Trong hoạt động bán hàng tận cửa, tổ chức, cá nhân kinh doanh phải có những trách nhiệm gì theo quy định mới nhất năm 2024?
Bán hàng tận cửa là gì?
Căn cứ theo khoản 7 Điều 3 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 về giải thích từ ngữ như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
7. Bán hàng trực tiếp là việc tổ chức, cá nhân kinh doanh chủ động tiếp cận người tiêu dùng, giới thiệu sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ để bán, cung cấp cho người tiêu dùng, bao gồm các hình thức sau đây:
a) Bán hàng tận cửa là hoạt động bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ tại nơi ở, nơi làm việc của người tiêu dùng;
b) Bán hàng đa cấp là hoạt động bán hàng hóa thông qua mạng lưới cá nhân tham gia gồm nhiều cấp, nhiều nhánh, trong đó cá nhân tham gia được hưởng hoa hồng, tiền thưởng và lợi ích kinh tế khác từ kết quả bán hàng hóa của mình và của cá nhân khác trong mạng lưới;
c) Bán hàng không tại địa điểm giao dịch thường xuyên là hoạt động giới thiệu, bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ tại các địa điểm không phải là địa điểm bán lẻ sản phẩm, hàng hóa cố định, giới thiệu, cung cấp dịch vụ thường xuyên.
Như vậy theo quy định trên thì bán hàng tận cửa là hoạt động bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ tại nơi ở, nơi làm việc của người tiêu dùng.
Trong hoạt động bán hàng tận cửa, tổ chức, cá nhân kinh doanh phải có những trách nhiệm gì theo quy định mới nhất năm 2024?
Trong hoạt động bán hàng tận cửa, tổ chức, cá nhân kinh doanh phải có những trách nhiệm gì theo quy định mới nhất năm 2024?
Căn cứ theo Điều 43 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 có quy định như sau:
Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh trong hoạt động bán hàng tận cửa
1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh thực hiện hoạt động bán hàng tận cửa thông qua các hình thức sau đây:
a) Tự mình thực hiện;
b) Người lao động của tổ chức, cá nhân kinh doanh;
c) Đại diện được thuê hoặc được ủy quyền.
2. Cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này khi bán hàng tận cửa có trách nhiệm sau đây:
a) Giới thiệu tên, số điện thoại, địa chỉ, trụ sở của tổ chức, cá nhân kinh doanh chịu trách nhiệm về hoạt động bán, cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; cung cấp tài liệu chứng minh mối quan hệ với tổ chức, cá nhân kinh doanh;
b) Không được tiếp tục đề nghị bán, cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ khi người tiêu dùng đã từ chối;
c) Giải thích cho người tiêu dùng đầy đủ, chính xác, rõ ràng về nội dung hợp đồng, thông tin mà người tiêu dùng quan tâm liên quan đến sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ.
3. Tổ chức, cá nhân kinh doanh phải chịu trách nhiệm đối với hoạt động bán hàng của cá nhân bán hàng tận cửa quy định tại khoản 1 Điều này.
Như vậy căn cứ trên thì trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh trong hoạt động bán hàng tận cửa được quy định như sau:
- Tổ chức, cá nhân kinh doanh phải thực hiện hoạt động bán hàng tận cửa thông qua các hình thức sau đây:
- Tự mình thực hiện;
- Người lao động của tổ chức, cá nhân kinh doanh;
- Đại diện được thuê hoặc được ủy quyền.
- Cá nhân quy định tại khoản 1 Điều 43 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 khi bán hàng tận cửa thì phải có trách nhiệm sau đây:
- Giới thiệu tên, số điện thoại, địa chỉ, trụ sở của tổ chức, cá nhân kinh doanh chịu trách nhiệm về hoạt động bán, cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; cung cấp tài liệu chứng minh mối quan hệ với tổ chức, cá nhân kinh doanh;
- Không được tiếp tục đề nghị bán, cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ khi người tiêu dùng đã từ chối;
- Giải thích cho người tiêu dùng đầy đủ, chính xác, rõ ràng về nội dung hợp đồng, thông tin mà người tiêu dùng quan tâm liên quan đến sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ.
Lưu ý: Tổ chức, cá nhân kinh doanh phải chịu trách nhiệm đối với hoạt động bán hàng của cá nhân bán hàng tận cửa được quy định tại khoản 1 Điều 43 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023.
Quy định như thế nào về hợp đồng giao hàng tận cửa?
Theo Điều 44 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 quy định như sau:
Hợp đồng bán hàng tận cửa
1. Hợp đồng bán hàng tận cửa phải được lập thành văn bản và cung cấp cho người tiêu dùng 01 bản, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
2. Trường hợp hợp đồng bán hàng tận cửa được lập thành văn bản thì tổ chức, cá nhân kinh doanh phải dành tối thiểu 03 ngày làm việc kể từ ngày giao kết hợp đồng để người tiêu dùng cân nhắc lại việc quyết định thực hiện hợp đồng. Trong thời hạn này, người tiêu dùng có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng đã giao kết và thông báo cho tổ chức, cá nhân kinh doanh.
3. Trường hợp hợp đồng bán hàng tận cửa được lập thành văn bản, khi ký kết hợp đồng, người tiêu dùng phải tự ghi ngày, tháng, năm giao kết.
Như vậy thì hợp đồng giao hàng tận cửa được quy định như sau:
- Hợp đồng phải được lập thành văn bản và cung cấp cho người tiêu dùng 01 bản, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
- Trường hợp hợp đồng bán hàng tận cửa được lập thành văn bản thì tổ chức, cá nhân kinh doanh phải dành tối thiểu 03 ngày làm việc kể từ ngày giao kết hợp đồng để người tiêu dùng cân nhắc lại việc quyết định thực hiện hợp đồng.
Lưu ý: Trong thời hạn này thì người tiêu dùng có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng đã giao kết và thông báo cho tổ chức, cá nhân kinh doanh.
- Trường hợp hợp đồng bán hàng tận cửa được lập thành văn bản, khi ký kết hợp đồng thì người tiêu dùng phải tự ghi ngày, tháng, năm giao kết.
Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2024.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có nhiều hộ gia đình có chung quyền sử dụng một thửa đất ở bị thu hồi được giao thêm đất theo Luật Đất đai mới đúng không?
- Hoạt động quản lý vận hành nhà chung cư có cung cấp các dịch vụ bảo vệ không? Ai có trách nhiệm quản lý vận hành nhà chung cư?
- Mẫu đơn đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động của sàn giao dịch bất động sản mới nhất theo quy định hiện nay?
- Cấp ủy cấp tỉnh có chức năng gì? Cấp ủy cấp tỉnh có được giới thiệu nhân sự ứng cử chức danh chủ tịch Hội đồng nhân dân?
- Đáp án cuộc thi Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 tuần 1 trên trang Báo cáo viên ra sao?