Trình tự, thủ tục phê duyệt đề xuất đổi mới, sáng tạo của cán bộ theo Nghị định 73/2023/NĐ-CP ra sao?
Trình tự, thủ tục phê duyệt đề xuất đổi mới, sáng tạo của cán bộ ra sao?
Căn cứ quy định tại Điều 8 Nghị định 73/2023/NĐ-CP như sau:
Trình tự, thủ tục phê duyệt đề xuất đổi mới, sáng tạo
1. Đối với đề xuất đổi mới, sáng tạo quy định tại khoản 3 Điều 7 Nghị định này, trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kế hoạch đề xuất, người đứng đầu cơ quan sử dụng cán bộ chủ trì họp tập thể lãnh đạo để xem xét, thảo luận, biểu quyết về việc thực hiện đề xuất. Đề xuất được thông qua khi đạt tỷ lệ trên 50% ý kiến biểu quyết tán thành. Trong trường hợp biểu quyết ngang nhau thì thực hiện theo ý kiến mà người đứng đầu biểu quyết. Tập thể lãnh đạo tham gia biểu quyết bao gồm người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu cơ quan sử dụng cán bộ, trừ cấp phó là cán bộ có đề xuất đổi mới, sáng tạo.
Trường hợp nội dung đổi mới, sáng tạo không được tập thể lãnh đạo cơ quan sử dụng cán bộ thông qua theo quy định tại khoản này thì người đứng đầu cơ quan sử dụng cán bộ quyết định cho triển khai thực hiện nếu xét thấy đề xuất của cán bộ là cần thiết, có tính khả thi và chịu trách nhiệm trước cơ quan sử dụng cán bộ cấp trên và trước pháp luật về quyết định của mình. Quyết định của người đứng đầu cơ quan sử dụng cán bộ cho triển khai thực hiện đề xuất được thể hiện bằng văn bản.
2. Đối với đề xuất đổi mới, sáng tạo có phạm vi rộng, nội dung phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực, tác động đến nhiều đối tượng, trường hợp cần thiết, trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được kế hoạch đề xuất, người đứng đầu cơ quan sử dụng cán bộ thành lập Hội đồng đánh giá đề xuất theo quy định tại Điều 9 Nghị định này để xem xét, quyết định.
3. Đối với đề xuất đổi mới, sáng tạo quy định tại khoản 4 Điều 7 Nghị định này, người đứng đầu cơ quan có đề xuất báo cáo người đứng đầu cơ quan sử dụng cán bộ cấp trên xem xét, quyết định. Người đứng đầu cơ quan sử dụng cán bộ cấp trên có trách nhiệm xem xét đề xuất đổi mới, sáng tạo theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
4. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc cuộc họp tập thể lãnh đạo đối với các đề xuất quy định tại khoản 1 Điều này, người đứng đầu cơ quan sử dụng cán bộ báo cáo, xin ý kiến cấp ủy, tổ chức đảng cùng cấp về kết quả cuộc họp tập thể lãnh đạo. Người đứng đầu cơ quan sử dụng cán bộ, trên cơ sở ý kiến của cấp ủy, tổ chức đảng cùng cấp, ban hành văn bản về việc phê duyệt hoặc không phê duyệt cho thực hiện đề xuất; trường hợp phê duyệt đề xuất thì giao cán bộ đề xuất hoặc cá nhân, tổ chức khác thực hiện.
Như vậy, trình tự, thủ tục phê duyệt đề xuất đổi mới, sáng tạo của cán bộ được thực hiện theo nội dung nêu trên.
Trình tự, thủ tục phê duyệt đề xuất đổi mới, sáng tạo của cán bộ theo Nghị định 73/2023/NĐ-CP ra sao? (Hình từ Internet)
Hội đồng đánh giá đề xuất đổi mới, sáng tạo của cán bộ có mấy thành viên?
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định 73/2023/NĐ-CP, hội đồng đánh giá đề xuất đổi mới, sáng tạo của cán bộ có từ 5 đến 9 thành viên.
Bao gồm:
- Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu cơ quan sử dụng cán bộ có đề xuất đổi mới, sáng tạo;
- Phó Chủ tịch Hội đồng và các thành viên Hội đồng là cấp phó của người đứng đầu cơ quan sử dụng cán bộ, trừ cấp phó là cán bộ có đề xuất đổi mới, sáng tạo, đại diện các cơ quan, đơn vị chuyên môn có liên quan, chuyên gia, nhà khoa học am hiểu về ngành, lĩnh vực liên quan đến nội dung đề xuất, trong đó có 01 thành viên kiêm thư ký Hội đồng;
- Trong trường hợp vì lý do khách quan mà thành viên Hội đồng không thể tham gia đánh giá đề xuất thì người đứng đầu cơ quan sử dụng cán bộ quyết định việc thay đổi thành viên.
Theo đó, hội đồng làm việc theo nguyên tắc tập thể, quyết định theo đa số; trường hợp biểu quyết ngang nhau thì thực hiện theo ý kiến biểu quyết của Chủ tịch Hội đồng. Cuộc họp Hội đồng được thể hiện bằng biên bản.
Cán bộ thực hiện đề xuất đổi mới sáng tạo được khuyến khích bằng những chính sách gì?
Căn cứ quy định tại Điều 10 Nghị định 73/2023/NĐ-CP như sau:
Chính sách khuyến khích cán bộ
1. Cán bộ đề xuất đổi mới, sáng tạo, cá nhân, tổ chức thực hiện đề xuất đổi mới, sáng tạo, cơ quan và người đứng đầu cơ quan sử dụng cán bộ thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định này được khuyến khích bằng các hình thức sau đây theo quy định của pháp luật có liên quan:
a) Tuyên dương, biểu dương trước tập thể cơ quan, đơn vị; được khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng đối với những đề xuất được đánh giá là hoàn thành;
b) Được lấy làm căn cứ để đánh giá trước khi xếp loại, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, quy hoạch, điều động, luân chuyển theo hướng ưu tiên bố trí, sử dụng cán bộ có tư duy đổi mới, cách làm sáng tạo, hiệu quả cao;
c) Được đánh giá là có thành tích xuất sắc trong hoạt động công vụ để xét nâng ngạch công chức; được xét nâng bậc lương trước thời hạn 12 tháng theo quy định của pháp luật đối với những đề xuất đổi mới, sáng tạo được đánh giá là hoàn thành;
d) Được động viên, khuyến khích bằng các hình thức khác phù hợp với quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
2. Cán bộ, cá nhân, tổ chức thực hiện đề xuất, tùy trường hợp cụ thể được cơ quan sử dụng cán bộ bố trí kịp thời trang thiết bị, phương tiện làm việc, con người, kinh phí bảo đảm thực hiện đề xuất được phê duyệt.
Như vậy, chính sách khuyến khích đối với cán bộ thực hiện đổi mới sáng tạo, dám nghĩ dám làm được thực hiện theo nội dung nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mỗi xe nâng hàng phải có sổ theo dõi quá trình bảo trì? Yêu cầu của đơn vị bảo trì xe nâng hàng sử dụng động cơ, có tải trọng nâng từ 1.000kg trở lên là gì?
- Thanh tra thuế là gì? Được gia hạn thời hạn thanh tra thuế trong các trường hợp nào theo quy định?
- Khai thuế, tính thuế là gì? Địa điểm khai thuế, tính thuế của người nộp thuế là ở đâu theo quy định?
- Quyết định kết nạp đảng viên của cấp ủy có thẩm quyền Mẫu 9-KNĐ? Xây dựng, thực hiện kế hoạch kết nạp đảng viên ở chi bộ thế nào?
- Thông tin người nộp thuế là thông tin do người nộp thuế cung cấp hay do cơ quan thuế thu thập được?