Trong việc cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thì Vụ Khoa học và Công nghệ trực thuộc Bộ Công thương có nhiệm vụ như thế nào?
- Vụ Khoa học và Công nghệ trực thuộc Bộ Công thương có nhiệm vụ như thế nào trong việc cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm?
- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm có hiệu lực bao lâu?
- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm bị thu hồi trong trường hợp nào?
Vụ Khoa học và Công nghệ trực thuộc Bộ Công thương có nhiệm vụ như thế nào trong việc cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm?
Nhiệm vụ của Vụ Khoa học và Công nghệ trực thuộc Bộ Công thương liên quan đến an toàn thực phẩm được đề cập tại Quyết định 852/QĐ-BCT năm 2013 như sau:
Nhiệm vụ chủ yếu
10. Về tiêu chuẩn, chất lượng an toàn thực phẩm:
a) Đầu mối quản lý về tiêu chuẩn, quy chuẩn an toàn thực phẩm, chất lượng và nhãn hàng hóa sản phẩm thực phẩm trong suốt quá trình sản xuất, chế biến, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh đối với các loại thực phẩm và bao bì chứa đựng thực phẩm;
b) Chủ trì triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia về an toàn thực phẩm và Chiến lược quốc gia về an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Công Thương;
c) Tổ chức xây dựng và trình cấp có thẩm quyền ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, các tiêu chuẩn quốc gia về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm của các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, phương pháp kiểm nghiệm, các chỉ tiêu cần kiểm tra đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh và sản phẩm thực phẩm;
d) Quy định điều kiện các cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm; xây dựng hệ thống mạng lưới các đơn vị kiểm nghiệm; chỉ định đơn vị kiểm nghiệm; kiểm chứng; công bố kết quả kiểm nghiệm về an toàn thực phẩm; chỉ định cơ quan kiểm tra nhà nước về tiêu chuẩn an toàn thực phẩm đối với các sản phẩm thực phẩm nhập khẩu;
đ) Tổ chức việc xác nhận thực phẩm đạt tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm phục vụ cho thông tin, quảng cáo thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương.
Ngoài ra, tại điểm a khoản 1 Điều 23 Thông tư 43/2018/TT-BCT có quy định trách nhiệm của Vụ Khoa học và Công nghệ như sau:
Tổ chức thực hiện
1. Trách nhiệm của Bộ Công Thương
a) Vụ Khoa học và Công nghệ
Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan, Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hướng dẫn thực hiện Thông tư này;
Tiếp nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ, thẩm định thực tế tại cơ sở, trình Lãnh đạo Bộ Công Thương xem xét cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, cơ sở vừa sản xuất vừa kinh doanh tại cùng một địa điểm quy định tại điểm a, điểm c và điểm đ khoản 1 Điều 6 của Thông tư này;
Tiếp nhận, kiểm tra tính hợp lệ hồ sơ đăng ký, tổ chức đánh giá và trình Bộ trưởng Bộ Công Thương xem xét, quyết định giao hoặc chỉ định cơ quan kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu; chỉ định cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm phục vụ quản lý nhà nước, cơ sở kiểm nghiệm kiểm chứng thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.
Như vậy, Vụ Khoa học và Công nghệ trực thuộc Bộ Công thương trong việc cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm co nhiệm vụ: Tiếp nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ, thẩm định thực tế tại cơ sở, trình Lãnh đạo Bộ Công Thương xem xét cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, cơ sở vừa sản xuất vừa kinh doanh tại cùng một địa điểm sau:
+ Cơ sở sản xuất các sản phẩm thực phẩm có công suất thiết kế:
- Rượu: Từ 03 triệu lít sản phẩm/năm trở lên;
- Bia: Từ 50 triệu lít sản phẩm/năm trở lên;
- Nước giải khát: Từ 20 triệu lít sản phẩm/năm trở lên;
- Sữa chế biến: Từ 20 triệu lít sản phẩm/năm trở lên;
- Dầu thực vật: Từ 50 ngàn tấn sản phẩm/năm trở lên;
- Bánh kẹo: Từ 20 ngàn tấn sản phẩm/năm trở lên;
- Bột và tinh bột: Từ 100 ngàn tấn sản phẩm/năm trở lên;...
+ Cơ sở vừa sản xuất vừa kinh doanh tại cùng một địa điểm có công suất thiết kế theo quy định trên.
+ Cơ sở sản xuất, kinh doanh nhiều loại sản phẩm thuộc quy định tại khoản 8 và khoản 10 Điều 36 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP.
Nhiệm vụ Vụ Khoa học và Công nghệ trực thuộc Bộ Công thương trong việc cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm? (Hình ảnh từ Internet)
Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm có hiệu lực bao lâu?
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Thông tư 43/2018/TT-BCT thì Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm sẽ có hiệu lực tùy trường hợp cụ thể sau:
+ Giấy chứng nhận có hiệu lực trong thời gian 03 năm. Trong trường hợp tiếp tục sản xuất, kinh doanh thực phẩm, trước 06 tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận hết hạn, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải nộp hồ sơ xin cấp lại theo quy định.
+ Trường hợp Giấy chứng nhận được cấp lại theo khoản 2, khoản 4 và khoản 5 Điều 4 Thông tư 43/2018/TT-BCT thì hiệu lực của Giấy chứng nhận cấp lại được tính theo thời hạn của Giấy chứng nhận đã được cấp trước đó.
+ Trường hợp Giấy chứng nhận được cấp lại do cơ sở thay đổi địa điểm sản xuất, kinh doanh; thay đổi, bổ sung quy trình sản xuất, mặt hàng kinh doanh và khi Giấy chứng nhận hết hiệu lực, Giấy chứng nhận có hiệu lực trong thời gian 03 năm kể từ ngày cấp lại.
Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm bị thu hồi trong trường hợp nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Thông tư 43/2018/TT-BCT các cơ sở sản xuất, kinh doanh bị thu hồi Giấy chứng nhận trong các trường hợp sau đây:
+ Giả mạo hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận;
+ Cho thuê, mượn Giấy chứng nhận;
+ Tự ý sửa đổi nội dung Giấy chứng nhận;
+ Đã chấm dứt hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quản lý lỗ hổng, điểm yếu về mặt kỹ thuật của hệ thống Online Banking theo Thông tư 50/2024 thế nào?
- Thủ tưởng Chính phủ sẽ là cơ quan quyết định cấp Bằng Tổ quốc ghi công cho liệt sỹ có đúng không?
- Biện pháp khắc phục hậu quả là gì? 10 biện pháp khắc phục hậu quả trong xử phạt vi phạm hành chính?
- Bài phát biểu tổng kết chi Hội người cao tuổi năm 2024? Bài phát biểu của lãnh đạo xã tại Hội nghị tổng kết Hội người cao tuổi?
- Làm rõ trách nhiệm của cá nhân đối với những hạn chế khuyết điểm của tập thể tại Bản kiểm điểm đảng viên cuối năm mẫu 2A, 2B: có phải mục bắt buộc? Gợi ý viết?