Vàng miếng là gì? Vàng miếng SJC là gì? Sử dụng vàng miếng, vàng miếng SJC làm phương tiện thanh toán được không?
Vàng miếng là gì? Vàng miếng SJC là gì?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 2 Quyết định 1623/QĐ-NHNN năm 2012 nêu rõ:
Nguyên tắc tổ chức sản xuất vàng miếng
1. Ngân hàng Nhà nước quyết định sản xuất vàng miếng trên cơ sở mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ và cung cầu vàng miếng trên thị trường.
2. Ngân hàng Nhà nước giao Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Vàng bạc đá quý Sài Gòn - SJC (sau đây gọi là Công ty SJC) gia công vàng miếng theo các quy định tại Quyết định này.
3. Ngân hàng Nhà nước quyết định hạn mức, thời điểm sản xuất và nguồn vàng nguyên liệu để tổ chức sản xuất vàng miếng.
4. Ngân hàng Nhà nước tổ chức sản xuất vàng miếng hàm lượng 99,99%, có đóng chữ, số chỉ khối lượng, chất lượng và ký mã hiệu của Công ty SJC (sau đây gọi là vàng miếng SJC). Khối lượng của loại vàng miếng SJC được sản xuất do Ngân hàng Nhà nước quyết định trong từng thời kỳ.
5. Ngân hàng Nhà nước phê duyệt mức phí gia công vàng miếng SJC trong từng thời kỳ trên cơ sở chi phí gia công, lợi nhuận dự kiến và thuế áp dụng.
Như vậy, vàng miếng, vàng miếng SJC được quy định như sau:
- Vàng miếng SJC là vàng miếng hàm lượng 99,99%, có đóng chữ, số chỉ khối lượng, chất lượng và ký mã hiệu của Công ty SJC được Ngân hàng Nhà nước tổ chức sản xuất.
Khối lượng của loại vàng miếng SJC được sản xuất do Ngân hàng Nhà nước quyết định trong từng thời kỳ.
- Vàng miếng là vàng được dập thành miếng, có đóng chữ, số chỉ khối lượng, chất lượng và ký mã hiệu của doanh nghiệp và tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây được gọi là Ngân hàng Nhà nước) cho phép sản xuất hoặc vàng miếng do Ngân hàng Nhà nước tổ chức sản xuất trong từng thời kỳ (khoản 2 Điều 3 Nghị định 24/2012/NĐ-CP).
Vàng miếng là gì? Vàng miếng SJC là gì? Sử dụng vàng miếng, vàng miếng SJC làm phương tiện thanh toán được không? (Hình từ Internet)
Sử dụng vàng miếng, vàng miếng SJC làm phương tiện thanh toán được không?
Căn cứ theo Điều 19 Nghị định 24/2012/NĐ-CP quy định như sau:
Hành vi vi phạm trong hoạt động kinh doanh vàng
Hành vi vi phạm các quy định của pháp luật trong hoạt động kinh doanh vàng bao gồm:
1. Hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh do Ngân hàng Nhà nước cấp.
2. Hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng; xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu không có giấy phép do Ngân hàng Nhà nước cấp.
3. Mang theo vàng khi xuất cảnh, nhập cảnh của cá nhân vượt mức quy định không có giấy phép do Ngân hàng Nhà nước cấp.
4. Sử dụng vàng làm phương tiện thanh toán.
5. Hoạt động sản xuất vàng miếng trái với quy định tại Nghị định này.
6. Hoạt động kinh doanh vàng khác khi chưa được Thủ tướng Chính phủ cho phép và Ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép.
7. Vi phạm các quy định khác tại Nghị định này và các quy định của pháp luật khác có liên quan.
Theo đó, sử dụng vàng làm phương tiện thanh toán là hành vi vi phạm các quy định của pháp luật trong hoạt động kinh doanh vàng.
Như vậy, không được sử dụng vàng miếng, vàng miếng SJC làm phương tiện thanh toán.
Công ty vàng SJC gia công lại vàng miếng SJC như thế nào?
Căn cứ theo Điều 7 Quyết định 1623/QĐ-NHNN năm 2012 quy định như sau:
Quy trình gia công lại vàng miếng SJC
1. Công ty SJC gửi văn bản đề nghị Ngân hàng Nhà nước cho phép gia công lại vàng miếng SJC quy định tại Khoản 3 Điều 3 Quyết định này, trong đó nêu rõ khối lượng vàng miếng SJC dự kiến cần gia công lại và thời gian gia công.
2. Sau khi xem xét đề nghị của Công ty SJC, Ngân hàng Nhà nước gửi văn bản chấp thuận việc gia công lại vàng miếng SJC cho Công ty SJC.
3. Trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước, Công ty SJC gửi văn bản báo cáo Ngân hàng Nhà nước kế hoạch gia công lại vàng miếng SJC.
4. Công ty SJC thực hiện gia công lại vàng miếng SJC theo văn bản chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước dưới sự giám sát của Tổ giám sát của Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh.
Theo đó, quy trình gia công lại vàng miếng SJC của công ty vàng SJC như sau:
- Công ty SJC gửi văn bản đề nghị Ngân hàng Nhà nước cho phép gia công lại vàng miếng SJC quy định sau (trong đó nêu rõ khối lượng vàng miếng SJC dự kiến cần gia công lại và thời gian gia công):
Vàng miếng SJC do Công ty SJC đã sản xuất, gia công, có ít nhất một trong các đặc điểm sau:
+ Không đủ trọng lượng, bị cắt dũa, mài mòn;
+ Bị trầy xước;
+ Bị đóng thêm các dấu hiệu, ký hiệu không phải của Công ty SJC;
+ Bị biến dạng.
- Sau khi xem xét đề nghị của Công ty SJC, Ngân hàng Nhà nước gửi văn bản chấp thuận việc gia công lại vàng miếng SJC cho Công ty SJC.
- Trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước, Công ty SJC gửi văn bản báo cáo Ngân hàng Nhà nước kế hoạch gia công lại vàng miếng SJC.
- Công ty SJC thực hiện gia công lại vàng miếng SJC theo văn bản chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước dưới sự giám sát của Tổ giám sát của Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phân loại, điều kiện khai thác, sử dụng tàu bay không người lái, phương tiện bay khác từ 1/7/2025 ra sao?
- Mức đầu tư để trường mầm non tư thục hoạt động giáo dục ít nhất là bao nhiêu? Hồ sơ cho phép trường mầm non hoạt động giáo dục?
- Cơ quan nào quyết định thành lập trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập? Thủ tục thành lập trung tâm?
- Mẫu Phiếu đề nghị xử lý kỷ luật công đoàn mới nhất? Tải mẫu ở đâu? Ai có thẩm quyền đề nghị xử lý kỷ luật công đoàn?
- Chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân được cấp cho ai? Chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân sẽ do cơ quan nào cấp?