Trong vụ án ly hôn, bị đơn đang bị tạm giam hoặc đang thi hành án tại trại giam thì Tòa án giải quyết như thế nào?
Trong vụ án ly hôn, bị đơn đang bị tạm giam hoặc đang thi hành án tại trại giam thì Tòa án giải quyết như thế nào?
Theo Công văn 1083/VKSTC-V9 năm 2024 giải đáp vướng mắc trong công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình có nội dung như sau:
Trong vụ án ly hôn, bị đơn đang bị tạm giam hoặc đang thi hành án tại trại giam thì Tòa án giải quyết như thế nào? (VKS Thái Nguyên)
Trả lời:
Trong vụ án ly hôn, bị đơn đang bị tạm giam hoặc đang thi hành án tại trại giam thì Tòa án lấy lời khai của bị đơn tại trại tạm giam, trại giam bằng hình thức trực tiếp hoặc trực tuyến. Có thể yêu cầu trích xuất bị can để phục vụ xét xử.
Trường hợp bị đơn không thể có mặt tại phiên tòa và có đơn đề nghị xét xử vắng mặt thì Toà án xét xử vắng mặt họ theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, tại Điều 98 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định lấy lời khai đương sự như sau:
Lấy lời khai của đương sự
1. Thẩm phán chỉ tiến hành lấy lời khai của đương sự khi đương sự chưa có bản khai hoặc nội dung bản khai chưa đầy đủ, rõ ràng. Đương sự phải tự viết bản khai và ký tên của mình. Trường hợp đương sự không thể tự viết được thì Thẩm phán lấy lời khai của đương sự. Việc lấy lời khai của đương sự chỉ tập trung vào những tình tiết mà đương sự khai chưa đầy đủ, rõ ràng. Thẩm phán tự mình hoặc Thư ký Tòa án ghi lại lời khai của đương sự vào biên bản. Thẩm phán lấy lời khai của đương sự tại trụ sở Tòa án; trường hợp cần thiết có thể lấy lời khai của đương sự ngoài trụ sở Tòa án.
2. Biên bản ghi lời khai của đương sự phải được người khai tự đọc lại hay nghe đọc lại và ký tên hoặc điểm chỉ. Đương sự có quyền yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản ghi lời khai và ký tên hoặc điểm chỉ xác nhận. Biên bản phải có chữ ký của người lấy lời khai, người ghi biên bản và đóng dấu của Tòa án; nếu biên bản được ghi thành nhiều trang rời nhau thì phải ký vào từng trang và đóng dấu giáp lai. Trường hợp biên bản ghi lời khai của đương sự được lập ngoài trụ sở Tòa án thì phải có người làm chứng hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi lập biên bản.
3. Việc lấy lời khai của đương sự thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 69 của Bộ luật này phải được tiến hành với sự có mặt của người đại diện hợp pháp của đương sự đó.
Theo những quy định trên thì trong vụ án ly hôn, bị đơn đang bị tạm giam hoặc đang thi hành án tại trại giam thì Thẩm phán Tòa án có thể tiến hành lấy lời khai của bị đơn tại trại tạm giam, trại giam, ngoài trụ sở của Tòa án bằng hình thức trực tiếp hoặc trực tuyến.
Đồng thời, có thể yêu cầu trích xuất bị can để phục vụ xét xử hoặc xét xử vắng mặt nếu có đơn đề nghị xét xử vắng mặt của bị đơn (theo quy định Điều 228 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015).
Trong vụ án ly hôn, bị đơn đang bị tạm giam hoặc đang thi hành án tại trại giam thì Tòa án giải quyết như thế nào?
Ai có quyền yêu cầu giải quyết ly hôn?
Căn cứ theo Điều 51 Luật Hôn nhân gia đình 2014 quy định quyền yêu cầu giải quyết ly hôn cụ thể như sau:
Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn
1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Như vậy, Người có quyền yêu cầu giải quyết ly hôn gồm có:
- Vợ hoặc chồng hoặc cả vợ và chồng;
- Cha, mẹ, người thân thích khác nếu trường hợp một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra;
* Lưu ý: Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Việc ly hôn theo yêu cầu một bên được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định việc ly hôn theo yêu cầu từ một bên như sau:
- Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
- Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.
- Trong trường hợp cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Gợi ý quà Tết dương lịch 2025? Những món quà tặng Tết dương lịch 2025 ý nghĩa? Tết Dương lịch 2025 vào ngày mấy âm lịch?
- Lịch Vạn niên tháng 1/2025 đầy đủ, chi tiết nhất? Lịch âm dương tháng 1/2025 bắt đầu và kết thúc vào ngày nào?
- Luật Tố tụng hành chính quy định những gì và áp dụng cho những hoạt động nào? Quy định về việc tuân thủ pháp luật trong tố tụng hành chính?
- Danh mục hồ sơ hoàn công công trình xây dựng theo Nghị định 06 gồm những gì? Thời hạn lưu trữ hồ sơ?
- Cục cảnh sát giao thông có tiếp nhận vụ tai nạn giao thông do Cảnh sát giao thông xác minh, điều tra, giải quyết không?