Từ 15/10/2022, thương nhân được in giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa trên giấy trắng, kích thước A4 theo tiêu chuẩn ISO?
Từ 15/10/2022, thương nhân được in giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa trên giấy A4 thông thường?
Căn cứ theo Thông báo 257/TB-BCT năm 2022, Bộ công thương hướng dẫn như sau:
Thực hiện Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2021 của Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021 - 2030;
Để tạo thuận lợi và giảm thiểu chi phí cho doanh nghiệp nhằm thúc đẩy xuất khẩu, Bộ Công Thương thông báo:
1. Kể từ ngày 15 tháng 10 năm 2022, thương nhân đề nghị cấp các loại C/O được liệt kê dưới đây có thể tái mẫu C/O và tự in từ Hệ thống Quản lý và cấp chứng nhận xuất xứ điện tử của Bộ Công Thương tại địa chỉ https://ecosys.gov.vn. Mẫu C/O phải in trên giấy trắng, kích thước A4 theo tiêu chuẩn ISO.
Các loại C/O gồm: mẫu D, AANZ, AK, AI, AJ, E, AHK, RCEP, CPTPP, VK, VJ, VC, VN-CU và S.
2. Mẫu C/O các loại nêu trên do Bộ Công Thương phát cho thương nhân vẫn được tiếp tục sử dụng hết ngày 15 tháng 4 năm 2023.
3. Bộ Công Thương đã thông báo tới cơ quan có thẩm quyền của các nước đối tác về nội dung nêu trên. Nếu có vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện, đề nghị liên hệ Bộ Công Thương (Cục Xuất nhập khẩu) để kịp thời xử lý.
(Thông tin liên hệ: ĐT: 024 2220 2468, 2220 5444 hoặc 2220 5361; thư điện tử: xnk-xxhh@moit.gov.vn).
Bộ Công Thương thông báo để các thương nhân đề nghị cấp C/O, các cơ quan, tổ chức liên quan biết và thực hiện./.
Như vậy, theo hướng dẫn trên, từ ngày 15/10/2022, thương nhân đề nghị cấp các loại giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa sau: mẫu D, AANZ, AK, AI, AJ, E, AHK, RCEP, CPTPP, VK, VJ, VC, VN-CU và S sẽ tự in và phải in trên giấy trắng, kích thước A4 theo tiêu chuẩn ISO.
Ngoài ra, các loại giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa nêu trên do Bộ Công Thương phát cho thương nhân vẫn được tiếp tục sử dụng hết ngày 15 tháng 4 năm 2023.
Từ 15/10/2022, thương nhân được in giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa trên giấy trắng, kích thước A4 theo tiêu chuẩn ISO? (Hình từ Internet)
Chứng nhận xuất xứ hàng hóa bao gồm các chứng từ gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 12 Phụ lục I ban hành kèm Thông tư 10/2022/TT-BCT, quy định như sau:
Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa
1. Nhà xuất khẩu đủ điều kiện khi xuất khẩu hàng hóa có xuất xứ được tự khai báo xuất xứ hàng hóa trên hóa đơn thương mại.
2. Trường hợp không thể khai báo trên hóa đơn thương mại vào thời điểm xuất khẩu, nhà xuất khẩu đủ điều kiện có thể khai báo xuất xứ hàng hóa trên một trong các chứng từ sau:
a) Bản tuyên bố thanh toán/Thông báo công nợ (billing statement).
b) Lệnh giao hàng (delivery order).
c) Phiếu đóng gói hàng hóa (packing list).
Các chứng từ có nội dung khai báo xuất xứ hàng hóa này được chấp nhận khi nộp kèm hóa đơn thương mại tại thời điểm nhập khẩu hàng hóa.
3. Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa phải bao gồm đầy đủ các thông tin sau đây:
a) Thông tin chi tiết về nhà xuất khẩu đủ điều kiện, bao gồm mã số tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
b) Mô tả hàng hóa đầy đủ chi tiết giúp xác định xuất xứ của hàng hóa, bao gồm:
(i) Tên hàng.
(ii) Mã HS ở cấp 6 số hoặc mã AHTN.
(iii) Tiêu chí xuất xứ tương ứng.
(iv) Nước xuất xứ.
(v) Giá FOB trong trường hợp áp dụng tiêu chí Hàm lượng giá trị khu vực.
(vi) Số lượng hàng hóa.
(vii) Thương hiệu (nếu có).
(viii) Trong trường hợp phát hành chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa giáp lưng, ghi bổ sung số tham chiếu và ngày phát hành Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa ban đầu, nước xuất xứ và mã số tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa của Nước xuất khẩu đầu tiên (nếu có).
c) Chứng nhận của người có thẩm quyền ký nội dung khai báo xuất xứ hàng hóa của Nhà xuất khẩu đủ điều kiện, gồm:
(ì) Cam kết rằng hàng hóa ghi trong chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa này đáp ứng các quy định về xuất xứ hàng hóa tại Chương 3 của Hiệp định ATIGA;
(ii) Chữ ký và tên của người ký.
4. Nội dung khai báo xuất xứ hàng hóa phải được làm bằng tiếng Anh, được ký bằng tay và in hoặc đóng dấu tên người có thẩm quyền ký khai báo xuất xứ hàng hóa.
5. Số tham chiếu và ngày của chứng từ có nội dung khai báo xuất xứ hàng hóa được coi là số tham chiếu và ngày phát hành chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
6. Trường hợp chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa không đủ chỗ để kê khai toàn bộ các mặt hàng, có thể đính kèm Tờ khai bổ sung. Tờ khai bổ sung phải có đủ các thông tin theo quy định tại khoản 3 Điều này.
7. Khoản 2 đến khoản 6 Điều này không áp dụng cho cơ chế thí điểm tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định của Ban ghi nhớ ký ngày 29 tháng 8 năm 2012 giữa các nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, Cộng hòa Phi-líp-pin, Cộng hòa In-đô-nê-xi-a tại Xiêm-Riệp, Vương quốc Cam-pu-chia về thực hiện dự án thí điểm tự chứng nhận xuất xứ số 2 (sau đây gọi là cơ chế thí điểm tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa).
Như vậy, chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa được thực hiện theo quy định nêu trên.
Trường hợp nào được miễn nộp Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa?
Theo quy định tại Điều 16 Phụ lục I ban hành kèm Thông tư 10/2022/TT-BCT, miễn nộp Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa khi:
- Hàng hóa có xuất xứ từ Nước thành viên xuất khẩu có trị giá FOB không quá 200 (hai trăm) đô la Mỹ được miễn nộp Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa và chỉ cần Nhà xuất khẩu khai báo rằng hàng hóa đó có xuất xứ của Nước thành viên xuất khẩu.
- Hàng hóa gửi qua đường bưu điện có trị giá FOB không quá 200 (hai trăm) đô la Mỹ cũng được miễn nộp Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 05 căn cứ tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ trong trường hợp cần thiết? Chế độ chính sách của cán bộ bị tạm đình chỉ công tác được thực hiện thế nào?
- Hướng dẫn quy trình lựa chọn nhà đầu tư qua mạng mới nhất hiện nay? Lựa chọn nhà đầu tư qua mạng là gì?
- Nộp tiền thuế không bằng tiền mặt là gì? Có thể nộp tiền thuế không bằng tiền mặt theo quy định?
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?