Từ 01/01/2023, bổ sung các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả khi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ?
- Quy định bổ sung đối tượng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị xử lý hình sự?
- Xử phạt hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả khi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định hiện hành?
- Sửa đổi quy định về xử phạt hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả khi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định mới?
Quy định bổ sung đối tượng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị xử lý hình sự?
Căn cứ Điều 212 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định như sau:
"Điều 212. Hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị xử lý hình sự
Cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có yếu tố cấu thành tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hình sự."
Căn cứ khoản 79 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 quy định như sau:
"Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ
...
79. Sửa đổi, bổ sung các điều 212, 213 và 214 như sau:
“Điều 212. Hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị xử lý hình sự
Cá nhân, pháp nhân thương mại thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự."
Như vậy, theo Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 bổ sung đối tượng pháp nhân thương mại trong hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị xử lý hình sự.
Từ 01/01/2023, bổ sung các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả khi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ? (Hình từ internet)
Xử phạt hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả khi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định hiện hành?
Căn cứ Điều 214 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi bởi khoản 28 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009) như sau:
“Điều 214. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả
1. Tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ quy định tại khoản 1 Điều 211 của Luật này bị buộc phải chấm dứt hành vi xâm phạm và bị áp dụng một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền.
2. Tuỳ theo tính chất, mức độ xâm phạm, tổ chức, cá nhân xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Tịch thu hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ, nguyên liệu, vật liệu, phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ;
b) Đình chỉ có thời hạn hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực đã xảy ra vi phạm.
3. Ngoài các hình thức xử phạt quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, tổ chức, cá nhân xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ còn có thể bị áp dụng một hoặc các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Buộc tiêu huỷ hoặc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ;
b) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam đối với hàng hoá quá cảnh xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc buộc tái xuất đối với hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ, phương tiện, nguyên liệu, vật liệu nhập khẩu được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ sau khi đã loại bỏ các yếu tố vi phạm trên hàng hoá.
4. Mức phạt, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.”
Như vậy, xử phạt hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả theo Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 được quy định như trên.
Sửa đổi quy định về xử phạt hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả khi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định mới?
Căn cứ khoản 79 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 quy định như sau:
"Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ
...
79. Sửa đổi, bổ sung các điều 212, 213 và 214 như sau:
Điều 214. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả
1. Tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ quy định tại khoản 1 Điều 211 của Luật này bị áp dụng các hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
2. Ngoài các hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, tổ chức, cá nhân xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ còn có thể bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ và đáp ứng các điều kiện khác theo quy định của Chính phủ.
3. Mức phạt, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.”.
Như vậy, theo quy định Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 quy định thì xử phạt hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định của Luật Xử phạt vi phạm hành chính như trên.
Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2023. Quy định về bảo hộ nhãn hiệu là dấu hiệu âm thanh có hiệu lực thi hành từ ngày 14/01/2022.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lời chúc giáng sinh dành cho bạn bè? Lễ giáng sinh Noel có phải là ngày lễ lớn trong năm không?
- Cách điền phiếu biểu quyết thi hành kỷ luật/ đề nghị thi hành kỷ luật đối với Đảng viên chuẩn Hướng dẫn 05?
- Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án đầu tư được thể hiện thông qua những gì? Có bao nhiêu giai đoạn đầu tư xây dựng?
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?
- Ai được gặp phạm nhân? Tải về mẫu đơn xin gặp mặt phạm nhân mới nhất hiện nay? Trách nhiệm của người gặp?