Trong phòng chống rửa tiền thì thông tin của pháp nhân và thông tin thỏa thuận pháp lý phải được minh bạch như thế nào?

Cho hỏi trong phòng chống rửa tiền thì thông tin của pháp nhân và thông tin thỏa thuận pháp lý phải được minh bạch như thế nào? - Câu hỏi của anh Thái tại Hà Nội.

Trong phòng chống rửa tiền thì thông tin của pháp nhân phải được minh bạch như thế nào?

Căn cứ Điều 21 Luật Phòng, chống rửa tiền 2022 có quy định trong phòng chống rửa tiền thì thông tin của pháp nhân phải được thực hiện minh bạch như sau:

- Cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan cấp phép thành lập, hoạt động cho pháp nhân phải cập nhật, lưu trữ thông tin cơ bản của pháp nhân bao gồm tên và loại hình pháp nhân, quyết định thành lập, giấy phép liên quan đến hoạt động, tình trạng pháp lý, địa chỉ trụ sở chính, cơ cấu tổ chức quản lý; danh sách người quản lý của pháp nhân, điều lệ; chủ sở hữu hưởng lợi của pháp nhân (nếu có).

- Các thông tin này phải được lưu trữ ít nhất 05 năm sau ngày pháp nhân chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật.

- Pháp nhân có trách nhiệm thu thập, cập nhật, lưu trữ thông tin cơ bản của mình bao gồm tên và loại hình pháp nhân, quyết định thành lập, giấy phép hoạt động, tình trạng pháp lý, địa chỉ trụ sở chính, cơ cấu tổ chức quản lý; danh sách người quản lý của pháp nhân, điều lệ; chủ sở hữu hưởng lợi của pháp nhân.

- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về phòng, chống rửa tiền, thực hiện điều tra, truy tố, xét xử có quyền yêu cầu cơ quan, pháp nhân cung cấp thông tin quy định tại khoản 1 Điều 21 Luật Phòng, chống rửa tiền 2022khoản 2 Điều 21 Luật Phòng, chống rửa tiền 2022.

Trong phòng chống rửa tiền thì thông tin của pháp nhân và thông tin thỏa thuận pháp lý phải được minh bạch như thế nào?

Trong phòng chống rửa tiền thì thông tin của pháp nhân và thông tin thỏa thuận pháp lý phải được minh bạch như thế nào? (Hình từ Internet)

Trong phòng chống rửa tiền thì thông tin của các thỏa thuận pháp lý phải được minh bạch như thế nào?

Căn cứ Điều 22 Luật Phòng, chống rửa tiền 2022 có quy định trong phòng chống rửa tiền thì thông tin của thỏa thuận pháp lý phải được thực hiện minh bạch như sau:

- Bên nhận ủy thác trong thỏa thuận pháp lý có trách nhiệm sau đây:

+ Thu thập, cập nhật các thông tin nhận dạng về bên ủy thác, bên nhận ủy thác, người thụ hưởng, các bên có liên quan (nếu có), cá nhân có quyền kiểm soát cuối cùng đối với ủy thác.

Các thông tin này phải được lưu trữ ít nhất 05 năm kể từ thời điểm bên nhận ủy thác ngừng tham gia vào hoạt động ủy thác;

+ Cung cấp các thông tin quy định tại điểm a khoản này cho các cơ quan có thẩm quyền khi được yêu cầu; cho tổ chức tài chính, tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành, nghề phi tài chính có liên quan trong quá trình thiết lập và duy trì mối quan hệ khách hàng với tổ chức, cá nhân này liên quan đến tài sản được ủy thác khi được yêu cầu.

- Khi thực hiện nhận biết khách hàng là bên nhận ủy thác, tổ chức tài chính, tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành, nghề phi tài chính có liên quan được quyền yêu cầu bên nhận ủy thác cung cấp thông tin nêu trên và văn bản ủy thác.

- Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về phòng, chống rửa tiền, thực hiện điều tra, truy tố, xét xử có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân cung cấp tất cả các thông tin nêu trên.

Tổ chức phi lợi nhuận có phải minh bạch trong hoạt động nhằm phòng chống rửa tiền hay không?

Trước hết thì tổ chức phi lợi nhuận được hiểu là tổ chức hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, bao gồm hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện, tổ chức tôn giáo, tổ chức phi chính phủ nước ngoài được thành lập, đăng ký, hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam (căn cứ khoản 14 Điều 3 Luật Phòng, chống rửa tiền 2022)

Về vấn đề minh bạch thông tin, căn cứ Điều 23 Luật Phòng, chống rửa tiền 2022 có quy định hoạt động của tổ chức phi lợi nhuận phải được thực hiện minh bạch như sau:

- Tổ chức phi lợi nhuận phải thu thập, cập nhật, lưu trữ thông tin, hồ sơ, tài liệu sau đây:

+ Thông tin về tổ chức, cá nhân tài trợ, bao gồm tên đầy đủ, địa chỉ, số tiền tài trợ, phương thức tài trợ và các thông tin khác (nếu có);

+ Thông tin về tổ chức, cá nhân tiếp nhận tài trợ, bao gồm tên đầy đủ, địa chỉ, số tiền nhận tài trợ, phương thức nhận tài trợ, mục đích sử dụng tiền tài trợ và các thông tin khác (nếu có);

+ Hồ sơ, tài liệu, chứng từ liên quan đến việc tài trợ và tiếp nhận tài trợ.

- Tổ chức phi lợi nhuận phải lưu trữ thông tin, hồ sơ, tài liệu quy định tại nêu trên ít nhất 05 năm kể từ thời điểm hoạt động tài trợ hoặc tiếp nhận tài trợ kết thúc.

- Trong trường hợp tổ chức phi lợi nhuận giải thể hoặc kết thúc hoạt động, thông tin, hồ sơ, tài liệu này phải được bàn giao cho cơ quan có thẩm quyền quản lý đối với tổ chức phi lợi nhuận đó.

Ngoài ra thì Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền có quyền yêu cầu tổ chức phi lợi nhuận cung cấp thông tin, hồ sơ, tài liệu như trên nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về phòng, chống rửa tiền, thực hiện điều tra, truy tố, xét xử.

Luật Phòng, chống rửa tiền 2022 sẽ có hiệu lức từ ngày 01/3/2022

Phòng chống rửa tiền Tải trọn bộ các quy định hiện hành liên quan đến phòng chống rửa tiền
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Phải đào tạo kiến thức cơ bản về phòng chống rửa tiền đối với nhân sự mới được tuyển dụng trong thời hạn bao lâu?
Pháp luật
Quy định nội bộ về phòng chống rửa tiền phải có những nội dung gì? Kiểm soát, kiểm toán nội bộ thế nào để phòng chống rửa tiền?
Pháp luật
Có phải tất cả doanh nghiệp khi phát sinh giao dịch có giá trị lớn bằng tiền mặt đều phải báo cáo với Ngân hàng Nhà nước không?
Pháp luật
Trong phòng chống rửa tiền, nhận biết khách hàng của tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành, nghề phi tài chính có liên quan trong những trường hợp nào?
Pháp luật
Đối tượng báo cáo liên quan đến cá nhân nước ngoài có ảnh hưởng chính trị trong hoạt động phòng chống rửa tiền phải đáp ứng những yêu cầu gì?
Pháp luật
Danh sách cảnh báo trong phòng chống rửa tiền do cơ quan nào lập? Bộ Tài chính có trách nhiệm gì trong phòng chống rửa tiền?
Pháp luật
Trong phòng chống rửa tiền, theo mức độ rủi ro về rửa tiền thì khách hàng được phân loại thành 05 mức đúng không?
Pháp luật
Khi nào báo cáo giao dịch đáng ngờ trong phòng chống rửa tiền không phụ thuộc vào việc giao dịch đó đã hoàn thành hay chưa?
Pháp luật
Trong công tác phòng chống rửa tiền thì việc hợp tác quốc tế sẽ tuân theo những nguyên tắc và nội dung nào?
Pháp luật
Nhận biết khách hàng trong công tác phòng chống rửa tiền thì phải thu thập những thông tin nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phòng chống rửa tiền
1,985 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phòng chống rửa tiền
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào