Tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội năm 2024 của doanh nghiệp? Mức đóng BHXH của doanh nghiệp là bao nhiêu?
Tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội năm 2024 của doanh nghiệp là bao nhiêu?
Căn cứ Điều 85 và Điều 86 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, Điều 4 Nghị định 58/2020/NĐ-CP, Điều 5 Nghị định 58/2020/NĐ-CP và Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 có nêu tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp 2024 như sau:
Trên cơ sở lương của người lao động, tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là 32%, trong đó người lao động đóng 10,5% tiền lương tháng đóng BHXH, người sử dụng lao động đóng 21,5% quỹ tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội (trừ đối tượng người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn), cụ thể:
Trong đó: HT là quỹ hưu trí; ÔĐ-TS là quỹ ốm đau, thai sản; TNLĐ-BNN là quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; BHTN là bảo hiểm thất nghiệp; BHYT là bảo hiểm y tế.
Như vậy, tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội năm 2024 của doanh nghiệp là 21,5%. Cụ thể:
- Tỷ lệ đóng quỹ hưu trí là 14%;
- Tỷ lệ đóng quỹ ốm đau, thai sản là 3%;
- Tỷ lệ đóng quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là 0.5%;
- Tỷ lệ đóng bảo hiểm thất nghiệp là 1%;
- Tỷ lệ đóng bảo hiểm y tế là 3%.
Riêng đối với doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề có nguy cơ cao về TNLĐ-BNN, nếu đủ điều kiện, có văn bản đề nghị và được Bộ LĐ-TB&XH chấp thuận thì được đóng vào quỹ TNLĐ-BNN với mức thấp hơn là (0.3%).
Ngoài ra, khi có phát sinh về lao động, tiền lương và truy thu đối với người lao động thuộc đơn vị, doanh nghiệp có trách nhiệm lập Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN (Mẫu D02-TS) ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017.
> Tải Mẫu D02-TS Tại đây.
Lưu ý: Tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội nêu trên áp dụng đối với công dân Việt Nam làm việc tại các doanh nghiệp tư.
Tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội năm 2024 của doanh nghiệp? Mức đóng BHXH của doanh nghiệp là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Trường hợp nào doanh nghiệp sẽ không đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động?
Căn cứ quy định tại Điều 86 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 (có nội dung hết hiệu lực bởi khoản 2 Điều 92 Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015) như sau:
Mức đóng và phương thức đóng của người sử dụng lao động
1. Người sử dụng lao động hằng tháng đóng trên quỹ tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và h khoản 1 Điều 2 của Luật này như sau:
a) 3% vào quỹ ốm đau và thai sản;
...
c) 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất.
2. Người sử dụng lao động hằng tháng đóng trên mức lương cơ sở đối với mỗi người lao động quy định tại điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này như sau:
...
b) 22% vào quỹ hưu trí và tử tuất.
3. Người sử dụng lao động hằng tháng đóng 14% mức lương cơ sở vào quỹ hưu trí và tử tuất cho người lao động quy định tại điểm i khoản 1 Điều 2 của Luật này.
4. Người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động theo quy định tại khoản 3 Điều 85 của Luật này.
5. Người sử dụng lao động là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả lương theo sản phẩm, theo khoán thì mức đóng hằng tháng theo quy định tại khoản 1 Điều này; phương thức đóng được thực hiện hằng tháng, 03 tháng hoặc 06 tháng một lần.
6. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết khoản 5 Điều 85 và khoản 5 Điều 86 của Luật này.
Theo đó, dẫn chiếu đến quy định tại khoản 3 Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động nếu trong tháng đó người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên.
Doanh nghiệp có những quyền và trách nhiệm gì trong việc đóng BHXH vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp?
Căn cứ quy định tại Điều 15 Nghị định 58/2020/NĐ-CP như sau:
Quyền và trách nhiệm của người sử dụng lao động
1. Hoàn trả phần tiền đóng chênh lệch và thực hiện mức đóng theo quy định tại khoản 3, khoản 4, điểm a khoản 5 Điều 10 Nghị định này.
2. Cử người phối hợp và giám sát để bảo đảm tổ chức đánh giá an toàn, vệ sinh lao động tuân thủ quy định của pháp luật trong quá trình lập báo cáo đánh giá.
3. Cung cấp hồ sơ, tài liệu có liên quan đến việc thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình thực hiện đánh giá.
4. Lưu giữ đầy đủ hồ sơ làm căn cứ đề nghị áp dụng mức đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; cung cấp hồ sơ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi được yêu cầu.
5. Khiếu nại, tố cáo những hành vi vi phạm pháp luật trong việc đóng Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
6. Trả chi phí đánh giá theo thỏa thuận với tổ chức đánh giá an toàn, vệ sinh lao động.
Như vậy, trong việc đóng bảo hiểm xã hội vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, người sử dụng lao động có các quyền và trách nhiệm nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trường hợp đăng ký biến động đất đai thì chi nhánh của tổ chức đăng ký đất đai có thẩm quyền cấp sổ đỏ không?
- Dự án bất động sản có phải tuân thủ giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải cấp giấy phép xây dựng không?
- Bên mua bảo hiểm có được chuyển giao hợp đồng bảo hiểm tài sản theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm không?
- Mức thu phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp là 5.000.000 đồng đúng không?
- Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ ký phát hành hộ chiếu có gắn chíp điện tử của DS có hiệu lực trong bao lâu?