Từ ngày 01/01/2028, doanh nghiệp bảo hiểm không được thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh bất động sản?
Doanh nghiệp bảo hiểm là gì?
Theo khoản 17 Điều 1 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2022 quy định:
- Doanh nghiệp bảo hiểm là doanh nghiệp được thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật này và luật khác có liên quan để kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh tái bảo hiểm, nhượng tái bảo hiểm.
- Doanh nghiệp bảo hiểm bao gồm:
+ Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ
+ Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ
+ Doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe
Theo quy định mới thì doanh nghiệp bảo hiểm được đầu tư vốn vào những nguồn nào?
Theo Điều 99 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2022 quy định chung về đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm như sau:
- Các nguồn đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam bao gồm:
+ Vốn chủ sở hữu;
+ Phần vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ theo quy định của Chính phủ;
+ Các nguồn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
- Việc đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây:
+ Bảo đảm an toàn, thanh khoản, hiệu quả; tuân thủ quy định pháp luật, tự chịu trách nhiệm về hoạt động đầu tư;
+ Dự phòng nghiệp vụ chỉ được đầu tư tại Việt Nam, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 100 của Luật này;
+ Không được vay để đầu tư, ủy thác đầu tư vào chứng khoán, kinh doanh bất động sản hoặc góp vốn vào doanh nghiệp khác;
+ Không được đầu tư quá 30% nguồn vốn đầu tư vào các công ty trong cùng một nhóm công ty có quan hệ sở hữu lẫn nhau. Quy định này không áp dụng với việc gửi tiền vào các tổ chức tín dụng và nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài dưới hình thức thành lập doanh nghiệp hoặc thành lập chi nhánh tại nước ngoài;
+ Không được đầu tư trở lại dưới mọi hình thức cho các cổ đông, thành viên góp vốn hoặc người có liên quan với cổ đông, thành viên góp vốn theo quy định của Luật Doanh nghiệp, trừ tiền gửi tại các cổ đông, thành viên là tổ chức tín dụng;
+ Không được mua trái phiếu doanh nghiệp phát hành trong đó có mục đích để cơ cấu lại các khoản nợ của chính doanh nghiệp phát hành;
+ Trường hợp ủy thác đầu tư, tổ chức nhận ủy thác phải được cấp phép thực hiện hoạt động nhận ủy thác đầu tư phù hợp với nội dung nhận ủy thác đầu tư.
- Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam không được phép thực hiện các hoạt động đầu tư sau đây:
+ Kinh doanh bất động sản, trừ các trường hợp: mua cổ phiếu của doanh nghiệp kinh doanh bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán, chứng chỉ quỹ của quỹ đại chúng; mua, đầu tư, sở hữu bất động sản để sử dụng làm trụ sở kinh doanh, địa điểm làm việc hoặc cơ sở kho tàng phục vụ trực tiếp cho các hoạt động nghiệp vụ; cho thuê trụ sở kinh doanh chưa sử dụng hết thuộc quyền sở hữu hoặc sử dụng; nắm giữ bất động sản do xử lý trái phiếu có bảo đảm bằng bất động sản, do đối trừ công nợ phải thu bằng bất động sản trong thời hạn 03 năm kể từ ngày nắm giữ;
+ Đầu tư kim khí quý, đá quý;
+ Đầu tư tài sản cố định vô hình, trừ trường hợp phục vụ cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm của doanh nghiệp, chi nhánh;
+ Đầu tư chứng khoán phái sinh hoặc hợp đồng phái sinh, trừ trường hợp chứng khoán phái sinh niêm yết nhằm mục đích phòng ngừa rủi ro phát sinh từ hợp đồng bảo hiểm, tái bảo hiểm và từ danh mục đầu tư chứng khoán doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam đang nắm giữ.
- Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam thực hiện xác định giá trị tài sản đầu tư theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
- Chính phủ quy định chi tiết về hạn mức đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam.
Từ ngày 01/01/2028, doanh nghiệp bảo hiểm không được thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh bất động sản? (Hình từ internet)
Theo quy định hiện hành, doanh nghiệp bảo hiểm được đầu tư vốn như thế nào?
Theo Điều 98 Luật Bảo hiểm kinh tế 2000 (sửa đổi, bổ sung 2010, 2019) quy định về đầu tư vốn của doanh nghiệp bảo hiểm như sau:
"Điều 98. Đầu tư vốn
1. Việc đầu tư vốn của doanh nghiệp bảo hiểm phải bảo đảm an toàn, hiệu quả và đáp ứng được yêu cầu chi trả thường xuyên cho các cam kết theo hợp đồng bảo hiểm.
2. Doanh nghiệp bảo hiểm chỉ được sử dụng vốn nhàn rỗi của mình để đầu tư ở Việt Nam trong các lĩnh vực sau đây:
a) Mua trái phiếu Chính phủ;
b) Mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp;
c) Kinh doanh bất động sản;
d) Góp vốn vào các doanh nghiệp khác;
đ) Cho vay theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng;
e) Gửi tiền tại các tổ chức tín dụng.
3. Chính phủ quy định cụ thể danh mục đầu tư thuộc các lĩnh vực quy định tại khoản 2 Điều này và tỷ lệ vốn nhàn rỗi được phép đầu tư vào mỗi danh mục đầu tư nhằm bảo đảm cho doanh nghiệp bảo hiểm luôn duy trì được khả năng thanh toán."
Như vậy, từ ngày 01/01/2028 các doanh nghiệp bảo hiểm không được thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh bất động sản, trừ các trường hợp được pháp luật quy định khác.
Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2022 có hiệu lực từ 01/01/2023. Trừ trường hợp tại khoản 3, khoản 4 Điều 99 có hiệu lực từ 01/01/2028.
>>> Xem thêm: Tổng hợp các quy định hiện hành liên quan đến kinh doanh bảo hiểm tại đây
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án đầu tư được thể hiện thông qua những gì? Có bao nhiêu giai đoạn đầu tư xây dựng?
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?
- Ai được gặp phạm nhân? Tải về mẫu đơn xin gặp mặt phạm nhân mới nhất hiện nay? Trách nhiệm của người gặp?
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?
- Kế toán chi tiết là gì? Sổ kế toán có bao gồm sổ kế toán chi tiết theo quy định pháp luật về kế toán?