Trách nhiệm của công đoàn cơ sở với hoạt động phòng ngừa, giảm thiểu lao động chưa thành niên như thế nào?
Công việc nào được phép sử dụng người lao động chưa thành niên?
Theo quy định tại Bộ luật Dân sự 2015 và Điều 143 Bộ luật Lao động 2019 về người lao động chưa thành niên như sau:
Lao động chưa thành niên
1. Lao động chưa thành niên là người lao động chưa đủ 18 tuổi.
2. Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không được làm công việc hoặc làm việc ở nơi làm việc quy định tại Điều 147 của Bộ luật này.
3. Người từ đủ 13 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi chỉ được làm công việc nhẹ theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.
4. Người chưa đủ 13 tuổi chỉ được làm các công việc theo quy định tại khoản 3 Điều 145 của Bộ luật này.
Theo đó, người lao động chưa thành niên là người chưa đủ 18 tuổi và chỉ được làm các công việc theo quy định bao gồm:
- Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không được làm công việc tại nơi làm việc cấm sử dụng người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi như:
+ Cơ sở kinh doanh rượu, bia, thuốc lá;
+ Quán bar, vũ trường;
+ Các công việc liên quan đến hóa chất, khí gas, chất nổ;
+ Các công việc liên quan đến hàn cắt, thổi khí kim loại;
+ Các công việc nặng vượt quá thể lực của người lao động chưa thành niên...
- Người từ đủ 13 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi chỉ được làm công việc nhẹ theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.
- Người chưa đủ 13 tuổi chỉ được làm các công việc về nghệ thuật, thể dục, thể thao.
Trách nhiệm của công đoàn cơ sở với hoạt động phòng ngừa, giảm thiểu lao động chưa thành niên? (Hình ảnh từ Internet)
Quy định về tổ chức công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp?
Theo quy định tại Điều 1 Luật Công đoàn 2012 quy định:
Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và của người lao động, được thành lập trên cơ sở tự nguyện, là thành viên trong hệ thống chính trị của xã hội Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; đại diện cho cán bộ, công chức, viên chức, công nhân và những người lao động khác (sau đây gọi chung là người lao động), cùng với cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội, tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp; tuyên truyền, vận động người lao động học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Và công đoàn cở sở là một tổ chức cơ sở của hệ thống công đoàn thành lập tại các doanh nghiệp.
Theo quy định tại Điều 170 Bộ luật Lao động 2019
Quyền thành lập, gia nhập và tham gia hoạt động của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở
1. Người lao động có quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn theo quy định của Luật Công đoàn.
2. Người lao động trong doanh nghiệp có quyền thành lập, gia nhập và tham gia hoạt động của tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp theo quy định tại các điều 172, 173 và 174 của Bộ luật này.
3. Các tổ chức đại diện người lao động quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong việc đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động trong quan hệ lao động.
Người lao động có quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn. Công đoàn cơ sở phải bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong việc đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động trong quan hệ lao động.
Trách nhiệm của công đoàn cơ sở với hoạt động phòng ngừa, giảm thiểu lao động chưa thành niên?
Pháp luật hiện hành không quy định cụ thể trách nhiệm của công đoàn cơ sở trong hoạt động phòng ngừa, giảm thiểu lao động chưa thành niên.
Công đoàn là tổ chức có mạng lưới rộng khắp và bề dày kinh nghiệm trong nhiều hoạt động liên quan đến người sử dụng lao động và người lao động: Kể từ khi ra đời, tuyên truyền, vận động, giáo dục người lao động là một trong những nhiệm vụ chính của tổ chức công đoàn, và đã được luật hóa tại Điều 15 Luật Công đoàn 2012.
Sự tham gia của Công đoàn cơ sở giúp sớm phát hiện và ngăn chặn tình trạng lao động chưa thành niên theo Điều 14 Luật Công đoàn 2012:
Tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp
1. Tham gia, phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách, pháp luật về lao động, công đoàn, cán bộ, công chức, viên chức, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và chế độ, chính sách, pháp luật khác có liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động; điều tra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
2. Khi tham gia, phối hợp thanh tra, kiểm tra, giám sát theo quy định tại khoản 1 Điều này, Công đoàn có quyền sau đây:
a) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp thông tin, tài liệu và giải trình những vấn đề có liên quan;
b) Kiến nghị biện pháp sửa chữa thiếu sót, ngăn ngừa vi phạm, khắc phục hậu quả và xử lý hành vi vi phạm pháp luật;
c) Trường hợp phát hiện nơi làm việc có yếu tố ảnh hưởng hoặc nguy hiểm đến sức khoẻ, tính mạng người lao động, Công đoàn có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có trách nhiệm thực hiện ngay biện pháp khắc phục, bảo đảm an toàn lao động, kể cả trường hợp phải tạm ngừng hoạt động.
Tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp là nhiệm vụ của công đoàn.
Hoạt động này sẽ giúp công đoàn phát hiện sớm các trường hợp lao động chưa thành niên, những nơi sử dụng lao động chưa thành niên và thông tin cho thanh tra lao động và các cơ quan có trách nhiệm để có biện pháp phòng ngừa, xử lý kịp thời.
Việc tham gia cùng với doanh nghiệp thương lượng, xây dựng nội quy, quy chế, thỏa ước lao động tập thể trong đó có vấn đề lao động chưa thành niên và giám sát việc thực hiện những văn bản đã ký kết sẽ góp phần phòng ngừa phát sinh trình trạng lao động chưa thành niên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chế độ cử tuyển là gì? Người học theo chế độ cử tuyển có trách nhiệm như thế nào khi tốt nghiệp?
- Rối loạn lưỡng cực là gì? Nguyên nhân gây rối loạn lượng cực? Rối loạn lượng cực có tái phát không?
- Trường cao đẳng sư phạm trung ương trực thuộc cơ quan nào? Nội dung quy chế tổ chức của trường cao đẳng sư phạm trung ương?
- Tranh chấp hợp đồng dân sự là gì? Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án bao gồm tranh chấp hợp đồng dân sự?
- Quy chế tổ chức và hoạt động của trường cao đẳng sư phạm phải được lấy ý kiến rộng rãi từ những ai?