Từ nay đến 2025, bao phủ tỷ lệ 100% người thuộc hộ gia đình nghèo và cận nghèo tham gia bảo hiểm y tế?
- Bao phủ 100% bảo hiểm y tế đối với hộ nghèo và hộ cận nghèo từ nay đến năm 2025?
- Nhiệm vụ của Bảo hiểm xã hội Việt Nam để hoàn thành mục tiêu bao phủ bảo hiểm y tế?
- Nhiệm vụ của Bộ Y tế và Bộ Tài chính để hoàn thành mục tiêu bao phủ bảo hiểm y tế?
- Nhiệm vụ chủ đạo của các Bộ, cơ quan ban ngành liên quan khác để bao phủ bảo hiểm y tế?
Bao phủ 100% bảo hiểm y tế đối với hộ nghèo và hộ cận nghèo từ nay đến năm 2025?
Theo Điều 2 Quyết định 546/QĐ-TTg năm 2022 giao chỉ tiêu thực hiện bao phủ bảo hiểm y tế giai đoạn 2022-2025 có quy định về nhiệm vụ của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương như sau:
- Căn cứ chỉ tiêu được giao tại Điều 1 Quyết định này, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua chỉ tiêu thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân trong chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội hằng năm, 5 năm của địa phương và chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về tổ chức thực hiện chỉ tiêu bao phủ bảo hiểm y tế tại địa phương.
- Chỉ đạo các Sở, ban, ngành có liên quan xây dựng kế hoạch và giải pháp triển khai thực hiện để đạt chỉ tiêu được giao. Thường xuyên trao đổi, cung cấp thông tin về người lao động, tiền lương của các doanh nghiệp đóng trên địa bàn để rà soát, đối chiếu và xử lý tình trạng trốn đóng, nợ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
- Trình Hội đồng nhân dân để bố trí ngân sách địa phương và huy động mọi nguồn lực để hỗ trợ thêm cho người dân tham gia bảo hiểm y tế, cụ thể:
+ Tập trung hỗ trợ người thuộc hộ gia đình cận nghèo, hộ gia đình nghèo đa chiều không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 9 Điều 3 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật bảo hiểm y tế, bảo đảm đạt mục tiêu 100% các đối tượng này tham gia bảo hiểm y tế;
+ Hỗ trợ người thuộc hộ gia đình nông, lâm, ngư, diêm nghiệp có mức sống trung bình; học sinh, sinh viên để tăng tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế của các nhóm đối tượng này;
+ Hỗ trợ các đối tượng khác trên địa bàn thuộc quyền quản lý.
- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật, thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm y tế trên địa bàn. Chỉ đạo việc thực hiện chỉ tiêu phát triển bảo hiểm y tế của Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã.
- Đánh giá, rà soát những khó khăn, vướng mắc và bất cập trong thời gian thực hiện Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ gửi Bộ Y tế tổng hợp, báo cáo, đề xuất Thủ tướng Chính phủ để có giải pháp hỗ trợ phù hợp cho các đối tượng sinh sống tại các khu vực II, III được chuyển lên khu vực I.
- Thành lập, kiện toàn Ban chỉ đạo phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn, đồng chí Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh làm Trưởng ban.
- Định kỳ hằng năm, tổ chức sơ kết, đánh giá kết quả thực hiện chỉ tiêu bao phủ bảo hiểm y tế tại địa phương, báo cáo kết quả thực hiện Quyết định này về Bộ Y tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Như vậy, từ đây đến năm 2025, tỷ lệ bao phủ BHYT đối với hộ nghèo và hộ cận nghèo sẽ đạt 100%.
Từ đây đến 2025, tỷ lệ bao phủ BHYT sẽ đạt độ phủ lên đến hơn 95%, đặc biệt hộ nghèo và hộ cận nghèo sẽ đạt 100%?
Nhiệm vụ của Bảo hiểm xã hội Việt Nam để hoàn thành mục tiêu bao phủ bảo hiểm y tế?
Theo Điều 2 Quyết định 546/QĐ-TTg năm 2022 thì Bảo hiểm xã hội Việt Nam có nhiệm vụ sau đây:
- Chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về việc mở rộng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế; tổ chức triển khai thực hiện và phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm y tế.
- Chủ động tham mưu, đề xuất với Chính phủ, các Bộ, ngành về những giải pháp, cơ chế, chính sách để phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, đóng bảo hiểm y tế và tổ chức triển khai thực hiện.
- Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, đổi mới hình thức, nội dung tuyên truyền dưới nhiều hình thức để Cấp ủy đảng, chính quyền, các cơ quan, tổ chức, đoàn thể và tất cả người dân nắm vững về ý nghĩa, tầm quan trọng của bảo hiểm y tế và nghĩa vụ của mỗi người trong việc tham gia bảo hiểm y tế.
- Triển khai hệ thống mạng lưới tổ chức dịch vụ làm đại lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế phù hợp với quy định của Luật bảo hiểm y tế, cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi nhất để người dân tham gia bảo hiểm y tế.
- Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật bảo hiểm y tế về đóng bảo hiểm y tế tại các cơ quan, đơn vị, tổ chức sử dụng lao động, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.
- Chỉ đạo, giám sát, kiểm tra, đôn đốc bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức triển khai thực hiện các giải pháp phát triển đối tượng tham gia; mở rộng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế.
- Định kỳ 06 tháng sơ kết, đánh giá và kịp thời thông tin, báo cáo các cấp, các ngành về kết quả triển khai thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân; định kỳ ngày 31 tháng 12 hằng năm gửi báo cáo kết quả triển khai thực hiện Quyết định này về Bộ Y tế để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Nhiệm vụ của Bộ Y tế và Bộ Tài chính để hoàn thành mục tiêu bao phủ bảo hiểm y tế?
Theo Điều 2 Quyết định 546/QĐ-TTg năm 2022 thì Bộ Y tế và Bộ Tài chính có nhiệm vụ như sau:
*Bộ Y tế:
- Chỉ đạo Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, y tế các Bộ, ngành, các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên phạm vi toàn quốc tiếp tục triển khai các giải pháp nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh, tinh thần, thái độ phục vụ người tham gia bảo hiểm y tế; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, cải tiến quy trình thanh toán khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế, đảm bảo thuận lợi khi người tham gia bảo hiểm y tế tăng.
- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan nghiên cứu đề xuất Luật bảo hiểm y tế sửa đổi để mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm y tế: bổ sung đối tượng thuộc các nhóm chưa quy định trong Luật bảo hiểm y tế hiện hành.
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các bộ, ngành liên quan nghiên cứu sửa đổi bổ sung Nghị định số 146/2016/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật bảo hiểm y tế.
- Kịp thời hướng dẫn, tháo gỡ vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế. Trường hợp vượt quá thẩm quyền thì báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để xem xét, quyết định.
- Chủ trì, phối hợp với Bảo hiểm xã hội Việt Nam định kỳ hàng năm tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá việc thực hiện Quyết định này.
*Bộ Tài chính:
- Bố trí đầy đủ, kịp thời ngân sách để đóng, hỗ trợ mức đóng bảo hiểm y tế theo quy định.
- Phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan xây dựng và ban hành cơ chế, chính sách tham gia bảo hiểm y tế đối với các đối tượng do ngân sách nhà nước đóng, hỗ trợ đóng bảo đảm ổn định để có kế hoạch cân đối ngân sách trung và dài hạn.
Nhiệm vụ chủ đạo của các Bộ, cơ quan ban ngành liên quan khác để bao phủ bảo hiểm y tế?
Theo Điều 2 Quyết định 546/QĐ-TTg năm 2022 thì nhiệm vụ của Bộ, cơ quan ban ngành liên quan khác như sau:
*Bộ Giáo dục và Đào tạo:
- Chỉ đạo xây dựng kế hoạch, giải pháp thực hiện bảo hiểm y tế cho học sinh, sinh viên, đảm bảo đến năm 2023 có 100% học sinh, sinh viên tham gia bảo hiểm y tế.
- Phối hợp với Bảo hiểm xã hội Việt Nam tăng cường thông tin, truyền thông, vận động học sinh, sinh viên tham gia bảo hiểm y tế, nhất là sinh viên.
- Đưa tiêu chí học sinh, sinh viên tham gia bảo hiểm y tế vào tiêu chí đánh giá xếp loại, thi đua hàng năm của các cơ sở giáo dục, đào tạo.
*Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội:
- Phối hợp các Bộ, ngành xây dựng cơ chế, chính sách ổn định giai đoạn 2022 - 2025 cho nhóm đối tượng do ngân sách nhà nước hỗ trợ đóng.
- Phối hợp với các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có các giải pháp đảm bảo đến năm 2023 có 100% đối tượng học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tham gia bảo hiểm y tế.
- Nghiên cứu bổ sung tiêu chí học sinh, sinh viên tham gia bảo hiểm y tế vào quy định tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp.
- Chỉ đạo việc xác định, lập danh sách các nhóm đối tượng thuộc diện quản lý kịp thời, đầy đủ.
- Phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan xây dựng chính sách, pháp luật bảo hiểm y tế cho các đối tượng do Bộ quản lý.
*Ủy ban Dân tộc:
Phối hợp các Bộ, ngành xây dựng cơ chế, chính sách ổn định giai đoạn 2022 - 2025 cho nhóm đối tượng do ngân sách nhà nước đóng, hỗ trợ đóng.
*Bộ Quốc phòng, Bộ Công an:
Tổ chức thực hiện bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật đối với nhóm đối tượng thuộc diện quản lý, bảo đảm duy trì tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế đạt 100% cho đối tượng này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quyết định thi hành án treo cần phải ghi rõ những nội dung nào? Cơ quan thi hành án hình sự có trách nhiệm gì?
- Mẫu bảng kê sản phẩm gỗ xuất khẩu mới nhất là mẫu nào? Tải về Mẫu bảng kê sản phẩm gỗ xuất khẩu tại đâu?
- Chủ đầu tư chịu trách nhiệm quản lý chi phí đầu tư xây dựng ở giai đoạn nào? Sơ bộ tổng mức đầu tư xây dựng được ước tính ra sao?
- Bộ luật Tố tụng dân sự mới nhất hiện nay quy định những gì? Nhiệm vụ của Bộ luật Tố tụng dân sự?
- Phân loại, điều kiện khai thác, sử dụng tàu bay không người lái, phương tiện bay khác từ 1/7/2025 ra sao?