Triển khai đồng bộ các biện pháp bảo vệ trẻ em theo ba cấp độ thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025?

Tăng cường chăm sóc, bảo vệ trẻ em trong Chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 như thế nào? Câu hỏi của anh Trung đến từ Phú Yên.

Tăng cường chăm sóc, bảo vệ trẻ em thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025?

Theo hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tại tiểu mục 1, tiểu mục 2 Mục II Công văn 3860/LĐTBXH-BĐG năm 2022, như sau:

Thứ nhất, xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện hiệu quả các nghị quyết, chương trình, đề án, kế hoạch của địa phương để thực hiện pháp luật, chính sách về bảo vệ, chăm sóc trẻ em, giải quyết các vấn đề về trẻ em.

Thực hiện đầy đủ trách nhiệm của các cấp, các ngành, người đứng đầu chính quyền, cơ quan, đơn vị trong bảo đảm thực hiện quyền trẻ em, giải quyết các vấn đề về trẻ em, các vụ việc vi phạm quyền trẻ em.

Thứ hai, tăng cường và đổi mới các hoạt động truyền thông, phổ biến giáo dục pháp luật, kiến thức, kỹ năng thực hiện quyền trẻ em, bổn phận của trẻ em phù hợp với từng nhóm đối tượng.

Bên cạnh đó, chú trọng truyền thông trực tiếp nhằm bảo đảm các thông tin, sản phẩm truyền thông, thông tin về Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em (Tổng đài 111) và các dịch vụ bảo vệ trẻ em tại địa phương đến từng gia đình, lớp học, cộng đồng dân cư và trẻ em; triển khai hiệu quả Tháng hành động vì trẻ em hằng năm.

Tăng cường chăm sóc, bảo vệ trẻ em trong Chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025?

Triển khai đồng bộ các biện pháp bảo vệ trẻ em theo ba cấp độ thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025? (Hình từ Internet)

Triển khai đồng bộ các biện pháp bảo vệ trẻ em theo ba cấp độ?

Căn cứ theo tiểu mục 3, tiểu mục 4 Mục II Công văn 3860/LĐTBXH-BĐG năm 2022, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn như sau:

Triển khai đồng bộ các biện pháp bảo vệ trẻ em theo ba cấp độ; ưu tiên bố trí nguồn lực để bảo đảm việc can thiệp, hỗ trợ cho trẻ em khi bị bạo lực, xâm hại; giao trách nhiệm cho tổ chức phối hợp liên ngành về bảo vệ trẻ em các cấp, nhất là nhóm thường trực bảo vệ trẻ em cấp xã tham gia nắm bắt tình hình về trẻ em, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt trên địa bàn, kịp thời phát hiện các trường hợp trẻ em có nguy cơ bị bạo lực, xâm hại, nhất là trẻ em sống trong gia đình có cha mẹ ly hôn, ly thân, cha mẹ đi làm ăn xa hoặc có người liên quan đến tệ nạn xã hội.

Bảo đảm thực hiện các chính sách trợ giúp cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị quản lý nhà nước, cơ quan tư pháp, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội trong phòng ngừa, phát hiện, hỗ trợ, can thiệp, xử lý các vụ việc xâm hại trẻ em, hỗ trợ và chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi thiên tai, dịch bệnh.

Bênh cạnh đó, thực hiện theo dõi, kiểm tra, thanh tra thường xuyên, đột xuất nhằm phát hiện và xử lý kịp thời, nghiêm minh các vụ việc bạo lực, xâm hại trẻ em ở địa phương; xử lý nghiêm cơ quan, tổ chức, cá nhân che giấu, không thông báo, tốgiác hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em hoặc thiếu trách nhiệm trong việc xử lý các vụ việc bạo lực, xâm hại trẻ em. Tiếp tục thực hiện đánh giá xã, phường, thị trấn phù hợp với trẻ em theo quy định.

Phát triển mạng lưới xã hội bảo vệ trẻ em với sự tham gia nhiều tổ chức uy tín?

Căn cứ theo tiểu mục 5, tiểu mục 6 Mục II Công văn 3860/LĐTBXH-BĐG năm 2022, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn như sau:

Phát triển mạng lưới xã hội bảo vệ trẻ em với sự tham gia của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, đặc biệt là Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam và bưu điện xã, bộ đội biên phòng;

Đồng thời, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về bảo vệ, chăm sóc trẻ em, đặc biệt về phòng, chống xâm hại, tai nạn thương tích trẻ em cho chính quyền các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội, cha mẹ và trẻ em;

Thí điểm và nhân rộng các mô hình về bảo vệ, chăm sóc trẻ em, ưu tiên mô hình về phòng, chống bạo lực, xâm hại, tai nạn thương tích trẻ em.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cũng yêu cầu chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện nội dung tiêu chí 18.5 liên quan đến “phòng chống xâm hại trẻ em; bảo vệ và hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt trên địa bàn (nếu có)” theo Quyết định 318/QĐ-TTgQuyết định 757/QĐ-LĐTBXH ngày 18/8/2022 về việc hướng dẫn thực hiện các tiêu chí, chỉ tiêu lĩnh vực lao động, xã hội thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025.

Xem thêm chi tiết nội dung hướng dẫn tại: Công văn 3860/LĐTBXH-BĐG năm 2022.

Trẻ em Tải trọn bộ các quy định hiện hành liên quan đến Trẻ em
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Những quy định giao thông liên quan tới trẻ em?
Pháp luật
Lập Giấy khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi thì họ, chữ đệm, tên được xác định như thế nào? Đăng ký khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi được quy định ra sao?
Pháp luật
Hành vi kỳ thị, phân biệt đối xử với trẻ em có vi phạm pháp luật không? Quyền được giáo dục, học tập và phát triển năng khiếu của trẻ em được quy định như thế nào?
Pháp luật
Những loại trò chơi nào ảnh hưởng xấu đến trẻ em? Cho trẻ em sử dụng đồ chơi bạo lực, người mua hay người bán bị phạt và mức phạt bao nhiêu?
Pháp luật
Cha mẹ ép buộc con nghỉ học để ngồi lề đường xin ăn sẽ bị xử phạt hành chính như thế nào? Sẽ bị hạn chế quyền đối với con?
Pháp luật
Ngày Thế giới Chống Lao động Trẻ em 12/6 được công nhận vào năm nào? Lao động trẻ em có bị cấm trong mọi trường hợp không?
Pháp luật
Ngày 12/6 là Ngày Thế giới Chống Lao động Trẻ em đúng hay không? Thế nào là Lao động Trẻ em theo quy định?
Pháp luật
Tổ chức đại diện tiếng nói nguyện vọng của trẻ em là Đoàn thanh niên đúng không? Trẻ em có bao nhiêu quyền?
Pháp luật
Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi được ban hành nhằm mục đích gì? Trách nhiệm của trường mầm non trong việc triển khai sử dụng Bộ chuẩn?
Pháp luật
Lĩnh vực phát triển thể chất thuộc Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi gồm các chuẩn nào? Chuẩn và chỉ số là gì và được hiểu như thế nào?
Pháp luật
Bộ LĐTB&XH hướng dẫn triển khai tháng hành động vì trẻ em năm 2024? Chủ đề Tháng hành động vì trẻ em năm 2024 là gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Trẻ em
1,055 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Trẻ em

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Trẻ em

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào