Vi phạm đặt tên giống thuỷ sản thì có cần huỷ bỏ nhãn hàng hóa thể hiện tên giống thuỷ sản không?

Vi phạm đặt tên giống thuỷ sản thì có cần huỷ bỏ nhãn hàng hóa thể hiện tên giống thuỷ sản không? - Câu hỏi của chị D.N (Bình Thuận).

Vi phạm đặt tên giống thuỷ sản thì có cần huỷ bỏ nhãn hàng hóa thể hiện tên giống thuỷ sản không?

Căn cứ tại Điều 12 Nghị định 42/2019/NĐ-CP quy định xử phạt hành vi vi phạm quy định về đặt tên giống thuỷ sản như sau:

Vi phạm quy định về đặt tên giống thủy sản
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi đặt tên giống thủy sản không theo quy định.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tiêu hủy nhãn hàng hóa và buộc cải chính tên giống thủy sản trong các tài liệu đã thể hiện tên giống thủy sản đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.

Như vậy, tổ chức, cá nhân đặt tên giống thủy sản vi phạm quy định pháp luật thì bị buộc hủy nhãn hàng hóa thể hiện tên giống thủy sản vi phạm.

Tuy nhiên, theo quy định mới áp dụng từ 20/5/2024 về biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm quy định về đặt tên giống thuỷ sản tại Điều 12 Nghị định 38/2024/NĐ-CP như sau:

Vi phạm quy định về đặt tên giống thủy sản
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi đặt tên giống thủy sản không theo quy định.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên nhãn, bao bì, phương tiện kinh doanh, vật phẩm thể hiện tên giống thủy sản đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.

Như vậy, theo quy định mới thì tên giống thủy sản vi phạm quy định về đặt tên giống thuỷ sản không buộc phải hủy bỏ nhãn hàng hóa nữa mà chỉ cần loại bỏ yếu tố vi phạm trên nhãn hàng hóa thể hiện tên giống thủy sản vi phạm.

Đồng thời, tổ chức, cá nhân vi phạm quy định về đặt tên giống thuỷ sản sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi đặt tên giống thủy sản không theo quy định.

Lưu ý: Mức phạt trên áp dụng với cá nhân vi phạm trong lĩnh vực thủy sản, mức phạt đối với tổ chức có hành vi vi phạm tương ướng gấp 02 lần mức phạt của cá nhân. (Theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 38/2024/NĐ-CP).

Vi phạm đặt tên giống thuỷ sản thì có cần huỷ bỏ nhãn hàng hóa thể hiện tên giống thuỷ sản không?

Vi phạm đặt tên giống thuỷ sản thì có cần huỷ bỏ nhãn hàng hóa thể hiện tên giống thuỷ sản không? (Hình từ Internet)

Quy định đặt tên giống thuỷ sản thế nào?

Căn cứ tại Điều 24 Nghị định 26/2019/NĐ-CP quy định về đặt tên giống thủy sản như sau:

- Mỗi giống thủy sản chỉ được đặt một tên.

- Giống thủy sản không được đặt tên mới trong trường hợp sau đây:

+ Trùng với tên giống đã có;

+ Chỉ bao gồm các số;

+ Vi phạm đạo đức xã hội;

+ Dễ gây hiểu nhầm với các đặc trưng, đặc tính của giống thủy sản đó.

Những đối tượng nào bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản?

Căn cứ tại Điều 2 Nghị định 38/2024/NĐ-CP quy định các đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản như sau:

- Tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài (sau đây viết chung là tổ chức, cá nhân) thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định 38/2024/NĐ-CP.

- Tổ chức là đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của Nghị định 38/2024/NĐ-CP, bao gồm:

+ Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020, Luật Đầu tư 2020 gồm:

++ Doanh nghiệp tư nhân

++ Công ty cổ phần

++ Công ty trách nhiệm hữu hạn

++ Công ty hợp danh

++ Tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài đầu tư kinh doanh tại Việt Nam;

+ Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật Hợp tác xã 2023 gồm:

++ Hợp tác xã

++ Liên hiệp hợp tác xã,

- Tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp;

- Đơn vị sự nghiệp và các tổ chức khác theo quy định của pháp luật.

- Hộ kinh doanh phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật, hộ gia đình, chủ tàu cá thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định 38/2024/NĐ-CP bị xử phạt vi phạm như đối với cá nhân.

Như vậy, các tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Nghị định 38/2024/NĐ-CP thì bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản.

Đội trưởng Đội quản lý thị trường có thẩm quyền xử phạt cá nhân vi phạm quy định đặt tên giống thủy sản không?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 51 Nghị định 38/2024/NĐ-CP quy định thẩm quyền xử phạt của Đội trưởng Đội quản lý thị trường như sau:

Thẩm quyền của Quản lý thị trường
...
2. Đội trưởng Đội Quản lý thị trường, Trưởng phòng Nghiệp vụ thuộc Cục Nghiệp vụ quản lý thị trường có quyền:
a) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt quy định tại điểm a khoản này;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, đ, e và g khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 4 Nghị định này.

Bên cạnh đó, tại khoản 7 Điều 55 Nghị định 38/2024/NĐ-CP có nội dung sau:

Phân định thẩm quyền xử phạt
....
7. Quản lý thị trường xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 11; Điều 12; Điều 13; Điều 14; khoản 2, khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều 15; Điều 18; khoản 2 Điều 28; Điều 32; Điều 41; Điều 42; Điều 43 và khoản 1 Điều 44 theo thẩm quyền quy định tại Điều 51 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ được giao.

Theo đó, mức xử phạt hành vi vi phạm quy định đặt tên giống thủy sản là từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng, do đó Đội trưởng Đội quản lý thị trường có thẩm quyền xử phạt cá nhân vi phạm này.

Nghị định 38/2024/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 20 tháng 5 năm 2024.

Giống thủy sản Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Giống thủy sản
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Thủ tục công nhận giống thủy sản mới
Pháp luật
Tổ chức sản xuất giống thủy sản bắt buộc phải thực hiện việc ghi chép, lưu giữ hồ sơ trong quá trình sản xuất giống thủy sản đúng không?
Pháp luật
Giống thủy sản chưa có tên trong Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam phải tiến hành khảo nghiệm khi nào?
Pháp luật
Khi nào tổ chức, cá nhân có thể xuất khẩu giống thủy sản nằm trong Danh mục loài thủy sản cấm xuất khẩu?
Pháp luật
Cá nhân sản xuất giống thủy sản có được quảng cáo giống thủy sản trên phương tiện truyền thông không?
Pháp luật
Giống thủy sản muốn được lưu thông trên thị trường có cần phải thông qua kiểm dịch theo quy định?
Pháp luật
Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản có bị thu hồi khi bị sửa chữa nội dung trên giấy chứng nhận không?
Pháp luật
Mẫu đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất ương dưỡng giống thủy sản từ 19/5/2024 2024 thế nào?
Pháp luật
Mẫu bản thuyết minh điều kiện cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thuỷ sản mới nhất 2024 thế nào?
Pháp luật
Vi phạm đặt tên giống thuỷ sản thì có cần huỷ bỏ nhãn hàng hóa thể hiện tên giống thuỷ sản không?
Pháp luật
Hộ kinh doanh sản xuất giống thủy sản biển có được hoạt động kinh doanh tại nhiều địa điểm không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Giống thủy sản
566 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Giống thủy sản

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Giống thủy sản

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào