Từ ngày 15/07/2022, sửa đổi, bổ sung một số quy định về báo cáo tình hình sử dụng lao động?
- Bổ sung hiệu lực thi hành tại Nghị định số 31/2021/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư như thế nào?
- Bổ sung quy định về trách nhiệm của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Nghị định 152/2020/NĐ-CP về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam như thế nào?
- Quy định về việc lập, cập nhật, quản lý, sử dụng sổ quản lý lao động như thế nào?
- Sửa đổi, bổ sung một số quy định về báo cáo tình hình sử dụng lao động tại Nghị định 145/2020/NĐ-CP trong năm 2022?
Bổ sung hiệu lực thi hành tại Nghị định số 31/2021/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư như thế nào?
Căn cứ Điều 71 Nghị định 35/2022/NĐ-CP quy định về việc bổ sung Nghị định 31/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư như sau:
Bổ sung khoản 1a vào sau khoản 1 Điều 131 Nghị định 31/2021/NĐ-CP
như sau:
“Điều 131. Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực từ ngày ký.
1a. Phụ lục II và Phụ lục III của Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2021.”
Bổ sung quy định về trách nhiệm của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Nghị định 152/2020/NĐ-CP về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam như thế nào?
Căn cứ Điều 72 Nghị định 35/2022/NĐ-CP quy định về việc bổ sung quy định về trách nhiệm của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Nghị định 152/2020/NĐ-CP về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam như sau:
Bổ sung khoản 6a vào sau khoản 6 Điều 30 Nghị định 152/2020/NĐ-CP như sau:
“Điều 30. Trách nhiệm thi hành
6. Trách nhiệm của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:
...
6a. Đối với lao động làm việc trong khu công nghiệp, khu kinh tế, Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế thực hiện các trách nhiệm sau đây:
a) Cấp, cấp lại, gia hạn, thu hồi Giấy phép lao động và xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc trong khu công nghiệp, khu kinh tế;
b) Tổ chức thực hiện đăng ký nội quy lao động;
c) Nhận báo cáo về việc kết quả đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề hằng năm;
d) Nhận thông báo tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm của doanh nghiệp”.
Nghị định 35/2022/NĐ-CP: Sửa đổi, bổ sung một số quy định về báo cáo tình hình sử dụng lao động từ 15/07/2022?
Quy định về việc lập, cập nhật, quản lý, sử dụng sổ quản lý lao động như thế nào?
Căn cứ Điều 3 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định như sau:
"Điều 3. Sổ quản lý lao động
Việc lập, cập nhật, quản lý, sử dụng sổ quản lý lao động tại khoản 1 Điều 12 của Bộ luật Lao động được quy định như sau:
1. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày bắt đầu hoạt động, người sử dụng lao động phải lập sổ quản lý lao động ở nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện.
2. Sổ quản lý lao động được lập bằng bản giấy hoặc bản điện tử nhưng phải bảo đảm các thông tin cơ bản về người lao động, gồm: họ tên; giới tính; ngày tháng năm sinh; quốc tịch; nơi cư trú; số thẻ Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu; trình độ chuyên môn kỹ thuật; bậc trình độ kỹ năng nghề; vị trí việc làm; loại hợp đồng lao động; thời điểm bắt đầu làm việc; tham gia bảo hiểm xã hội; tiền lương; nâng bậc, nâng lương; số ngày nghỉ trong năm; số giờ làm thêm; học nghề, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề; kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất; tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động và lý do.
3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm thể hiện, cập nhật các thông tin quy định tại khoản 2 Điều này kể từ ngày người lao động bắt đầu làm việc; quản lý, sử dụng và xuất trình sổ quản lý lao động với cơ quan quản lý về lao động và các cơ quan liên quan khi có yêu cầu theo quy định của pháp luật."
Sửa đổi, bổ sung một số quy định về báo cáo tình hình sử dụng lao động tại Nghị định 145/2020/NĐ-CP trong năm 2022?
Theo pháp luật hiện hành, tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định thời hạn báo cáo tình hình sử dụng lao động như sau:
“Điều 4. Báo cáo sử dụng lao động
...
2. Định kỳ 06 tháng (trước ngày 05 tháng 6) và hằng năm (trước ngày 05 tháng 12), người sử dụng lao động phải báo cáo tình hình thay đổi lao động đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thông qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia theo Mẫu số 01/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này và thông báo đến cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện. Trường hợp người sử dụng lao động không thể báo cáo tình hình thay đổi lao động thông qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia thì gửi báo cáo bằng bản giấy theo Mẫu số 01/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và thông báo đến cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện.
Căn cứ khoản 1 Điều 73 Nghị định 35/2022/NĐ-CP quy định về sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 4 Nghị định 145/2020/NĐ-CP như sau:
“Điều 4. Báo cáo sử dụng lao động
...
2. Định kỳ 06 tháng (trước ngày 05 tháng 6) và hằng năm (trước ngày 05 tháng 12), người sử dụng lao động phải báo cáo tình hình thay đổi lao động đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thông qua cổng Dịch vụ công Quốc gia theo Mẫu số 01/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này và thông báo đến cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện. Trường hợp người sử dụng lao động không thể báo cáo tình hình thay đổi lao động thông qua cổng Dịch vụ công Quốc gia thì gửi báo cáo bằng bản giấy theo Mẫu số 01/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và thông báo đến cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện. Đối với lao động làm việc trong khu công nghiệp, khu kinh tế, người sử dụng lao động phải báo cáo tình hình thay đổi lao động đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện và Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế để theo dõi.
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm tổng hợp tình hình thay đổi về lao động trong trường hợp người sử dụng lao động gửi báo cáo bằng bản giấy để cập nhật đầy đủ thông tin theo Mẫu số 02/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này”.
Như vậy, so với Nghị định 145/2020/NĐ-CP thì Nghị định 35/2022/NĐ-CP bổ sung trường hợp đối với lao động làm việc trong khu công nghiệp, khu kinh tế, người sử dụng lao động phải báo cáo tình hình thay đổi lao động đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện và Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế để theo dõi. Đây là điều mà các doanh nghiệp có sử dụng lao động cần lưu ý trong năm 2022.
Nghị định 35/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ 15/07/2022.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bộ luật Hình sự mới nhất hiện nay quy định những gì? Bộ luật Hình sự có nhiệm vụ gì? Nguyên tắc xử lý người phạm tội và pháp nhân thương mại phạm tội?
- Phương tiện đo nhóm 2 không có quy trình kiểm định thì có chuyển sang hiệu chuẩn thay thế được không?
- Chức năng của Hội đồng nghệ thuật trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn là gì? Ai có thẩm quyền thành lập Hội đồng nghệ thuật?
- Chính quyền địa phương ở thị trấn là gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của chính quyền địa phương ở thị trấn?
- Khi Nhà nước thu hồi đất, chủ sở hữu cây trồng được tự thu hồi cây trồng, vật nuôi trước khi bàn giao lại đất cho Nhà nước không?