Trình tự, thủ tục đề xuất đổi mới sáng tạo cho cán bộ theo Nghị định 73/2023/NĐ-CP gồm các bước nào?
Trình tự, thủ tục đề xuất đổi mới sáng tạo cho cán bộ theo Nghị định 73/2023/NĐ-CP gồm các bước nào?
Căn cứ quy định tại Điều 7 Nghị định 73/2023/NĐ-CP như sau:
Trình tự, thủ tục đề xuất đổi mới, sáng tạo
1. Cán bộ có ý tưởng đổi mới, sáng tạo phải xây dựng kế hoạch đề xuất đổi mới, sáng tạo theo quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Kế hoạch đề xuất đổi mới, sáng tạo gồm các nội dung cơ bản sau đây:
a) Sự cần thiết, mục đích, yêu cầu của đề xuất đổi mới, sáng tạo, trong đó thể hiện rõ những điểm nghẽn, nút thắt trong cơ chế, chính sách chưa được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, địa phương;
b) Đề xuất nội dung, nhiệm vụ, giải pháp đổi mới, sáng tạo; phạm vi, đối tượng thực hiện nhiệm vụ, giải pháp; thời gian thực hiện và nguồn lực bảo đảm; tính khả thi của nội dung đề xuất;
c) Đánh giá tác động tích cực, tiêu cực của nội dung đề xuất đổi mới, sáng tạo (nếu có); dự kiến hiệu quả của đề xuất khi triển khai thực hiện trong thực tế.
3. Kế hoạch đề xuất đổi mới, sáng tạo của cán bộ được gửi đến người đứng đầu cơ quan sử dụng cán bộ để xem xét, quyết định, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.
4. Kế hoạch đề xuất đổi mới, sáng tạo của người đứng đầu cơ quan sử dụng cán bộ được gửi đến người đứng đầu cơ quan sử dụng cán bộ cấp trên để xem xét, quyết định.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì trình tự, thủ tục đề xuất đổi mới sáng tạo cho cán bộ được thực hiện theo các bước sau:
- Cán bộ có ý tưởng đổi mới, sáng tạo xây dựng kế hoạch đề xuất đổi mới, sáng tạo;
- Gửi kế hoạch đề xuất đổi mới, sáng tạo:
+ Cán bộ gửi kế hoạch đề xuất đổi mới, sáng tạo đến người đứng đầu cơ quan sử dụng cán bộ để xem xét, quyết định;
+ Đối với người đứng đầu cơ quan sử dụng cán bộ thì kế hoạch được gửi đến người đứng đầu cơ quan sử dụng cán bộ cấp trên để xem xét, quyết định.
Trình tự, thủ tục đề xuất đổi mới sáng tạo cho cán bộ theo Nghị định 73/2023/NĐ-CP gồm các bước nào? (Hình từ Internet)
Chính sách khuyến khích cán bộ đổi mới sáng tạo, dám nghĩ dám làm gồm những gì?
Căn cứ quy định tại Điều 10 Nghị định 73/2023/NĐ-CP như sau:
Chính sách khuyến khích cán bộ
1. Cán bộ đề xuất đổi mới, sáng tạo, cá nhân, tổ chức thực hiện đề xuất đổi mới, sáng tạo, cơ quan và người đứng đầu cơ quan sử dụng cán bộ thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định này được khuyến khích bằng các hình thức sau đây theo quy định của pháp luật có liên quan:
a) Tuyên dương, biểu dương trước tập thể cơ quan, đơn vị; được khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng đối với những đề xuất được đánh giá là hoàn thành;
b) Được lấy làm căn cứ để đánh giá trước khi xếp loại, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, quy hoạch, điều động, luân chuyển theo hướng ưu tiên bố trí, sử dụng cán bộ có tư duy đổi mới, cách làm sáng tạo, hiệu quả cao;
c) Được đánh giá là có thành tích xuất sắc trong hoạt động công vụ để xét nâng ngạch công chức; được xét nâng bậc lương trước thời hạn 12 tháng theo quy định của pháp luật đối với những đề xuất đổi mới, sáng tạo được đánh giá là hoàn thành;
d) Được động viên, khuyến khích bằng các hình thức khác phù hợp với quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
2. Cán bộ, cá nhân, tổ chức thực hiện đề xuất, tùy trường hợp cụ thể được cơ quan sử dụng cán bộ bố trí kịp thời trang thiết bị, phương tiện làm việc, con người, kinh phí bảo đảm thực hiện đề xuất được phê duyệt.
Như vậy, cán bộ đổi mới sáng tạo, dám nghĩ dám làm được khuyến khích bằng các chính sách nêu trên.
Những việc nào cơ quan, tổ chức, cán bộ và cá nhân không được làm trong khuyến khích, bảo vệ cán bộ?
Căn cứ quy định tại Điều 6 Nghị định 73/2023/NĐ-CP như sau:
Những việc cơ quan, tổ chức, cán bộ và cá nhân không được làm trong khuyến khích, bảo vệ cán bộ
1. Lợi dụng chính sách, biện pháp khuyến khích, bảo vệ cán bộ để thực hiện hoặc bao che hành vi tham nhũng, tiêu cực, trục lợi, vi phạm kỷ luật của Đảng và pháp luật của Nhà nước hoặc làm ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, tác động tiêu cực đến đời sống nhân dân, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
2. Cản trở, gây khó khăn, xúc phạm danh dự, nhân phẩm cán bộ năng động, sáng tạo, cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan trong quá trình đề xuất, thực hiện, hoàn thành đề xuất vì lợi ích chung.
3. Né tránh, đùn đẩy trách nhiệm trong trình tự, thủ tục phê duyệt và triển khai thực hiện các đề xuất đổi mới, sáng tạo.
4. Không chấp hành sự phân công của cơ quan, tổ chức về việc giao thực hiện đề xuất; thực hiện không đúng đề xuất được cơ quan sử dụng cán bộ quyết định cho thực hiện; không chấp hành chỉ đạo của cơ quan sử dụng cán bộ về việc tiếp tục, dừng hoặc chấm dứt thực hiện đề xuất; lợi dụng việc thực hiện đề xuất để né tránh, đùn đẩy, thiếu trách nhiệm khi thực hiện chức trách, nhiệm vụ khác được giao theo quy định của pháp luật, nội quy, quy chế của cơ quan.
5. Xử lý trách nhiệm đối với cán bộ năng động, sáng tạo, cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan trong quá trình đề xuất, thực hiện đề xuất đã được đánh giá là hoàn thành quy định tại Điều 18 Nghị định này.
Như vậy, trong khuyến khích, bảo vệ cán bộ đổi mới sáng tạo, dám nghĩ dám làm, cơ quan, tổ chức, cán bộ và cá nhân không được làm 05 việc nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bảng lĩnh vực và phạm vi hoạt động xây dựng của chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng? Tải về bảng?
- Thẩm quyền thu hồi chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng hạng 2, hạng 3 thuộc về ai theo Nghị định 175?
- Địa điểm bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Lạng Sơn? Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Lạng Sơn như thế nào?
- Mâm ngũ quả miền Nam có gì? 11 loại quả mâm ngũ quả? Tết Nguyên Đán Ất Tỵ có được bắt pháo hoa không?
- Cá nhân đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng có được hành nghề trên phạm vi cả nước?