Từ ngày 20/02/2023, việc ghi nhãn thức ăn chăn nuôi được thực hiện như thế nào? Nhãn thức ăn chăn nuôi có chứa thuốc thú y được ghi ra sao?
- Thức ăn chăn nuôi là hàng rời thì ghi nhãn thế nào? Thức ăn chăn nuôi theo đặt hàng, tiêu thụ nội bộ có bao bì khi lưu thông có phải ghi nhãn không?
- Từ ngày 20/02/2023, ghi nhãn thức ăn chăn nuôi như thế nào? Nhãn thức ăn chăn nuôi có chứa thuốc thú y được ghi ra sao?
- Thể hiện dấu hợp quy trên thức ăn chăn nuôi đã công bố hợp quy trước khi lưu thông ra sao?
Thức ăn chăn nuôi là hàng rời thì ghi nhãn thế nào? Thức ăn chăn nuôi theo đặt hàng, tiêu thụ nội bộ có bao bì khi lưu thông có phải ghi nhãn không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 21/2019/TT-BNNPTNT, thức ăn chăn nuôi là hàng rời được quy định như sau:
Ghi nhãn thức ăn chăn nuôi
...
2. Thức ăn chăn nuôi là hàng rời khi lưu thông phải có tài liệu kèm theo được quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này, trừ trường hợp thức ăn chăn nuôi truyền thống chưa qua chế biến và bán trực tiếp cho người chăn nuôi.
Theo đó, dẫn chiếu đến nội dung Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 21/2019/TT-BNNPTNT được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 2 Thông tư 31/2022/TT-BNNPTNT, có thể hiểu như sau:
Thức ăn chăn nuôi là hàng rời thì khi lưu thông ra thị trường phải có tài liệu kèm theo các nội dung:
- Tên cơ sở sản xuất;
- Địa chỉ sản xuất;
- Tên của sản phẩm, tên thương mại (nếu có);
- Số tiêu chuẩn công bố áp dụng;
- Chỉ tiêu chất lượng;
- Thông tin kháng sinh; hoạt chất phòng, trị bệnh (nếu sử dụng);
- Thành phần nguyên liệu;
- Ngày sản xuất;
- Hạn sử dụng hoặc ngày hết hạn;
- Định lượng;
- Hướng dẫn sử dụng (nếu có);
- Hướng dẫn bảo quản (nếu có).
Về thức ăn chăn nuôi theo đặt hàng, tiêu thụ nội bộ có bao bì khi lưu thông, khoản 3 Điều 4 Thông tư 21/2019/TT-BNNPTNT có quy định:
Ghi nhãn thức ăn chăn nuôi
...
3. Thức ăn chăn nuôi theo đặt hàng, thức ăn chăn nuôi tiêu thụ nội bộ có bao bì khi lưu thông không phải ghi nhãn theo quy định tại khoản 1 Điều này nhưng phải có dấu hiệu trên bao bì để nhận biết, tránh nhầm lẫn và có tài liệu kèm theo được quy định tại phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.
Như vậy, theo nội dung trên thì thức ăn chăn nuôi theo đặt hàng, thức ăn chăn nuôi tiêu thụ nội bộ có bao bì khi lưu thông sẽ không phải ghi nhãn sản phẩm.
Tuy nhiên, cần phải có dấu hiệu trên bao bì để nhận biết, tránh nhầm lẫn và có tài liệu kèm theo tương tự thức ăn chăn nuôi hàng rời.
Từ ngày 20/02/2023, việc ghi nhãn thức ăn chăn nuôi được thực hiện như thế nào? Nhãn thức ăn chăn nuôi có chứa thuốc thú y được ghi ra sao? (Hình từ Internet)
Từ ngày 20/02/2023, ghi nhãn thức ăn chăn nuôi như thế nào? Nhãn thức ăn chăn nuôi có chứa thuốc thú y được ghi ra sao?
Nội dung thể hiện trên nhãn thức ăn chăn nuôi được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 21/2019/TT-BNNPTNT được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 2 Thông tư 31/2022/TT-BNNPTNT và khoản 8 Điều 2 Thông tư 31/2022/TT-BNNPTNT.
Theo đó, thay đổi những nội dung sau:
- Thay thế cụm từ “Thông tin kháng sinh” bằng cụm từ “Thông tin kháng sinh; hoạt chất phòng, trị bệnh”;
- Thay thế cụm từ “- Đối với thức ăn chăn nuôi nhập khẩu, việc ghi nhãn phụ phải thực hiện theo quy định tại Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa và quy định tại Thông tư này” bằng cụm từ “- Đối với thức ăn chăn nuôi nhập khẩu: nhãn gốc theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa, nhãn phụ theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa và Thông tư này”.
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 4 Thông tư 21/2019/TT-BNNPTNT được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 31/2022/TT-BNNPTNT, nhãn thức ăn chăn nuôi có chứa thuốc thú y được ghi như sau:
- Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho gia súc, gia cầm và thức ăn tinh cho gia súc ăn cỏ chứa thuốc thú y có thành phần kháng sinh để phòng, trị bệnh cho vật nuôi phải ghi đủ các thông tin:
+ Tên và hàm lượng kháng sinh;
+ Mục đích sử dụng kháng sinh;
+ Hướng dẫn sử dụng;
+ Thời gian ngừng sử dụng;
+ Tên và địa chỉ trang trại hoặc cơ sở chăn nuôi (đối với trường hợp điều trị, điều trị dự phòng)
Những thông tin này phải được thể hiện trên nhãn sản phẩm hoặc tài liệu kèm theo khi lưu hành phù hợp với nội dung ghi trong đơn thuốc của người kê đơn thuốc thú y theo quy định của pháp luật về chăn nuôi, thú y;
- Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho gia súc, gia cầm và thức ăn tinh cho gia súc ăn cỏ chứa thuốc thú y không phải kê đơn theo quy định về thú y để phòng, trị bệnh cho vật nuôi phải ghi đủ các thông tin:
+ Tên và hàm lượng hoạt chất có tác dụng phòng, trị bệnh;
+ Mục đích sử dụng;
+ Hướng dẫn sử dụng;
+ Thời gian ngừng sử dụng trên nhãn sản phẩm hoặc tài liệu kèm theo khi lưu hành phù hợp với hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất thuốc thú y và pháp luật về quản lý thuốc thú y.
Thể hiện dấu hợp quy trên thức ăn chăn nuôi đã công bố hợp quy trước khi lưu thông ra sao?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Thông tư 31/2022/TT-BNNPTNT, thức ăn chăn nuôi đã công bố hợp quy trước khi lưu thông trên thị trường phải thể hiện dấu hợp quy trong tài liệu kèm theo hoặc trên nhãn hoặc bao bì của sản phẩm hoặc trong tài liệu kỹ thuật kèm theo lô hàng.
Cụ thể như sau:
- Đối với thức ăn chăn nuôi là hàng rời và thức ăn chăn nuôi theo đặt hàng, thức ăn chăn nuôi tiêu thụ nội bộ có bao bì khi lưu thông:
Dấu hợp quy được thể trong tài liệu kèm theo quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 21/2019/TT-BNNPTNT được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 2 Thông tư 31/2022/TT-BNNPTNT;
- Đối với thức ăn chăn nuôi không thuộc các đối tượng nêu trên:
+ Dấu hợp quy được thể hiện trên nhãn hoặc bao bì của sản phẩm hoặc trong tài liệu kỹ thuật kèm theo lô hàng khi lưu hành;
+ Tài liệu kỹ thuật bao gồm các thông tin tối thiểu: Tên cơ sở chịu trách nhiệm về hàng hóa, địa chỉ sản xuất bảo đảm truy xuất được nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm; tên sản phẩm; số tiêu chuẩn công bố áp dụng.
Như vậy, việc thể hiện dấu hợp quy trên thức ăn chăn nuôi đã công bố hợp quy trước khi lưu thông được thực hiện theo nội dung trên.
Thông tư 31/2022/TT-BNNPTNT sẽ có hiệu lực từ ngày 20/02/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Quy chế làm việc của chi ủy chi bộ cơ sở mới nhất là mẫu nào? Chi ủy, chi bộ cơ sở họp thường lệ mấy tháng một lần?
- Mẫu sơ yếu lý lịch cá nhân của sáng lập viên thành lập quỹ từ thiện, quỹ xã hội? Điều kiện đối với sáng lập viên thành lập quỹ?
- Bảo đảm hoàn thành sắp xếp CBCCVC dôi dư sau 5 năm tinh gọn bộ máy hành chính theo Công văn 7968?
- Thời điểm xuất hóa đơn GTGT hàng xuất khẩu theo Nghị định 123? Xuất khẩu hàng hóa được sử dụng hóa đơn GTGT?
- Trình tự thủ tục cấp Giấy phép trang bị vũ khí quân dụng theo Quyết định 9312 thực hiện như thế nào?