Từ 01/7/2024, chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ được quản lý, cung cấp bởi tổ chức nào?
- Từ 01/7/2024, chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ được quản lý, cung cấp bởi tổ chức nào?
- Để được công nhận tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử nước ngoài tại Việt Nam phải đáp ứng điều kiện gì?
- Để được công nhận chữ ký điện tử nước ngoài, chứng thư chữ ký điện tử nước ngoài tại Việt Nam phải đáp ứng điều kiện gì?
Từ 01/7/2024, chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ được quản lý, cung cấp bởi tổ chức nào?
Căn cứ theo Điều 24 Luật Giao dịch điện tử 2023 quy định về dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng công vụ như sau:
Dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng công vụ
1. Dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng công vụ là dịch vụ chứng thực chữ ký số trong hoạt động công vụ.
2. Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ được quản lý, cung cấp bởi tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng công vụ theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử và pháp luật về cơ yếu.
3. Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng công vụ thực hiện các hoạt động sau đây:
a) Phát hành chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ để xác nhận và duy trì trạng thái hiệu lực chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ của chủ thể ký thông điệp dữ liệu;
b) Thu hồi chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ;
c) Kiểm tra hiệu lực chữ ký số chuyên dùng công vụ và duy trì trạng thái hiệu lực của chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ; không sử dụng rào cản kỹ thuật, công nghệ để hạn chế việc kiểm tra hiệu lực chữ ký số chuyên dùng công vụ;
d) Cung cấp thông tin cần thiết để chứng thực chữ ký số chuyên dùng công vụ;
đ) Liên thông với tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực điện tử quốc gia để bảo đảm cho việc kiểm tra hiệu lực chữ ký số chuyên dùng công vụ;
e) Cấp dấu thời gian trong hoạt động công vụ.
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ được quản lý, cung cấp bởi tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng công vụ theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử và pháp luật về cơ yếu.
Dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng công vụ từ ngày 01/7/2024 được quy định như thế nào tại Luật Giao dịch điện tử 2023? (Hình từ internet)
Để được công nhận tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử nước ngoài tại Việt Nam phải đáp ứng điều kiện gì?
Theo khoản 1 Điều 26 Luật Giao dịch điện tử 2023 thì điều kiện công nhận tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử nước ngoài tại Việt Nam gồm có như sau:
- Thành lập và hoạt động hợp pháp tại quốc gia đăng ký hoạt động; có báo cáo kiểm toán kỹ thuật của hệ thống cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử từ tổ chức kiểm toán hoạt động hợp pháp tại quốc gia đăng ký hoạt động;
- Chữ ký điện tử nước ngoài, chứng thư chữ ký điện tử nước ngoài do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử nước ngoài cung cấp phải phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về chữ ký điện tử, chứng thư chữ ký điện tử theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc tiêu chuẩn quốc tế đã được thừa nhận hoặc điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
- Chứng thư chữ ký điện tử nước ngoài do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử nước ngoài cung cấp hình thành dựa trên thông tin định danh đầy đủ đã được xác thực của tổ chức, cá nhân nước ngoài;
- Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử nước ngoài phải cập nhật trạng thái của chứng thư chữ ký điện tử nước ngoài vào hệ thống chứng thực dịch vụ tin cậy của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam;
- Có văn phòng đại diện tại Việt Nam.
Lưu ý: Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chi tiết việc công nhận tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử nước ngoài tại Việt Nam.
Để được công nhận chữ ký điện tử nước ngoài, chứng thư chữ ký điện tử nước ngoài tại Việt Nam phải đáp ứng điều kiện gì?
Theo khoản 2 và khoản 3 Điều 26 Luật Giao dịch điện tử 2023 thì điều kiện để công nhận chữ ký điện tử nước ngoài, chứng thư chữ ký điện tử nước ngoài tại Việt Nam gồm có như sau:
- Chữ ký điện tử nước ngoài, chứng thư chữ ký điện tử nước ngoài phải phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về chữ ký điện tử, chứng thư chữ ký điện tử theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc tiêu chuẩn quốc tế đã được thừa nhận hoặc điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
- Chứng thư chữ ký điện tử nước ngoài hình thành dựa trên thông tin định danh đầy đủ đã được xác thực của tổ chức, cá nhân nước ngoài.
- Đối tượng sử dụng chữ ký điện tử nước ngoài, chứng thư chữ ký điện tử nước ngoài được công nhận theo quy định tại khoản 2 Điều 26 Luật Giao dịch điện tử 2023 là tổ chức, cá nhân nước ngoài; tổ chức, cá nhân Việt Nam có nhu cầu giao dịch điện tử với tổ chức, cá nhân nước ngoài mà chữ ký điện tử, chứng thư chữ ký điện tử của tổ chức cung cấp dịch vụ trong nước chưa được công nhận tại nước đó.
Lưu ý: Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chi tiết việc công nhận chữ ký điện tử nước ngoài, chứng thư chữ ký điện tử nước ngoài tại Việt Nam.
Luật Giao dịch điện tử 2023 sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2024.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hoạt động quản lý vận hành nhà chung cư có cung cấp các dịch vụ bảo vệ không? Ai có trách nhiệm quản lý vận hành nhà chung cư?
- Mẫu đơn đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động của sàn giao dịch bất động sản mới nhất theo quy định hiện nay?
- Cấp ủy cấp tỉnh có chức năng gì? Cấp ủy cấp tỉnh có được giới thiệu nhân sự ứng cử chức danh chủ tịch Hội đồng nhân dân?
- Đáp án cuộc thi Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 tuần 1 trên trang Báo cáo viên ra sao?
- Nghị quyết 1278 sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2023-2025 thế nào?