Trường hợp nào bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh? Khi nào bên bảo lãnh có quyền từ chối nghĩa vụ bảo lãnh?
Trường hợp nào bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 44 Nghị định 21/2021/NĐ-CP, quy định như sau:
Thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh
1. Bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh khi nghĩa vụ được bảo lãnh bị vi phạm theo một trong các căn cứ sau đây:
a) Do bên được bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn;
b) Do bên được bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ trước thời hạn theo thỏa thuận;
c) Do bên được bảo lãnh thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ;
d) Do bên được bảo lãnh thực hiện không đúng nội dung của nghĩa vụ;
đ) Do bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ quy định tại khoản 2 Điều 335 và khoản 1 Điều 339 của Bộ luật Dân sự;
e) Căn cứ khác theo thỏa thuận hoặc theo quy định của Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan.
Như vậy, bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh khi nghĩa vụ được bảo lãnh bị vi phạm nếu thuộc 1 trong các trường hợp sau:
- Nghĩa vụ được bảo lãnh bị vi phạm do bên được bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn;
- Nghĩa vụ được bảo lãnh bị vi phạm do bên được bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ trước thời hạn theo thỏa thuận;
- Nghĩa vụ được bảo lãnh bị vi phạm do bên được bảo lãnh thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ;
- Nghĩa vụ được bảo lãnh bị vi phạm do bên được bảo lãnh thực hiện không đúng nội dung của nghĩa vụ;
- Nghĩa vụ được bảo lãnh bị vi phạm do bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ quy định tại khoản 2 Điều 335 và khoản 1 Điều 339 của Bộ luật Dân sự;
- Trường hợp có căn cứ khác theo thỏa thuận hoặc theo quy định của Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan.
Trường hợp nào bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh? Khi nào bên bảo lãnh có quyền từ chối nghĩa vụ bảo lãnh? (Hình từ Internet)
Khi nào bên bảo lãnh có quyền từ chối nghĩa vụ bảo lãnh?
Theo quy định tại Điều 44 Nghị định 21/2021/NĐ-CP, quy định như sau:
Thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh
...
2. Trường hợp có căn cứ tại khoản 1 Điều này, bên nhận bảo lãnh thông báo cho bên bảo lãnh biết để thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. Bên bảo lãnh có quyền từ chối thực hiện nghĩa vụ trong trường hợp căn cứ được bên nhận bảo lãnh thông báo không thuộc phạm vi cam kết bảo lãnh.
3. Bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trong thời hạn thỏa thuận. Trường hợp không có thỏa thuận thì bên bảo lãnh phải thực hiện trong thời hạn hợp lý kể từ thời điểm nhận được thông báo của bên nhận bảo lãnh.
4. Bên bảo lãnh đã thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thì bên nhận bảo lãnh phải thông báo cho bên được bảo lãnh biết. Trường hợp bên được bảo lãnh vẫn thực hiện nghĩa vụ được bảo lãnh thì bên bảo lãnh có quyền yêu cầu bên nhận bảo lãnh hoàn trả cho mình tài sản đã nhận hoặc giá trị tương ứng phần nghĩa vụ bảo lãnh đã thực hiện.
Như vậy, theo quy định nêu trên, bên bảo lãnh có quyền từ chối thực hiện nghĩa vụ trong trường hợp căn cứ được bên nhận bảo lãnh thông báo không thuộc phạm vi cam kết bảo lãnh.
Bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trong thời hạn thỏa thuận. Nếu không có thỏa thuận thì bên bảo lãnh phải thực hiện trong thời hạn hợp lý kể từ thời điểm nhận được thông báo của bên nhận bảo lãnh.
Thỏa thuận về bảo lãnh được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 43 Nghị định 21/2021/NĐ-CP, quy định như sau:
Thỏa thuận về bảo lãnh
1. Bên bảo lãnh có thể thỏa thuận với bên nhận bảo lãnh về việc áp dụng biện pháp bảo đảm bằng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của mình.
2. Trường hợp bên bảo lãnh cam kết thực hiện công việc thay cho bên được bảo lãnh thì bên bảo lãnh phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với nghĩa vụ được bảo lãnh.
3. Thỏa thuận về bảo lãnh có thể được thể hiện bằng hợp đồng riêng về bảo lãnh, thư bảo lãnh hoặc hình thức cam kết bảo lãnh khác.
Như vậy, theo quy định trên, thỏa thuận về bảo lãnh được thực hiện theo 03 nội dung sau:
Thứ nhất, bên bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh có thể thỏa thuận về việc áp dụng biện pháp bảo đảm bằng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
Thứ hai, bên bảo lãnh phải đảm bảo điiều kiện về năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với nghĩa vụ được bảo lãnh khi cam kết thực hiện công việc thay cho bên được bảo lãnh.
Thứ ba, thảo thuận bảo lãnh có thể được thể hiện bằng hợp đồng riêng về bảo lãnh, thư bảo lãnh hoặc hình thức cam kết bảo lãnh khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo số hóa hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Mức tiền hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi là bao nhiêu? Có được hỗ trợ vay vốn tín dụng khi bị thu hồi không?
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?