Có phải Tòa án sẽ đưa ứng dụng trợ lý ảo để hỗ trợ cho thẩm phán, tư vấn pháp luật cho người dân?
Thẩm phán là ai? Nhiệm vụ của thẩm phán bao gồm những gì?
Theo khoản 1 Điều 65 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 thì thẩm phán là người có đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của Luật này được Chủ tịch nước bổ nhiệm để làm nhiệm vụ xét xử.
Thẩm phán thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 2 của Luật này và các luật có liên quan. Theo đó, Điều 2 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 quy định như sau:
"Điều 2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân
1. Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp.
Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Bằng hoạt động của mình, Tòa án góp phần giáo dục công dân trung thành với Tổ quốc, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, tôn trọng những quy tắc của cuộc sống xã hội, ý thức đấu tranh phòng, chống tội phạm, các vi phạm pháp luật khác.
2. Tòa án nhân danh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xét xử các vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính và giải quyết các việc khác theo quy định của pháp luật; xem xét đầy đủ, khách quan, toàn diện các tài liệu, chứng cứ đã được thu thập trong quá trình tố tụng; căn cứ vào kết quả tranh tụng ra bản án, quyết định việc có tội hoặc không có tội, áp dụng hoặc không áp dụng hình phạt, biện pháp tư pháp, quyết định về quyền và nghĩa vụ về tài sản, quyền nhân thân.
Bản án, quyết định của Tòa án nhân dân có hiệu lực pháp luật phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng; cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành.
3. Khi thực hiện nhiệm vụ xét xử vụ án hình sự, Tòa án có quyền:
a) Xem xét, kết luận về tính hợp pháp của các hành vi, quyết định tố tụng của Điều tra viên, Kiểm sát viên, Luật sư trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử; xem xét việc áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn; đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án;
b) Xem xét, kết luận về tính hợp pháp của các chứng cứ, tài liệu do Cơ quan điều tra, Điều tra viên, Viện kiểm sát, Kiểm sát viên thu thập; do Luật sư, bị can, bị cáo và những người tham gia tố tụng khác cung cấp;
c) Khi xét thấy cần thiết, trả hồ sơ yêu cầu Viện kiểm sát điều tra bổ sung; yêu cầu Viện kiểm sát bổ sung tài liệu, chứng cứ hoặc Tòa án kiểm tra, xác minh, thu thập, bổ sung chứng cứ theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự;
d) Yêu cầu Điều tra viên, Kiểm sát viên và những người khác trình bày về các vấn đề có liên quan đến vụ án tại phiên tòa; khởi tố vụ án hình sự nếu phát hiện có việc bỏ lọt tội phạm;
e) Ra quyết định để thực hiện các quyền hạn khác theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.
4. Tòa án xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ để giải quyết các vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính và thực hiện các quyền hạn khác theo quy định của luật tố tụng.
5. Xử lý vi phạm hành chính; xem xét đề nghị của cơ quan quản lý nhà nước và quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính liên quan đến quyền con người, quyền cơ bản của công dân theo quy định của pháp luật.
6. Ra quyết định thi hành bản án hình sự, hoãn chấp hành hình phạt tù, tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù, giảm hoặc miễn chấp hành hình phạt, xóa án tích, miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước; thực hiện các quyền hạn khác theo quy định của Bộ luật hình sự, Luật thi hành án hình sự, Luật thi hành án dân sự.
Ra quyết định hoãn, miễn, giảm, tạm đình chỉ chấp hành biện pháp xử lý hành chính do Tòa án áp dụng và thực hiện các quyền hạn khác theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính.
7. Trong quá trình xét xử vụ án, Tòa án phát hiện và kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ văn bản pháp luật trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức; cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm trả lời Tòa án kết quả xử lý văn bản pháp luật bị kiến nghị theo quy định của pháp luật làm cơ sở để Tòa án giải quyết vụ án.
8. Bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử.
9. Thực hiện quyền hạn khác theo quy định của luật."
Như vậy, nhằm để trợ giúp Thẩm phán trong việc thực hiện nhiệm vụ và thực hiện chủ trương của Ban cán sự đảng tòa án nhân dân tối cao về chuyển đổi số và xây dựng tòa án điện tử, tòa án nhân dân tối cao ban hành Kế hoạch 49/KH-TANDTC năm 2022 triển khai, áp dụng các phần mềm trợ lý ảo cho thẩm phán tòa án các cấp, cụ thể như sau:
Mục đích, yêu cầu trong việc đưa Trợ lý ảo hỗ trợ Thẩm phán như thế nào?
Mục đích
- Đưa Trợ lý ảo làm việc trực tuyến 24/7 để hỗ trợ cho Thẩm phán tra cứu nhanh các văn bản pháp luật, chỉ dẫn áp dụng pháp luật cho các tình huống pháp lý cụ thể, quy định pháp luật, án lệ và bản án có tình huống pháp lý tương tự để tham khảo;
- Góp phần bảo đảm việc áp dụng đúng, thống nhất pháp luật;
- Giúp cho phần mềm Trợ lý ảo ngày càng thông minh hơn thông qua quá trình sử dụng, đóng góp ý kiến của các Thẩm phán Tòa án.
Yêu cầu
- Triển khai áp dụng thống nhất phần mềm Trợ lý ảo cho các Thẩm phán trong hệ thống Tòa án.
- Bảo đảm 100% các Thẩm phán trong hệ thống Tòa án sử dụng phần mềm Trợ lý ảo phục vụ công tác chuyên môn ngay sau khi được tập huấn hướng dẫn sử dụng.
- Các Thẩm phán tham gia tích cực vào việc huấn luyện, cung cấp và làm giàu tri thức cho phần mềm Trợ lý ảo thông qua quá trình sử dụng và đưa ra các ý kiến góp ý.
Từ ngày 05/04/2022, có phải thẩm phán sẽ có trợ lý ảo để thực hiện việc xét xử một cách dễ dàng, hiệu quả?
Nội dung công việc đưa Trợ lý ảo hỗ trợ Thẩm phán được đề cập ra sao?
Tổ chức tập huấn sử dụng phần mềm Trợ lý ảo
- Đơn vị chủ trì: Giao cho Vụ Tổng hợp Tòa án nhân dân tối cao là đầu mối cùng đồng chí Tống Anh Hào nguyên Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Tổ trưởng Tổ biên tập nội dung cho phần mềm Trợ lý ảo và đơn vị xây dựng phần mềm Trợ lý ảo.
- Thành phần triệu tập tham dự tập huấn: Các đồng chí Thẩm phán, công chức tin học Tòa án các cấp.
- Hình thức triển khai: Trực tuyến và kết hợp trực tiếp.
- Thời gian thực hiện: Hoàn thành trước ngày 05/04/2022.
Về tổ chức áp dụng phần mềm Trợ lý ảo
- Giao cho Vụ Tổng hợp Tòa án nhân dân tối cao là đầu mối chịu trách nhiệm: (1) Hỗ trợ các Thẩm phán Tòa án trong quá trình sử dụng phần mềm; (2) Theo dõi, thống kê tần suất sử dụng phần mềm Trợ lý ảo của các Thẩm phán để tổng hợp, báo cáo Chánh án Tòa án nhân dân tối cao định kỳ; (3) Tiếp nhận, tổng hợp các ý kiến góp ý của Thẩm phán đối với phần mềm Trợ lý ảo chuyển về Tổ biên tập nội dung xử lý.
- Chánh án Tòa án các cấp quán triệt các Thẩm phán của đơn vị mình và các đơn vị cấp dưới thuộc quyền quản lý thực hiện nghiêm Kế hoạch này và tích cực sử dụng, đóng góp ý kiến, cung cấp thông tin, dữ liệu để huấn luyện phần mềm Trợ lý ảo.
Tổ chức sơ kết, kiểm tra, đánh giá kết quả triển khai thực hiện phần mềm Trợ lý ảo
- Đơn vị chủ trì: Vụ Tổng hợp Tòa án nhân dân tối cao.
- Đơn vị phối hợp: Tòa án các cấp.
- Hình thức thực hiện: Trực tuyến.
- Thời gian thực hiện: Hoàn thành trong Quý IV năm 2022.
Việc đưa Trợ lý ảo hỗ trợ Thẩm phán được tổ chức thực hiện như thế nào?
- Vụ Tổng hợp Tòa án nhân dân tối cao căn cứ Kế hoạch này xây dựng chương trình triển khai cụ thể; đồng thời chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức thực hiện nhiệm vụ trong kế hoạch.
- Văn phòng Tòa án nhân dân tối cao có trách nhiệm bố trí kinh phí và các điều kiện vật chất khác (nếu có) bảo đảm cho việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ tại Kế hoạch này.
- Các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao; Tòa án nhân dân các cấp trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ chịu trách nhiệm phối hợp với Vụ Tổng hợp Tòa án nhân dân tối cao triển khai thực hiện các nội dung của Kế hoạch.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng cuối năm dành cho cá nhân người nước ngoài chuẩn Nghị định 98?
- Đáp án tuần 4 Cuộc thi Tìm hiểu truyền thống lịch sử huyện Chi Lăng 60 năm xây dựng và phát triển?
- Hạn chót nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động 6 tháng cuối năm 2024 tại TPHCM theo Công văn 28690 thế nào?
- Bé dưới 06 tuổi được bố mẹ đề nghị cấp thẻ căn cước có thực hiện thủ tục cấp thẻ qua ứng dụng VNeID không?
- Ngoài phần phí bảo hiểm cơ bản thì bên mua bảo hiểm có thể đóng thêm phí bảo hiểm để đầu tư vào quỹ liên kết chung không?