Từ 10/6/2022, chức danh bác sĩ y học dự phòng cao cấp (hạng I) có yêu cầu trình độ ngoại ngữ bậc 4 (B2) trở lên hay không?
Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng của bác sĩ y học dự phòng cao cấp theo quy định hiện hành?
Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng của bác sĩ y học dự phòng cao cấp được quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư liên tịch 10/2015/TTLT-BYT-BNV như sau:
"Điều 7. Bác sĩ y học dự phòng cao cấp (hạng I) - Mã số: V.08.02.04
...
2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:
a) Tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa cấp II hoặc tiến sĩ y học thuộc chuyên ngành y học dự phòng;
b) Có trình độ ngoại ngữ bậc 4 (B2) trở lên theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;
c) Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin;
d) Có chứng chỉ bồi dưỡng bác sĩ y học dự phòng cao cấp (hạng I)."
Từ 10/6/2022, để được làm bác sĩ y học dự phòng cao cấp (hạng I) có còn cần trình độ ngoại ngữ bậc 4 (B2) trở lên hay không?
Từ 10/6/2022, chức danh bác sĩ y học dự phòng cao cấp (hạng I) có yêu cầu trình độ ngoại ngữ bậc 4 (B2) trở lên hay không?
Ngày 26/04/2022, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư 03/2022/TT-BYT của Bộ Y tế về việc sửa đổi, bổ sung một số quy định về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành y tế, trong đó đã sửa đổi nhiều quy định liên quan đến tiêu chuẩn của các hạng bác sĩ và bác sĩ y học dự phòng. Cụ thể để được làm bác sĩ y học dự phòng cao cấp (hạng I) sẽ chỉ cần đáp ứng các tiêu chuẩn tại khoản 7 Điều 1 Thông tư 03/2022/TT-BYT như sau:
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch số 10/2015/TTLT-BYT-BNV ngày 27 tháng 5 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp bác sĩ, bác sĩ y học dự phòng, y sĩ
7. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 7 như sau:
a) Tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa cấp II hoặc tiến sĩ ngành Y học dự phòng.
b) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp bác sĩ y học dự phòng (dùng cho các hạng chức danh bác sĩ y học dự phòng).”
Như vậy, từ 10/06/2022, để được làm bác sĩ y học dự phòng cao cấp (hạng I) sẽ không còn cần trình độ ngoại ngữ bậc 4 (B2) trở lên.
Nhiệm vụ của bác sĩ y học dự phòng cao cấp là gì?
Theo khoản 1 Điều 7 Thông tư liên tịch 10/2015/TTLT-BYT-BNV thì nhiệm vụ của bác sĩ y học dự phòng cao cấp bao gồm những nhiệm vụ sau:
"Điều 7. Bác sĩ y học dự phòng cao cấp (hạng I) - Mã số: V.08.02.04
1. Nhiệm vụ:
a) Chủ trì, biên soạn nội dung và lập kế hoạch hướng dẫn công tác thông tin, giáo dục, truyền thông về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe; đưa ra các biện pháp quản lý sức khỏe tại cộng đồng;
b) Chủ trì triển khai các nội dung chăm sóc sức khỏe ban đầu;
c) Chủ trì thực hiện chế độ chức trách chuyên môn theo quy định của Bộ Y tế, cụ thể:
Xây dựng kế hoạch hoạt động chuyên môn về y tế dự phòng: phòng, chống dịch bệnh, phòng, chống bệnh xã hội, quản lý chương trình y tế, truyền thông giáo dục sức khỏe, sức khỏe lao động, bệnh nghề nghiệp, tai nạn thương tích;
Theo dõi, giám sát, phát hiện, đánh giá, kiểm soát và khống chế: yếu tố nguy cơ gây dịch, tác nhân gây bệnh, bệnh nghề nghiệp, bệnh liên quan đến yếu tố môi trường, tai nạn thương tích, an toàn thực phẩm, sức khỏe lao động và yếu tố nguy cơ khác đối với sức khỏe cộng đồng;
Tổ chức thực hiện các biện pháp kiểm soát và khống chế dịch, bệnh, các tác nhân truyền nhiễm gây dịch nhất là ổ dịch bệnh mới phát sinh;
Phòng, chống bệnh không lây nhiễm, tai nạn giao thông, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
Tham gia quản lý, chăm sóc tại cộng đồng: bệnh mãn tính, bệnh nghề nghiệp, bệnh xã hội và phục hồi chức năng;
Khám, chữa bệnh thông thường và xử trí cấp cứu ban đầu;
Khám, tư vấn và điều trị dự phòng theo quy định;
d) Tham gia phân tích, đánh giá, kết luận những vấn đề chuyên môn y tế khó, phức tạp liên quan đến sức khỏe cộng đồng thuộc phạm vi công việc được giao và của ngành, lĩnh vực khi có yêu cầu;
đ) Chủ trì biên soạn tài liệu, quy trình chuyên môn kỹ thuật phòng, chống dịch, bệnh, chăm sóc sức khỏe cộng đồng;
e) Chỉ đạo hoặc trực tiếp hướng dẫn và đào tạo, bồi dưỡng về kỹ thuật đối với viên chức, học sinh và sinh viên chuyên ngành y tế; tham gia giảng dạy sinh viên tại các trường đại học/cao đẳng y khi có yêu cầu;
g) Chủ trì hoặc tham gia đề tài nghiên cứu khoa học."
Thông tư 03/2022/TT-BYT sửa đổi quy định về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành y tế do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 10/06/2022.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức thực hiện thanh lý rừng trồng trong trường hợp nào? Chi phí thanh lý rừng trồng được thực hiện như thế nào?
- Mã dự án đầu tư công trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công có phải là mã số định danh duy nhất?
- Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền và nghĩa vụ gì trong quan hệ lao động? Được thành lập nhằm mục đích gì?
- Mẫu tổng hợp số liệu về đánh giá xếp loại chất lượng đơn vị và công chức, viên chức, người lao động theo Quyết định 3086?
- Việc thông báo lưu trú có phải ghi vào sổ tiếp nhận lưu trú không? Sổ tiếp nhận lưu trú được sử dụng như thế nào?