Trình tự, thủ tục ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh cơ quan cấp Cục được pháp luật quy định như thế nào?

Tôi muốn tìm hiểu về thẩm quyền và trình tự ký kết thỏa thuận quốc tế giữa Việt Nam và các nước trên thế giới. Cụ thể, trình tự, thủ tục ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh cơ quan cấp Cục được pháp luật quy định như thế nào?

Ký kết thỏa thuận quốc tế là gì?

Theo quy định tại Điều 2 Luật Thỏa thuận quốc tế 2020 về định nghĩa ký kết và thỏa thuận quốc tế như sau:

"Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Thỏa thuận quốc tế là thỏa thuận bằng văn bản về hợp tác quốc tế giữa bên ký kết Việt Nam trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình với bên ký kết nước ngoài, không làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo pháp luật quốc tế.
...
5. Ký kết là hành vi do người có thẩm quyền hoặc cơ quan có thẩm quyền thực hiện, bao gồm ký, thông qua thỏa thuận quốc tế hoặc trao đổi văn kiện tạo thành thỏa thuận quốc tế."

Trình tự, thủ tục ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh cơ quan cấp Cục được pháp luật quy định như thế nào?

Trình tự, thủ tục ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh cơ quan cấp Cục được pháp luật quy định như thế nào?

Ký kết thỏa thuận quốc tế dựa trên những nguyên tắc nào?

Theo quy định tại Điều 3 Luật Thỏa thuận quốc tế 2020 về nguyên tắc ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế như sau:

"Điều 3. Nguyên tắc ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế
1. Phù hợp với Hiến pháp, pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, lợi ích quốc gia, dân tộc, đường lối đối ngoại của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; tuân thủ nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia, không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia và các nguyên tắc cơ bản khác của pháp luật quốc tế.
2. Việc ký kết thỏa thuận quốc tế không được làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo pháp luật quốc tế; không được ký kết thỏa thuận quốc tế về các vấn đề phải thực hiện thông qua việc ký kết điều ước quốc tế theo quy định của pháp luật.
3. Bảo đảm yêu cầu về đối ngoại và hiệu quả của thỏa thuận quốc tế được ký kết, trong phạm vi nguồn kinh phí ngân sách nhà nước được giao hoặc tự chủ theo quy định của pháp luật.
4. Phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức ký kết thỏa thuận quốc tế và tuân thủ trình tự, thủ tục ký kết thỏa thuận quốc tế quy định tại Luật này.
5. Việc ký kết thỏa thuận quốc tế của các cơ quan, tổ chức quy định tại các điểm b, c, d, đ, e, g, h, i và k khoản 2 Điều 2 của Luật này không được ràng buộc trách nhiệm thực hiện của Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ hoặc cơ quan, tổ chức Việt Nam không ký kết thỏa thuận quốc tế đó.
6. Ủy ban nhân dân cấp xã ở khu vực biên giới chỉ ký kết thỏa thuận quốc tế với bên ký kết nước ngoài là chính quyền địa phương cấp tương đương về giao lưu, trao đổi thông tin, kết nghĩa, hợp tác thực hiện quản lý biên giới phù hợp với điều ước quốc tế có liên quan mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
7. Bên ký kết Việt Nam có trách nhiệm thực hiện thỏa thuận quốc tế được ký kết, đồng thời có quyền yêu cầu bên ký kết nước ngoài cũng phải thực hiện thỏa thuận quốc tế đó trên tinh thần hữu nghị, hợp tác."

Trình tự, thủ tục ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh cơ quan cấp Cục như thế nào?

Theo quy định tại Điều 4, Điều 9, Điều 11 và Điều 12 Nghị định 64/2021/NĐ-CP thì trình tự, thủ tục ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh cơ quan cấp Cục được tiến hành theo các bước sau:

Bước 1: Trước khi tiến hành ký kết thỏa thuận quốc tế, cơ quan cấp Cục lấy ý kiến bằng văn bản của cơ quan, đơn vị tham mưu về công tác đối ngoại, hợp tác quốc tế (sau đây gọi tắt là đơn vị đầu mối về hợp tác quốc tế) và các tổ chức thuộc bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan trực tiếp đến thỏa thuận quốc tế đó.

Lưu ý về các trường hợp phải lấy thêm ý kiến của cơ quan cấp bộ như sau:

- Trường hợp thỏa thuận quốc tế nhân danh đơn vị trực thuộc có nội dung liên quan đến quốc phòng, an ninh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Quốc phòng, ngoài việc thực hiện lấy ý kiến đơn vị đầu mối về hợp tác quốc tế và các tổ chức thuộc bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan trực tiếp đến thỏa thuận quốc tế đó, đơn vị trực thuộc trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi hồ sơ lấy ý kiến bằng văn bản của Bộ Quốc phòng. Bộ Quốc phòng trả lời bằng văn bản trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ lấy ý kiến.

- Trường hợp thỏa thuận quốc tế nhân danh đơn vị trực thuộc có nội dung liên quan đến an ninh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công an, ngoài việc thực hiện lấy ý kiến đơn vị đầu mối về hợp tác quốc tế và các tổ chức thuộc bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan trực tiếp đến thỏa thuận quốc tế đó, đơn vị trực thuộc trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi hồ sơ lấy ý kiến bằng văn bản của Bộ Công an. Bộ Công an trả lời bằng văn bản trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ lấy ý kiến.

- Trường hợp thỏa thuận quốc tế nhân danh đơn vị trực thuộc có nội dung liên quan đến đầu tư, ngoài việc thực hiện lấy ý kiến đơn vị đầu mối về hợp tác quốc tế và các tổ chức thuộc bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan trực tiếp đến thỏa thuận quốc tế đó, đơn vị trực thuộc trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi hồ sơ lấy ý kiến bằng văn bản của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Bộ Kế hoạch và Đầu tư trả lời bằng văn bản trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ lấy ý kiến.

- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể lấy ý kiến của Bộ Ngoại giao nếu xét thấy thỏa thuận quốc tế nhân danh đơn vị trực thuộc có nội dung phức tạp, nhạy cảm về đối ngoại. Trình tự, thủ tục xin ý kiến thực hiện theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 19 Luật Thỏa thuận quốc tế 2020.

- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định bằng văn bản về việc ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh đơn vị trực thuộc sau khi nhận được ý kiến đồng ý bằng văn bản của cơ quan cấp bộ.

Bước 2: Các cơ quan, đơn vị được lấy ý kiến trả lời bằng văn bản trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ lấy ý kiến về đề xuất ký kết thỏa thuận quốc tế.

Hồ sơ lấy ý kiến bao gồm:

- Văn bản đề xuất về việc ký kết thỏa thuận quốc tế, trong đó nêu rõ bối cảnh, mục đích của việc ký kết thỏa thuận quốc tế; nội dung chính của thỏa thuận quốc tế; đánh giá sự phù hợp của thỏa thuận quốc tế với quy định của pháp luật Việt Nam, tác động của thỏa thuận quốc tế dự định ký kết; việc tuân thủ các quy định về thỏa thuận quốc tế; kiến nghị họ tên, chức vụ của người đại diện ký; kiến nghị về việc đăng tải, bảo mật thỏa thuận quốc tế.

- Dự thảo văn bản thỏa thuận quốc tế bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài. Trường hợp thỏa thuận quốc tế chỉ có văn bản bằng tiếng nước ngoài thì phải có bản dịch tiếng Việt kèm theo.

Bước 3: Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ quyết định bằng văn bản về việc ký kết thỏa thuận quốc tế trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ của cơ quan cấp Cục.

Hồ sơ trình về việc ký kết thỏa thuận quốc tế bao gồm:

- Văn bản đề xuất về việc ký kết thỏa thuận quốc tế và vấn đề có ý kiến khác nhau giữa các cơ quan, tổ chức liên quan (nếu có).

- Ý kiến bằng văn bản của các cơ quan, tổ chức được lấy ý kiến.

- Báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến của cơ quan, tổ chức liên quan.

- Dự thảo văn bản thỏa thuận quốc tế bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài. Trường hợp thỏa thuận quốc tế chỉ có văn bản bằng tiếng nước ngoài thì phải có bản dịch tiếng Việt kèm theo.

Bước 4: Tổng cục trưởng, Cục trưởng tiến hành ký kết hoặc ủy quyền bằng văn bản cho một người khác ký thỏa thuận quốc tế.

Bước 5: Sau khi ký kết thỏa thuận quốc tế, cơ quan cấp Cục báo cáo Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ bằng văn bản, đồng thời gửi đơn vị đầu mối về hợp tác quốc tế thuộc bộ bản sao thỏa thuận quốc tế để thông báo trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày thỏa thuận quốc tế được ký kết.

Ký kết thỏa thuận quốc tế
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Phân biệt ký với ký kết thỏa thuận quốc tế
Pháp luật
Trình tự, thủ tục ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh Ủy ban nhân dân cấp huyện được quy định như thế nào?
Pháp luật
Trình tự, thủ tục ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh cơ quan cấp Cục được pháp luật quy định như thế nào?
Pháp luật
Việc ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh cơ quan nhà nước cấp tỉnh được pháp luật quy định như thế nào?
Pháp luật
Việc ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ được quy định như thế nào?
Pháp luật
Việc ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh Quốc hội, cơ quan của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, Kiểm toán nhà nước được quy định như thế nào?
Pháp luật
Việc ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam được pháp luật quy định như thế nào?
Pháp luật
Trình tự, thủ tục ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh cơ quan cấp sở được pháp luật quy định như thế nào?
Pháp luật
Trình tự, thủ tục ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh Ủy ban nhân dân cấp xã biên giới được quy định như thế nào?
Pháp luật
Trình tự, thủ tục ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh cơ quan cấp tỉnh của tổ chức được quy định như thế nào?
Pháp luật
Việc ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh cơ quan trung ương của tổ chức được pháp luật quy định như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Ký kết thỏa thuận quốc tế
2,315 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Ký kết thỏa thuận quốc tế

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Ký kết thỏa thuận quốc tế

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào