Trách nhiệm của công đoàn cơ sở doanh nghiệp trong việc tham gia quản lý doanh nghiệp, đơn vị được quy định như thế nào?
- Các tổ chức công đoàn tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội bằng những hình thức nào?
- Trách nhiệm của công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp trong việc tham gia quản lý doanh nghiệp, đơn vị được quy định như thế nào?
- Công đoàn cơ sở trong các đơn vị sự nghiệp công lập tham gia công tác quản lý đơn vị đó như thế nào?
- Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở có trách nhiệm tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội như thế nào?
Các tổ chức công đoàn tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội bằng những hình thức nào?
Căn cứ quy định tại Điều 3 Nghị định 200/2013/NĐ-CP, hình thức các tổ chức công đoàn tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội được quy định như sau:
Cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp khi xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của ngành, địa phương, đơn vị, các chính sách liên quan đến người lao động có trách nhiệm mời tổ chức công đoàn cùng cấp tham gia theo các hình thức sau:
- Tham gia ý kiến bằng văn bản với cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động;
- Tham dự các cuộc họp, hội nghị, hội thảo liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động do cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp tổ chức;
- Tham gia với tư cách là thành viên các ủy ban, hội đồng do các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp thành lập để giải quyết những vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.
Trách nhiệm của công đoàn cơ sở doanh nghiệp trong việc tham gia quản lý doanh nghiệp, đơn vị được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Trách nhiệm của công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp trong việc tham gia quản lý doanh nghiệp, đơn vị được quy định như thế nào?
Căn cứ quy định tại Điều 10 Nghị định 200/2013/NĐ-CP, công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập tham gia quản lý doanh nghiệp, đơn vị với những quyền và trách nhiệm như sau:
- Tham gia với người sử dụng lao động trong việc xây dựng chính sách pháp luật, tuyên truyền, giáo dục, vận động người lao động thực hiện chính sách pháp luật, thực hiện thỏa ước lao động tập thể và các quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng liên quan đến người lao động nhằm ổn định và phát triển doanh nghiệp.
- Tham gia với người sử dụng lao động thực hiện ứng dụng khoa học, công nghệ, kỹ thuật bảo hộ lao động; xây dựng các tiêu chuẩn, quy phạm an toàn, vệ sinh lao động, phòng ngừa bệnh nghề nghiệp, vệ sinh công nghiệp, bảo vệ môi trường tại nơi làm việc.
- Tham gia với người sử dụng lao động giải quyết kịp thời các khiếu nại, tố cáo của người lao động theo quy định của pháp luật.
- Tham gia với người sử dụng lao động cải thiện điều kiện làm việc; xây dựng quan hệ lao động hài hòa trong doanh nghiệp.
- Tham gia các hội đồng xét và giải quyết các quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động theo quy định của pháp luật.
- Phối hợp với người sử dụng lao động tổ chức các phong trào thi đua và thực hiện quy chế dân chủ trong doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
Công đoàn cơ sở trong các đơn vị sự nghiệp công lập tham gia công tác quản lý đơn vị đó như thế nào?
Căn cứ quy định tại Điều 9 Nghị định 200/2013/NĐ-CP, quyền và trách nhiệm của công đoàn cơ sở trong cơ quan, tổ chức và đơn vị sự nghiệp công lập tham gia quản lý cơ quan, đơn vị được đề cập đến như sau:
- Phối hợp với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị tổ chức cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tham gia xây dựng pháp luật và thực hiện chương trình, kế hoạch công tác; giáo dục, tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động; tổ chức các phong trào thi đua yêu nước của người lao động thuộc phạm vi quản lý, chỉ đạo.
- Tham gia với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong việc tổ chức, cải tiến lề lối làm việc và thủ tục hành chính nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác.
- Tham gia với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị giải quyết khiếu nại, tố cáo của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động theo quy định của pháp luật.
- Tham gia với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị cải thiện điều kiện làm việc; xây dựng môi trường làm việc thân thiện, hài hòa trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.
- Phối hợp với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện tốt quy chế dân chủ trong cơ quan, đơn vị.
- Tham gia các hội đồng xét, giải quyết các quyền lợi của đoàn viên, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.
Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở có trách nhiệm tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội như thế nào?
Căn cứ quy định tại Điều 8 Nghị định 200/2013/NĐ-CP, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội thông qua các nội dung sau:
- Tham gia với cơ quan nhà nước, cơ quan quản lý cùng cấp về các chủ trương phát triển kinh tế - xã hội và các vấn đề có liên quan đến việc làm, đời sống của người lao động thuộc phạm vi quản lý, chỉ đạo.
- Phối hợp với các cơ quan nhà nước, cơ quan quản lý cùng cấp trong việc xây dựng pháp luật; giáo dục, tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động; vận động cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thực hiện ứng dụng khoa học, công nghệ, kỹ thuật bảo hộ lao động vào sản xuất; xây dựng các tiêu chuẩn, quy phạm an toàn, vệ sinh lao động, phòng ngừa bệnh nghề nghiệp, vệ sinh công nghiệp, bảo vệ môi trường.
- Phối hợp cơ quan nhà nước, cơ quan quản lý cùng cấp chỉ đạo, hướng dẫn triển khai thực hiện quy chế dân chủ trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
- Phối hợp với cơ quan nhà nước, cơ quan quản lý cùng cấp hướng dẫn, tổ chức các phong trào thi đua yêu nước của người lao động thuộc phạm vi quản lý, chỉ đạo.
- Tham gia các ủy ban, hội đồng cùng cấp có liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Liên hệ bản thân về 19 điều Đảng viên không được làm? Liên hệ bản thân về những điều Đảng viên không được làm?
- Nhân viên y tế học đường là gì? Mức hỗ trợ phụ cấp cho nhân viên y tế học đường hiện nay là bao nhiêu?
- Báo cáo kiểm điểm chi ủy chi bộ thôn cuối năm 2024? Tải mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể chi bộ thôn mới nhất 2024 ở đâu?
- Mẫu quyết định đánh giá xếp loại lại tổ chức đảng, đảng viên cuối năm theo Hướng dẫn 25? Tải mẫu về?
- Mẫu Nghị quyết chuyên đề xây dựng chi bộ 4 tốt? Nghị quyết chuyên đề xây dựng chi bộ 4 tốt là gì?