Trình tự ban hành kế hoạch quốc gia về quản lý chất lượng môi trường không khí được quy định như thế nào?
- Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí gồm những nội dung nào? Thời hạn của kế hoạch quản lý chất lượng môi trường là bao lâu?
- Kế hoạch quốc gia về quản lý chất lượng môi trường không khí gồm những nội dung nào?
- Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí cấp tỉnh bao gồm những nội dung nào?
- Trình tự, thủ tục ban hành kế hoạch quốc gia về quản lý chất lượng môi trường không khí được quy định như thế nào?
Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí gồm những nội dung nào? Thời hạn của kế hoạch quản lý chất lượng môi trường là bao lâu?
Căn cứ tại Điều 13 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định như sau:
Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí
1. Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí gồm Kế hoạch quốc gia về quản lý chất lượng môi trường không khí và kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí cấp tỉnh. Kế hoạch quốc gia về quản lý chất lượng môi trường không khí phải phù hợp với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia. Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí cấp tỉnh phải phù hợp với Kế hoạch quốc gia về quản lý chất lượng môi trường không khí, quy hoạch tỉnh, là căn cứ để tổ chức thực hiện và quản lý chất lượng môi trường không khí.
2. Thời hạn của Kế hoạch quốc gia về quản lý chất lượng môi trường không khí là 05 năm. Thời hạn của kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí cấp tỉnh được xác định trên cơ sở phạm vi, mức độ ô nhiễm không khí, giải pháp quản lý, cải thiện và điều kiện, nguồn lực thực hiện của địa phương.
Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí gồm Kế hoạch quốc gia về quản lý chất lượng môi trường không khí và kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí cấp tỉnh.
Thời hạn của Kế hoạch quốc gia về quản lý chất lượng môi trường không khí là 05 năm.
Lưu ý: Thời hạn của kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí cấp tỉnh được xác định trên cơ sở phạm vi, mức độ ô nhiễm không khí, giải pháp quản lý, cải thiện và điều kiện, nguồn lực thực hiện của địa phương.
Trình tự ban hành kế hoạch quốc gia về quản lý chất lượng môi trường không khí được quy định như thế nào?
Kế hoạch quốc gia về quản lý chất lượng môi trường không khí gồm những nội dung nào?
Căn cứ vào khoản 3 Điều 13 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định nội dung kế hoạch quốc gia về quản lý chất lượng môi trường không khí gồm những nội dung:
- Đánh giá công tác quản lý, kiểm soát ô nhiễm không khí cấp quốc gia; nhận định các nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường không khí;
- Mục tiêu tổng thể và mục tiêu cụ thể;
- Nhiệm vụ và giải pháp quản lý chất lượng môi trường không khí;
- Chương trình, dự án ưu tiên để thực hiện nhiệm vụ và giải pháp; xây dựng quy chế phối hợp, biện pháp quản lý chất lượng môi trường không khí liên vùng, liên tỉnh;
- Tổ chức thực hiện.
Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí cấp tỉnh bao gồm những nội dung nào?
Căn cứ vào khoản 4 Điều 13 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định nội dung kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí cấp tỉnh gồm những nội dung:
- Đánh giá chất lượng môi trường không khí ở địa phương;
- Đánh giá công tác quản lý chất lượng môi trường không khí; quan trắc môi trường không khí; xác định và đánh giá các nguồn phát thải khí thải chính; kiểm kê phát thải; mô hình hóa chất lượng môi trường không khí;
- Phân tích, nhận định nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí;
- Đánh giá ảnh hưởng của ô nhiễm không khí đến sức khỏe cộng đồng;
- Mục tiêu và phạm vi quản lý chất lượng môi trường không khí;
- Nhiệm vụ và giải pháp quản lý chất lượng môi trường không khí;
- Tổ chức thực hiện.
Trình tự, thủ tục ban hành kế hoạch quốc gia về quản lý chất lượng môi trường không khí được quy định như thế nào?
Căn cứ vào Điều 7 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định trình tự, thủ tục ban hành kế hoạch quốc gia về quản lý chất lượng môi trường không khí như sau:
- Kế hoạch quốc gia về quản lý chất lượng môi trường không khí được ban hành theo quy định sau:
+ Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan tổ chức lập, phê duyệt, triển khai đề án điều tra, đánh giá, xây dựng dự thảo kế hoạch quốc gia về quản lý chất lượng môi trường không khí;
+ Bộ Tài nguyên và Môi trường gửi dự thảo kế hoạch quốc gia về quản lý chất lượng môi trường không khí đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan để lấy ý kiến góp ý bằng văn bản; nghiên cứu, tiếp thu, giải trình các ý kiến góp ý, hoàn thiện dự thảo kế hoạch, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, ban hành.
+ Hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ bao gồm: tờ trình, dự thảo kế hoạch, dự thảo quyết định ban hành kế hoạch; báo cáo tổng hợp, giải trình tiếp thu dự thảo kế hoạch; văn bản góp ý của các cơ quan có liên quan.
- Kế hoạch quốc gia về quản lý chất lượng môi trường không khí phải phù hợp với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia. Trường hợp quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia chưa được ban hành, kế hoạch quốc gia về quản lý chất lượng môi trường không khí phải phù hợp với yêu cầu quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường và phải được rà soát, cập nhật phù hợp với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia khi được ban hành.
- Kế hoạch quốc gia về quản lý chất lượng môi trường không khí được xây dựng phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm.
- Trước ngày 30 tháng 6 năm thứ tư của kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn trước, cơ quan phê duyệt kế hoạch chỉ đạo tổ chức tổng kết, đánh giá việc thực hiện kế hoạch kỳ trước, xây dựng, phê duyệt kế hoạch cho giai đoạn tiếp theo để làm cơ sở đề xuất kế hoạch đầu tư công trung hạn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi đấu giá theo phương thức đặt giá xuống mà chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá thì cuộc đấu giá thực hiện như nào?
- Chế độ cử tuyển là gì? Người học theo chế độ cử tuyển có trách nhiệm như thế nào khi tốt nghiệp?
- Rối loạn lưỡng cực là gì? Nguyên nhân gây rối loạn lượng cực? Rối loạn lượng cực có tái phát không?
- Trường cao đẳng sư phạm trung ương trực thuộc cơ quan nào? Nội dung quy chế tổ chức của trường cao đẳng sư phạm trung ương?
- Tranh chấp hợp đồng dân sự là gì? Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án bao gồm tranh chấp hợp đồng dân sự?