy trình giám định vi khuẩn, virus, Phytoplasma gây hại thực vật ra sao?
- Phương án sắp xếp lại xử lý nhà đất là gì? Hướng dẫn xác định đối tượng và nhà đất để sắp xếp lại xử lý nhà đất theo Nghị định 03?
- Lời chúc tặng em gái tốt nghiệp đại học? Lời chúc tặng em gái tốt nghiệp đại học ý nghĩa? Tốt nghiệp đại học có được học thạc sĩ?