Trong trận tiến công cụm cứ điểm Him Lam trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, ai đã lấy thân mình lấp lỗ châu mai tạo điều kiện cho đồng đội xông lên diệt địch?

Trong trận tiến công cụm cứ điểm Him Lam trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, ai đã lấy thân mình lấp lỗ châu mai tạo điều kiện cho đồng đội xông lên diệt địch?

Trong trận tiến công cụm cứ điểm Him Lam trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, ai đã lấy thân mình lấp lỗ châu mai tạo điều kiện cho đồng đội xông lên diệt địch?

NÓNG: Đáp án tuần 3 cuộc thi Quân đội nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 trọn bộ trên trang Báo cáo viên

Ngày 13/3/1954, trong trận đánh cứ điểm Him Lam mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ, Đại đoàn 312 đồng loạt tấn công vào cứ điểm Him Lam. Phan Đình Giót cùng các chiến sĩ Đại đội 58 được lệnh dùng bộc phá phá rào 8 lần để mở cửa lô cốt. Khi đơn vị xung phong mở đánh vào trung tâm thì bị địch trong lô cốt bắn trả dữ dội. Phan Đình Giót đánh quả bộc phá thứ 9 thì bị thương vào đùi, nhưng vẫn xung phong đánh quả bộc phá thứ 10.

Địch tập trung hỏa lực bắn dữ dội, đồng đội bị thương vong nhiều. Căm thù giặc cao độ, Phan Đình Giót lao lên đánh tiếp hai quả bộc phá nữa, phá toang đoạn rào cuối cùng để bộ đội xông lên đánh sập lô cốt của địch.

Lợi dụng thời cơ quân địch hoang mang, Phan Đình Giót vượt lên áp sát lô cốt số 2 ném thủ pháo, bắn kiềm chế cho đơn vị tiến lên và tiếp tục bị thương vào vai mất rất nhiều máu. Trong lúc đó, hỏa điểm của địch từ lô cốt số 3 bất ngờ xuất hiện bắn mạnh vào đội hình của quân ta.

Phan Đình Giót cố gắng bò lên nhích dần đến lô cốt này, dùng hết sức mình nâng tiểu liên bắn mạnh vào lỗ châu mai, miệng hô to: “Quyết hy sinh vì... Đảng vì... dân!", rồi rướn người lấy đà lao cả thân mình bịt kín lỗ châu mai, dập tắt hỏa lực của địch, tạo điều kiện cho đơn vị xông lên như vũ bão, tiêu diệt cứ điểm Him Lam.

Đồng chí Phan Đình Giót đã hy sinh anh dũng lúc 22 giờ 30 phút ngày 13/3/1954.

Theo đó, trong trận tiến công cụm cứ điểm Him Lam trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, anh hùng Phan Đình Giót đã lấy thân mình lấp lỗ châu mai tạo điều kiện cho đồng đội xông lên diệt địch.

*Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo.

Trong trận tiến công cụm cứ điểm Him Lam trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, ai đã lấy thân mình lấp lỗ châu mai tạo điều kiện cho đồng đội xông lên diệt địch?

Trong trận tiến công cụm cứ điểm Him Lam trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, ai đã lấy thân mình lấp lỗ châu mai tạo điều kiện cho đồng đội xông lên diệt địch? (Hình từ internet)

Thân nhân liệt sĩ gồm có những ai?

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng 2020 như sau:

Đối tượng hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng
1. Người có công với cách mạng bao gồm:
a) Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945;
b) Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945;
c) Liệt sĩ;
d) Bà mẹ Việt Nam anh hùng;
đ) Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân;
e) Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến;
g) Thương binh, bao gồm cả thương binh loại B được công nhận trước ngày 31 tháng 12 năm 1993; người hưởng chính sách như thương binh;
h) Bệnh binh;
i) Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học;
k) Người hoạt động cách mạng, kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế bị địch bắt tù, đày;
l) Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế;
m) Người có công giúp đỡ cách mạng.
2. Thân nhân của người có công với cách mạng bao gồm cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con (con đẻ, con nuôi), người có công nuôi liệt sĩ.

Theo như quy định nêu trên thì liệt sĩ là người có công với cách mạng. Thân nhân liệt sĩ gồm cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con (con đẻ, con nuôi), người có công nuôi liệt sĩ.

Thân nhân liệt sĩ được hưởng các chế độ ưu đãi gì?

Căn cứ tại Điều 16 Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng 2020, thân nhân liệt sĩ được hưởng các chế độ ưu đãi như sau:

(1) Cấp “Giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ” theo quy định của Chính phủ.

(2) Trợ cấp tuất một lần khi truy tặng Bằng “Tổ quốc ghi công”; trường hợp không còn thân nhân thì người thừa kế của liệt sỹ giữ Bằng “Tổ quốc ghi công” được hưởng trợ cấp tuất một lần.

(3) Trợ cấp tuất hằng tháng đối với những người sau đây:

- Cha đẻ, mẹ đẻ, con liệt sỹ chưa đủ 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng, người có công nuôi liệt sỹ; trường hợp có nhiều liệt sỹ thì theo các mức thân nhân của hai liệt sỹ, thân nhân của ba liệt sỹ trở lên;

- Vợ hoặc chồng liệt sỹ.

(4) Trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ, người có công nuôi liệt sỹ, vợ hoặc chồng liệt sỹ quy định tại khoản 3 Điều 16 Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng 2020 sống cô đơn, con liệt sỹ quy định tại khoản 3 Điều 16 Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng 2020 mồ côi cả cha mẹ thì được hưởng thêm trợ cấp tuất nuôi dưỡng hằng tháng.

(5) Điều dưỡng phục hồi sức khỏe hai năm một lần đối với cha đẻ, mẹ đẻ, người có công nuôi liệt sỹ, vợ hoặc chồng, con liệt sỹ bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng.

Trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ chỉ có một con duy nhất là liệt sỹ hoặc có hai con liệt sỹ trở lên thì được điều dưỡng phục hồi sức khỏe hằng năm.

(6) Bảo hiểm y tế đối với cha đẻ, mẹ đẻ, người có công nuôi liệt sỹ, vợ hoặc chồng, con liệt sỹ.

(7) Chế độ ưu đãi quy định tại các điểm d, đ, e, g, h, i và k khoản 2 Điều 5 Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng 2020.

(8) Chế độ ưu đãi quy định tại điểm c khoản 2 Điều 5 Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng 2020 đối với thân nhân của liệt sỹ đang hưởng trợ cấp tuất hằng tháng.

(9) Hỗ trợ thăm viếng mộ liệt sỹ, di chuyển hài cốt liệt sỹ.

(10) Vợ hoặc chồng liệt sỹ lấy chồng hoặc vợ khác mà nuôi con liệt sỹ đến tuổi trưởng thành hoặc chăm sóc cha đẻ, mẹ đẻ liệt sỹ khi còn sống hoặc vì hoạt động cách mạng mà không có điều kiện chăm sóc cha đẻ, mẹ đẻ liệt sỹ khi còn sống thì hưởng chế độ ưu đãi như sau:

- Trợ cấp tuất hằng tháng;

- Bảo hiểm y tế.

(11) Trợ cấp một lần đối với thân nhân với mức bằng 03 tháng trợ cấp hằng tháng hiện hưởng khi đối tượng quy định tại khoản 3 Điều này đang hưởng trợ cấp hằng tháng chết, trừ trường hợp đối tượng quy định tại khoản 10 Điều này chết.

(12) Trợ cấp mai táng đối với người hoặc tổ chức thực hiện mai táng khi đối tượng quy định tại khoản 3 Điều 16 Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng 2020 đang hưởng trợ cấp hằng tháng chết, trừ trường hợp đối tượng quy định tại khoản 10 Điều 16 Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng 2020.

Chiến dịch Điện Biên Phủ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Câu nói Các chú phải chiến đấu anh dũng hơn, chịu đựng gian khổ hơn, phải giữ vững quyết tâm trong mọi hoàn cảnh được Chủ tịch Hồ Chí Minh động viên cán bộ, chiến sĩ trong chiến dịch nào?
Pháp luật
Trong trận tiến công cụm cứ điểm Him Lam trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, ai đã lấy thân mình lấp lỗ châu mai tạo điều kiện cho đồng đội xông lên diệt địch?
Pháp luật
Trong 12 ngày đêm Hà Nội Điện Biên Phủ trên không, quân và dân miền Bắc đã bắn rơi bao nhiêu máy bay Mỹ?
Pháp luật
Ai là Tổng Tư lệnh trong Chiến dịch Điện Biên Phủ? Sĩ quan trong quân đội sẽ phải đáp ứng những tiêu chuẩn nào?
Pháp luật
Mật danh Chiến dịch Điện Biên Phủ là gì? Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ được tổ chức kỷ niệm như thế nào?
Pháp luật
Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ bị tiêu diệt vào thời gian nào? Sĩ quan trong quân đội sẽ phải đáp ứng những tiêu chuẩn nào?
Pháp luật
Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, ta đã đề ra mấy điều kỷ luật trên chiến trường? Khẩu hiệu tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ là gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chiến dịch Điện Biên Phủ
Nguyễn Văn Phước Độ Lưu bài viết
725 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chiến dịch Điện Biên Phủ

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chiến dịch Điện Biên Phủ

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào