Từ 01/9/2023, hành khách bị delay, hủy chuyến bay được bồi thường những gì? Áp dụng hoàn vé ra sao?
Hành khách bị delay, hủy chuyến bay được bồi thường những gì theo quy định mới?
Ngày 30/6/2023, Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư 19/2023/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của các Thông tư quy định liên quan đến vận tải hàng không.
Theo đó, căn cứ khoản 2 Điều 1 Thông tư 19/2023/TT-BGTVT đã sửa đổi, bổ sung Điều 8 Thông tư 81/2014/TT-BGTVT về nghĩa vụ của người vận chuyển (hãng hàng không).
(1) Đối với việc delay, hủy chuyến bay mà không phải do lỗi của hành khách thì hành khách được bồi thường như sau:
- Được cung cấp, cập nhật đầy đủ thông tin về việc delay, hủy chuyến bay;
- Được xin lỗi về việc delay, hủy chuyến bay;
- Được bảo đảm việc ăn, nghỉ, đi lại và các chi phí khác có liên quan trực tiếp phù hợp với thời gian chờ đợi;
- Được đảm bảo chất lượng dịch vụ hành khách tại cảng hàng không.
(2) Trong trường hợp delay do lỗi của hãng hàng không thì ngoài những quyền lợi nêu trên, hành khách còn được bồi thường như sau:
- Chậm từ 02 giờ trở lên: Được chuyển đổi hành trình phù hợp hoặc chuyển sang chuyến bay khác.
Được miễn trừ điều kiện hạn chế về chuyển đổi hành trình hoặc chuyển đổi chuyến bay và phụ thu liên quan (nếu có);
- Chậm từ 05 giờ trở lên: Nếu hành khách không yêu cầu hãng hàng không thực hiện nghĩa vụ mà yêu cầu hoàn trả tiền vé, hãng hàng không hoàn trả toàn bộ tiền vé hoặc hoàn trả tiền phần vé chưa sử dụng theo sự lựa chọn của hành khách;
- Chậm kéo dài: Ngoài những nghĩa vụ trên, khi hành khách có yêu cầu, hãng hàng không phải thực hiện bồi thường ứng trước không hoàn lại cho hành khách đã được xác nhận chỗ và có vé trên chuyến bay.
(3) Trường hợp hủy chuyến bay mà hành khách không được thông báo trước
Được bồi thường theo mục (1) và các nội dung sau:
- Được bồi thường ứng trước không hoàn lại cho hành khách đã được xác nhận chỗ và có vé trên chuyến;
- Được chuyển đổi hành trình phù hợp hoặc chuyển sang chuyến bay khác, miễn trừ điều kiện hạn chế về chuyển đổi hành trình hoặc chuyển đổi chuyến bay và phụ thu liên quan (nếu có);
Trường hợp từ chối áp dụng thì được hoàn trả toàn bộ tiền vé hoặc hoàn trả tiền phần vé chưa sử dụng theo sự lựa chọn.
- Trường hợp từ chối áp dụng các nội dung trên, hãng hàng không có thể thực hiện nghĩa vụ khác theo thoả thuận với hành khách.
Từ 01/9/2023, hành khách bị delay, hủy chuyến bay được bồi thường những gì? Áp dụng hoàn vé ra sao? (Hình từ Internet)
Việc hoàn vé khi delay, hủy chuyến bay được áp dụng ra sao?
Căn cứ quy định tại khoản 9 Điều 8 Thông tư 81/2014/TT-BGTVT được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 19/2023/TT-BGTVT như sau:
Nghĩa vụ tối thiểu của người vận chuyển đối với hành khách đã được xác nhận chỗ và có vé trên chuyến bay trong trường hợp vận chuyển bị chậm, chuyến bay bị hủy, khởi hành sớm, hành khách không được vận chuyển do lỗi của người vận chuyển
...
9. Việc hoàn vé cho hành khách theo quy định tại Điều này được áp dụng như sau:
a) Miễn trừ điều kiện hạn chế về hoàn vé và phí hoàn vé (nếu có);
b) Vé hoàn toàn chưa được sử dụng, khoản chi hoàn sẽ bằng số tiền vé mà hành khách đã trả; tiền vé bao gồm các khoản: giá dịch vụ vận chuyển; các khoản thuế, phí do Nhà nước quy định, giá dịch vụ bảo đảm an ninh hành khách, hành lý, giá phục vụ hành khách tại cảng hàng không, sân bay mà hãng hàng không thu hộ; các khoản phụ thu khác có liên quan theo hóa đơn hợp pháp do hành khách cung cấp;
c) Vé đã được sử dụng một phần, khoản chi hoàn sẽ không thấp hơn chênh lệch giữa tiền vé đã trả và tiền vé, các dịch vụ khác đã sử dụng cho hành trình của hành khách
Như vậy, việc áp dụng hoàn vé cho hành khách khi delay, hủy chuyến bay được thực hiện theo nội dung quy định nêu trên.
Khi nào chính thức áp dụng Thông tư 19/2023/TT-BGTVT?
Căn cứ quy định tại Điều 5 Thông tư 19/2023/TT-BGTVT về hiệu lực thi hành:
Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 9 năm 2023.
2. Hồ sơ đề nghị đăng ký xuất vận đơn hàng không thứ cấp đã gửi đến Cục Hàng không Việt Nam trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục thực hiện theo quy định tại Thông tư số 21/2020/TT-BGTVT.
3. Giấy chứng nhận đăng ký xuất vận đơn hàng không thứ cấp đã được cấp trước ngày Thông tư này có hiệu lực tiếp tục có giá trị đến khi Giấy chứng nhận bị thu hồi.
4. Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra, các Vụ trưởng, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam, Thủ trưởng cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
Như vậy, Thông tư 19/2023/TT-BGTVT về vận tải hàng không được áp dụng từ ngày 01/9/25023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bấm biển số xe máy trên VNeID được không? Lệ phí bấm biển số xe máy trên VNeID là bao nhiêu?
- Chữ ký số ký ngoài giờ hành chính có giá trị pháp lý không? Điều kiện của chữ ký số là gì?
- Đề minh họa thi đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội 2025 kèm đáp án chính thức thế nào?
- Việc lập và quản lý hồ sơ địa giới đơn vị hành chính phải tuân thủ nguyên tắc gì? Trình tự lập hồ sơ địa giới đơn vị hành chính gồm mấy bước?
- Nghị định 153/2024 quy định mức phí bảo vệ môi trường đối với khí thải từ ngày 5/1/2025 thế nào?