Trường hợp nào phải thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự? Ai có quyền thay đổi Thẩm phán trong tố tụng hình sự?
Trường hợp nào phải thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự?
Căn cứ Điều 49 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 có quy định như sau:
Các trường hợp phải từ chối hoặc thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng
Người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi khi thuộc một trong các trường hợp:
1. Đồng thời là bị hại, đương sự; là người đại diện, người thân thích của bị hại, đương sự hoặc của bị can, bị cáo;
2. Đã tham gia với tư cách là người bào chữa, người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật trong vụ án đó;
3. Có căn cứ rõ ràng khác để cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ.
Theo đó, phải thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự khi thuộc 1 trong những trường hợp sau:
- Người có thẩm quyền tiến hành tố tụng đồng thời là bị hại, đương sự; là người đại diện, người thân thích của bị hại, đương sự hoặc của bị can, bị cáo;
- Người có thẩm quyền tiến hành tố tụng đã tham gia với tư cách là người bào chữa, người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật trong vụ án đó;
- Có căn cứ rõ ràng khác để cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ.
Ngoài ra, 1 số trường hợp cụ thể phải thực hiện thay đổi người người tiến hành tố tụng hình sự được quy định tại Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 như sau:
(1) Trường hợp thay đổi Điều tra viên, Cán bộ điều tra:
Căn cứ Điều 51 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 thì điều tra viên, cán bộ điều tra phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi khi thuộc một trong các trường hợp:
- Trường hợp quy định tại Điều 49 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.
- Đã tiến hành tố tụng trong vụ án đó với tư cách là Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, Thẩm phán, Hội thẩm, Thẩm tra viên hoặc Thư ký Tòa án.
(2) Trường hợp thay đổi Kiểm sát viên, Kiểm tra viên
Căn cứ Điều 52 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 thì Kiểm sát viên, Kiểm tra viên phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi khi thuộc một trong các trường hợp:
- Trường hợp quy định tại Điều 49 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.
- Đã tiến hành tố tụng trong vụ án đó với tư cách là Điều tra viên, Cán bộ điều tra, Thẩm phán, Hội thẩm, Thẩm tra viên hoặc Thư ký Tòa án.
(3) Trường hợp thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm
Căn cứ Điều 53 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 thì Thẩm phán, Hội thẩm phải từ chối tham gia xét xử hoặc bị thay đổi khi thuộc một trong các trường hợp:
- Trường hợp quy định tại Điều 49 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.
- Họ cùng trong một Hội đồng xét xử và là người thân thích với nhau.
- Đã tham gia xét xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm hoặc tiến hành tố tụng vụ án đó với tư cách là Điều tra viên, Cán bộ điều tra, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án.
Trường hợp nào phải thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự? Ai có quyền thay đổi Thẩm phán trong tố tụng hình sự? (Hình từ Internet)
Đương sự có quyền đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự hay không?
Căn cứ điểm g khoản 1 Điều 4 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 có quy định đương sự gồm nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự.
Đồng thời căn cứ Điều 50 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 có quy định :
Người có quyền đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng
1. Kiểm sát viên.
2. Người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự và người đại diện của họ.
3. Người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự.
Theo đó, hiện nay pháp luật tố tụng hình sự chỉ quy định đương sự là nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự hoặc người đại diện của họ được quyền đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự. Còn đối với đương sự là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự thì không có quyền đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự.
Ai có quyền thay đổi Thẩm phán trong tố tụng hình sự?
Căn cứ Điều 53 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 có quy định :
Thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm
1. Thẩm phán, Hội thẩm phải từ chối tham gia xét xử hoặc bị thay đổi khi thuộc một trong các trường hợp:
a) Trường hợp quy định tại Điều 49 của Bộ luật này;
b) Họ cùng trong một Hội đồng xét xử và là người thân thích với nhau;
c) Đã tham gia xét xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm hoặc tiến hành tố tụng vụ án đó với tư cách là Điều tra viên, Cán bộ điều tra, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án.
2. Việc thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm trước khi mở phiên tòa do Chánh án hoặc Phó Chánh án Tòa án được phân công giải quyết vụ án quyết định.
Thẩm phán bị thay đổi là Chánh án Tòa án thì do Chánh án Tòa án trên một cấp quyết định.
Việc thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm tại phiên tòa do Hội đồng xét xử quyết định trước khi bắt đầu xét hỏi bằng cách biểu quyết tại phòng nghị án. Khi xem xét thay đổi thành viên nào thì thành viên đó được trình bày ý kiến của mình, Hội đồng quyết định theo đa số.
Trường hợp phải thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm tại phiên tòa thì Hội đồng xét xử ra quyết định
Theo đó, việc thay đổi Thẩm phán trước khi mở phiên tòa do Chánh án hoặc Phó Chánh án Tòa án được phân công giải quyết vụ án quyết định.
Việc thay đổi Thẩm phán tại phiên tòa do Hội đồng xét xử quyết định trước khi bắt đầu xét hỏi bằng cách biểu quyết tại phòng nghị án.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chủ đầu tư chịu trách nhiệm quản lý chi phí đầu tư xây dựng ở giai đoạn nào? Sơ bộ tổng mức đầu tư xây dựng được ước tính ra sao?
- Bộ luật Tố tụng dân sự mới nhất hiện nay quy định những gì? Nhiệm vụ của Bộ luật Tố tụng dân sự?
- Phân loại, điều kiện khai thác, sử dụng tàu bay không người lái, phương tiện bay khác từ 1/7/2025 ra sao?
- Mức đầu tư để trường mầm non tư thục hoạt động giáo dục ít nhất là bao nhiêu? Hồ sơ cho phép trường mầm non hoạt động giáo dục?
- Cơ quan nào quyết định thành lập trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập? Thủ tục thành lập trung tâm?