Từ ngày 01/7/2024, khi giao dịch với người tiêu dùng dễ bị tổn thương thì tổ chức, cá nhân kinh doanh phải có trách nhiệm gì?
- Từ ngày 01/7/2024, khi giao dịch với người tiêu dùng dễ bị tổn thương thì tổ chức, cá nhân kinh doanh phải có trách nhiệm gì?
- Cá nhân hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên, không phải đăng ký kinh doanh theo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 có trách nhiệm gì?
- Bắt đầu từ ngày nào thì Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 sẽ có hiệu lực?
Từ ngày 01/7/2024, khi giao dịch với người tiêu dùng dễ bị tổn thương thì tổ chức, cá nhân kinh doanh phải có trách nhiệm gì?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 8 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 thì từ ngày 01/7/2024, khi giao dịch với người tiêu dùng dễ bị tổn thương, tổ chức, cá nhân kinh doanh có trách nhiệm sau đây:
- Bảo đảm việc thực hiện quyền của người tiêu dùng dễ bị tổn thương trong quá trình mua bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ theo quy định của pháp luật;
- Áp dụng cơ chế giải quyết khiếu nại, tranh chấp theo quy định của pháp luật phù hợp với từng đối tượng người tiêu dùng dễ bị tổn thương;
- Không được từ chối giải quyết yêu cầu được bảo vệ của người tiêu dùng dễ bị tổn thương quy định tại điểm c khoản 2 Điều 8 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 do khác biệt về tiếng nói, chữ viết, phong tục, tập quán;
- Chống kỳ thị, phân biệt đối xử, lợi dụng yếu tố dễ bị tổn thương để xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng trong quá trình thực hiện giao dịch;
- Xây dựng, ban hành trình tự, thủ tục, phương thức hoặc biện pháp phù hợp với từng đối tượng người tiêu dùng dễ bị tổn thương để bảo đảm quyền khiếu nại, yêu cầu giải quyết tranh chấp và các quyền khác của người tiêu dùng dễ bị tổn thương;
- Xây dựng, cập nhật, công khai cho người tiêu dùng dễ bị tổn thương các nội dung quy định tại khoản 3 Điều 8 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 theo hình thức niêm yết tại trụ sở, địa điểm kinh doanh hoặc đăng tải trên trang thông tin điện tử, phần mềm ứng dụng (nếu có) và đào tạo, tập huấn cho người lao động của mình về các nội dung đó.
Lưu ý: Trách nhiệm quy định tại điểm e khoản 3 Điều 8 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 không bắt buộc áp dụng đối với cá nhân hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên, không phải đăng ký kinh doanh; doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp doanh nghiệp đó thực hiện giao dịch quy định tại Chương III Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023;
- Trách nhiệm khác theo quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Từ ngày 01/7/2024, khi giao dịch với người tiêu dùng dễ bị tổn thương thì tổ chức, cá nhân kinh doanh phải có trách nhiệm gì? (Hình từ internet)
Cá nhân hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên, không phải đăng ký kinh doanh theo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 có trách nhiệm gì?
Căn cứ theo Điều 9 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 quy định việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịch với cá nhân hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên, không phải đăng ký kinh doanh như sau:
Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịch với cá nhân hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên, không phải đăng ký kinh doanh
1. Cá nhân hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên, không phải đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật này chỉ phải thực hiện các trách nhiệm sau đây:
a) Bảo đảm an toàn, đo lường, số lượng, khối lượng, chất lượng, công dụng của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ mà mình bán, cung cấp cho người tiêu dùng;
b) Không được bán, cung cấp cho người tiêu dùng các loại sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ trái pháp luật, trái với thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội;
c) Cung cấp chính xác, đầy đủ thông tin về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ mà mình bán, cung cấp cho người tiêu dùng;
d) Đổi hàng hóa cho người tiêu dùng hoặc trả lại tiền và nhận lại hàng hóa từ người tiêu dùng trong trường hợp hàng hóa do mình bán, cung cấp không bảo đảm an toàn, đo lường, số lượng, khối lượng, chất lượng, công dụng như thông tin mà mình cung cấp;
đ) Chấp hành quyết định thu hồi sản phẩm, hàng hóa trong trường hợp sản phẩm, hàng hóa do mình bán, cung cấp thuộc diện phải thu hồi; chịu chi phí để tiêu hủy sản phẩm, hàng hóa trong trường hợp sản phẩm, hàng hóa phải tiêu hủy theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền;
e) Trách nhiệm khác theo quy định của Chính phủ.
2. Căn cứ vào quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan, Chính phủ quy định chi tiết việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịch với cá nhân hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên, không phải đăng ký kinh doanh.
3. Căn cứ vào quy định của Luật này, quy định của Chính phủ và điều kiện cụ thể của địa phương, Ủy ban nhân dân cấp xã, ban quản lý chợ, khu thương mại triển khai thực hiện các biện pháp cụ thể để bảo đảm an toàn, đo lường, số lượng, khối lượng, chất lượng của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp khác cho người tiêu dùng khi mua, sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của cá nhân hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên, không phải đăng ký kinh doanh.
Như vậy thì cá nhân hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên, không phải đăng ký kinh doanh có trách nhiệm phải tuân theo những quy định tại khoản 1 Điều 9 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 là:
- Bảo đảm an toàn, đo lường, số lượng, khối lượng, chất lượng, công dụng của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ mà mình bán, cung cấp cho người tiêu dùng;
- Không được bán, cung cấp cho người tiêu dùng các loại sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ trái pháp luật, trái với thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội;
- Cung cấp chính xác, đầy đủ thông tin về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ mà mình bán, cung cấp cho người tiêu dùng;
- Đổi hàng hóa cho người tiêu dùng hoặc trả lại tiền và nhận lại hàng hóa từ người tiêu dùng trong trường hợp hàng hóa do mình bán, cung cấp không bảo đảm an toàn, đo lường, số lượng, khối lượng, chất lượng, công dụng như thông tin mà mình cung cấp;
- Chấp hành quyết định thu hồi sản phẩm, hàng hóa trong trường hợp sản phẩm, hàng hóa do mình bán, cung cấp thuộc diện phải thu hồi;
- Chịu chi phí để tiêu hủy sản phẩm, hàng hóa trong trường hợp sản phẩm, hàng hóa phải tiêu hủy theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền;
- Trách nhiệm khác theo quy định của Chính phủ.
Bắt đầu từ ngày nào thì Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 sẽ có hiệu lực?
Căn cứ khoản 1 Điều 79 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 thì Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 sẽ có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2024.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổng hợp mẫu đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mới nhất? Hướng dẫn cách viết mẫu?
- Phương pháp luận triết học là gì? Các phương pháp luận triết học? Mục tiêu của môn Triết học Mác Lênin là gì?
- Kết quả thực hiện công tác bảo dưỡng công trình xây dựng có lập hồ sơ không? Hồ sơ bảo trì công trình xây dựng?
- Cổng dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh phải có tên miền như thế nào? Trách nhiệm của cơ quan nhà nước cung cấp dịch vụ công trực tuyến?
- Người quản lý sử dụng công trình xây dựng có được tổ chức thực hiện phá dỡ công trình xây dựng không?