Từ 01/7/2024, các khoản thuế, phí về tài nguyên nước là những khoản nào theo quy định mới nhất?
Từ 01/7/2024, các khoản thuế, phí về tài nguyên nước là những khoản nào theo quy định mới nhất ?
Căn cứ theo quy định tại Điều 68 Luật Tài nguyên nước 2023 thì các khoản thuế, phí về tài nguyên nước từ 01/7/2024 như sau:
(1) Thuế tài nguyên được áp dụng đối với nước thiên nhiên theo quy định của pháp luật về thuế tài nguyên.
(2) Giá tính thuế tài nguyên đối với nước thiên nhiên được thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế tài nguyên và quy định khác của pháp luật có liên quan.
(3) Thuế bảo vệ môi trường áp dụng đối với sản phẩm, hàng hoá mà việc sử dụng gây tác động xấu đến môi trường hoặc chất ô nhiễm môi trường được thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế bảo vệ môi trường.
(4) Phí về tài nguyên nước bao gồm:
- Phí khai thác, sử dụng nguồn nước theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí. Mức phí quy định tại điểm này được xác định trên cơ sở tính chất của dịch vụ công, hoạt động thuộc lĩnh vực tài nguyên nước;
- Phí, mức phí bảo vệ môi trường đối với nước thải áp dụng đối với hoạt động xả nước thải ra môi trường theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí và pháp luật về bảo vệ môi trường.
Từ 01/7/2024, các khoản thuế, phí về tài nguyên nước là những khoản nào theo quy định mới nhất ? (Hình từ Internet)
Trường hợp được miễn thuế về tài nguyên nước hiện nay?
Căn cứ tại Điều 10 Thông tư 152/2015/TT-BTC có quy định:
Miễn thuế tài nguyên
Các trường hợp được miễn thuế tài nguyên theo quy định tại Điều 9 Luật thuế tài nguyên và Điều 6, Nghị định số 50/2010/NĐ-CP, bao gồm:
1. Miễn thuế tài nguyên đối với tổ chức, cá nhân khai thác hải sản tự nhiên.
2. Miễn thuế tài nguyên đối với tổ chức, cá nhân khai thác cành, ngọn, củi, tre, trúc, nứa, mai, giang, tranh, vầu, lồ ô do cá nhân được phép khai thác phục vụ sinh hoạt.
3. Miễn thuế tài nguyên đối với tổ chức, cá nhân khai thác nước thiên nhiên dùng cho hoạt động sản xuất thuỷ điện để phục vụ sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân.
4. Miễn thuế tài nguyên đối với nước thiên nhiên do hộ gia đình, cá nhân khai thác phục vụ sinh hoạt.
5. Miễn thuế tài nguyên đối với đất do tổ chức, cá nhân được giao, được thuê khai thác và sử dụng tại chỗ trên diện tích đất được giao, được thuê; đất khai thác để san lấp, xây dựng công trình an ninh, quân sự, đê điều.
Đất khai thác và sử dụng tại chỗ được miễn thuế tại điểm này bao gồm cả cát, đá, sỏi có lẫn trong đất nhưng không xác định được cụ thể từng chất và được sử dụng ở dạng thô để san lấp, xây dựng công trình; Trường hợp vận chuyển đi nơi khác để sử dụng hoặc bán thì phải nộp thuế tài nguyên theo quy định.
6. Trường hợp khác được miễn thuế tài nguyên, Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành liên quan báo cáo Chính phủ để trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên có 02 trường hợp được miễn thuế đối với tài nguyên nước:
(1) Tổ chức, cá nhân khai thác nước thiên nhiên dùng cho hoạt động sản xuất thuỷ điện để phục vụ sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân.
(2) Nước thiên nhiên do hộ gia đình, cá nhân khai thác phục vụ sinh hoạt.
Các trường hợp miễn phí phí bảo vệ môi trường đối với nước thải?
Việc miễn phí phí bảo vệ môi trường đối với nước thải trong các trường hợp tại Điều 5 Nghị định 53/2020/NĐ-CP, cụ thể như sau:
(1) Nước xả ra từ các nhà máy thủy điện.
(2) Nước biển dùng vào sản xuất muối xả ra.
(3) Nước thải sinh hoạt của:
+ Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân ở các xã;
+ Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân ở các phường, thị trấn chưa có hệ thống cấp nước sạch;
+ Hộ gia đình, cá nhân không kinh doanh ở các phường, thị trấn đã có hệ thống cấp nước sạch tự khai thác nước sử dụng.
(4) Nước làm mát (theo quy định pháp luật về bảo vệ môi trường) không trực tiếp tiếp xúc với các chất gây ô nhiễm, có đường thoát riêng.
(5) Nước thải từ nước mưa tự nhiên chảy tràn.
(6) Nước thải từ các phương tiện đánh bắt thủy sản của ngư dân.
(7) Nước thải của các hệ thống xử lý nước thải tập trung khu đô thị (theo quy định tại Nghị định 80/2014/NĐ-CP) đã xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về môi trường theo quy định trước khi thải vào nguồn tiếp nhận.
Ai là người nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải?
Theo Điều 4 Nghị định 53/2020/NĐ-CP quy định về người nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải như sau:
- Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thải nước thải quy định tại Điều 2 Nghị định 53/2020/NĐ-CP là người nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải.
- Trường hợp các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thải nước thải vào hệ thống xử lý nước thải tập trung và trả tiền dịch vụ xử lý nước thải cho đơn vị quản lý, vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung theo cơ chế giá dịch vụ thì đơn vị quản lý, vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung là người nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải theo quy định tại Nghị định 53/2020/NĐ-CP (trừ trường hợp quy định tại khoản 7 Điều 5 Nghị định 53/2020/NĐ-CP).
- Trường hợp các cơ sở quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định 53/2020/NĐ-CP sử dụng nguồn nước sạch từ tổ chức cung cấp nước sạch cho hoạt động sản xuất, chế biến thì chủ cơ sở phải nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp (không phải nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt).
Luật Tài nguyên nước 2023 sẽ có hiệu lực từ ngày 01/7/2024 từ khoản 3, 4 Điều 85 Luật Tài nguyên nước 2023
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu đơn xin cấp sổ đỏ lần đầu 2025 mẫu số 04a/ĐK word? Hướng dẫn kê khai mẫu số 04a/ĐK chi tiết thế nào?
- Phân tích nhân vật tôi trong câu chuyện người ăn xin ngắn gọn chọn lọc? Đặc điểm môn Văn chương trình GDPT là gì?
- Hướng dẫn soạn thảo dự thảo nghị quyết Đại hội chi bộ nhiệm kỳ 25 27? Dự thảo nghị quyết Đại hội chi bộ nhiệm kỳ 25 27 có dạng như thế nào?
- Viết bài văn nghị luận về việc vay mượn, cải biến, sáng tạo trong một tác phẩm văn học chọn lọc? Đặc điểm môn Văn GDPT là gì?
- Ái kỷ là gì? Dấu hiệu của ái kỷ? Khám sức khỏe định kỳ cho người lao động có khám tâm thần không?