Trình tự, thủ tục báo cáo công tác quản lý hồ sơ viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập được thực hiện thế nào?
- Trình tự, thủ tục báo cáo công tác quản lý hồ sơ viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập?
- Công tác bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý hồ sơ viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập như thế nào?
- Người trực tiếp làm công tác quản lý hồ sơ viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập có quyền và trách nhiệm như thế nào?
Trình tự, thủ tục báo cáo công tác quản lý hồ sơ viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập?
Căn cứ tại Điều 16 Thông tư 07/2019/TT-BNV quy định như sau:
Định kỳ trước ngày 30 tháng 6 hàng năm, cơ quan Trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tổng hợp tình hình thực hiện công tác quản lý hồ sơ viên chức của các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý của mình, gửi báo cáo về Bộ Nội vụ để tổng hợp báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Nội dung, trình tự báo cáo công tác quản lý hồ sơ viên chức như sau:
- Đơn vị được giao thẩm quyền quản lý hồ sơ viên chức định kỳ hàng năm hoặc theo yêu cầu của cơ quan quản lý viên chức có trách nhiệm kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện công tác quản lý hồ sơ viên chức theo Thông tư 07/2019/TT-BNV.
- Báo cáo thực trạng số lượng, chất lượng hồ sơ viên chức, đánh giá kết quả việc nghiên cứu, sử dụng, khai thác hồ sơ phục vụ công tác quản lý đội ngũ viên chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị, gồm:
+ Số lượng hồ sơ lập mới (hồ sơ tuyển dụng mới, kể cả hồ sơ lập mới do bị hư hỏng, thất lạc hoặc do sửa chữa thông tin trong hồ sơ), hồ sơ viên chức bổ nhiệm, xét chuyển, biệt phái, thay đổi chức danh nghề nghiệp và hồ sơ viên chức xét chuyển thành công chức hoặc thay đổi vị trí việc làm.
+ Số lượng hồ sơ viên chức được giải quyết nghỉ hưu, chấm dứt hợp đồng hoặc từ trần.
+ Số lượng hồ sơ bị hư hỏng, thất lạc và hồ sơ đề nghị sửa chữa thông tin trong thành phần hồ sơ gốc.
- Báo cáo cơ sở vật chất, trang thiết bị và phương tiện phục vụ công tác quản lý hồ sơ, gồm:
+ Khu vực bảo quản hồ sơ, nơi cất và lưu giữ hồ sơ viên chức.
+ Diện tích bảo quản, lưu giữ hồ sơ viên chức.
+ Trang thiết bị và phương tiện bảo quản hồ sơ viên chức.
- Kiến nghị, đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý hồ sơ viên chức và mục tiêu hiện đại hoá công tác quản lý hồ sơ viên chức.
Trình tự, thủ tục báo cáo công tác quản lý hồ sơ viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập được thực hiện thế nào? (Hình từ Internet)
Công tác bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý hồ sơ viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập như thế nào?
Căn cứ tại Điều 17 Thông tư 07/2019/TT-BNV quy định công tác bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý hồ sơ viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập như sau:
Cơ quan Trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ động tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho công chức, viên chức trực tiếp làm công tác quản lý hồ sơ viên chức của các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý của mình theo kinh phí đào tạo, bồi dưỡng và nội dung, kế hoạch đã xây dựng và được phê duyệt hàng năm.
Người trực tiếp làm công tác quản lý hồ sơ viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập có quyền và trách nhiệm như thế nào?
Căn cứ tại Điều 20 Thông tư 07/2019/TT-BNV quy định người trực tiếp làm công tác quản lý hồ sơ viên chức có quyền và trách nhiệm như sau:
- Chủ động đề xuất kế hoạch, biện pháp quản lý, sử dụng và khai thác hồ sơ, hồ sơ điện tử viên chức (nếu có).
- Tổ chức việc bổ sung các tài liệu vào hồ sơ viên chức bảo đảm kịp thời, chính xác.
- Tổ chức việc sắp xếp, bảo quản, lưu giữ hồ sơ.
- Cung cấp số liệu, tư liệu nhanh, chính xác.
- Nghiên cứu, phát hiện các vấn đề chưa rõ hoặc mâu thuẫn trong hồ sơ viên chức và những vấn đề nảy sinh trong công tác quản lý hồ sơ, báo cáo người đứng đầu cơ quan quản lý hồ sơ viên chức xem xét, xử lý.
- Đôn đốc, thu thập đầy đủ các thành phần tài liệu trong hồ sơ viên chức thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình.
- Tổ chức phục vụ nghiên cứu, sử dụng và khai thác hồ sơ viên chức theo quy định tại Khoản 3 Điều 14 Thông tư 07/2019/TT-BNV.
- Thực hiện nguyên tắc bảo mật hồ sơ, phát hiện và kiến nghị với cấp có thẩm quyền về những vấn đề phát sinh trong công tác quản lý hồ sơ viên chức để có biện pháp giải quyết.
- Thường xuyên học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để phục vụ công tác quản lý hồ sơ viên chức.
- Khi có sáng kiến, phát minh sáng tạo cải tiến về nghiệp vụ phục vụ công tác quản lý hồ sơ viên chức có hiệu quả cao và được cơ quan có thẩm quyền xác nhận thì được khen thưởng theo các quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng.
- Khi công chức, viên chức vi phạm các quy định về công tác quản lý hồ sơ viên chức quy định tại Thông tư 07/2019/TT-BNV và các quy định khác của pháp luật có liên quan thì sẽ bị xử lý kỷ luật như sau:
+ Đối với công chức thì tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xem xét, xử lý kỷ luật theo các quy định về xử lý kỷ luật đối với công chức.
+ Đối với viên chức thì tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xem xét, xử lý kỷ luật theo các quy định về xử lý kỷ luật đối với viên chức.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mục đích của chỉ dẫn kỹ thuật trong xây dựng là gì? Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm trình chủ đầu tư chấp thuận nội dung gì?
- Năm cá nhân số 4 năm 2025 có ý nghĩa gì? Năm 2025 là năm thế giới số mấy? Hành vi xem thần số học có phải là mê tín dị đoan không?
- Chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng là gì? Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng?
- Sản phẩm phái sinh là gì? Kinh doanh ngoại hối và sản phẩm phái sinh của ngân hàng thương mại như thế nào?
- Tháng 12 âm lịch 2024 kết thúc vào ngày nào? Xem lịch âm tháng 12/2024 chi tiết, đầy đủ nhất?