Tra cứu điểm thi vào lớp 10 Yên Bái năm học 2024-2025? Link tra cứu điểm thi vào lớp 10 Yên Bái năm 2024 ra sao?
Tra cứu điểm thi vào lớp 10 Yên Bái năm học 2024-2025? Link tra cứu điểm thi vào lớp 10 Yên Bái năm 2024 ra sao?
Để tra cứu điểm thi vào lớp 10 Yên Bái năm học 2024-2025, thí sinh và phụ huynh có thể thực hiện truy cập vào Link dưới đây để tra cứu:
Link tra cứu điểm thi vào lớp 10 Yên Bái năm học 2024-2025
http://yenbai.edu.vn/tra-cuu/tra-cuu-diem-thi-vao-lop-10-nam-2022?isFeatured=1
*Thí sinh chọn tra cứu điểm thi sau đó nhập số báo danh hoặc họ và tên hoặc CMND rồi ấn nút "tìm kiếm"
Tra cứu điểm thi vào lớp 10 Yên Bái năm học 2024-2025? Link tra cứu điểm thi vào lớp 10 Yên Bái năm 2024 ra sao? (Hình từ internet)
Thủ tục nhập học lớp 10 như thế nào?
Căn cứ theo Điều 10 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 11/2014/TT-BGDĐT (có cụm từ bị bãi bỏ bởi Điều 2 Thông tư 05/2018/TT-BGDĐT) quy định như sau:
Trách nhiệm của sở giáo dục và đào tạo
1. Lập kế hoạch tuyển sinh, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt, bao gồm các nội dung chính sau: địa bàn, phương thức, đối tượng, chế độ ưu tiên, tổ chức công tác tuyển sinh trung học phổ thông.
Riêng đối với những địa phương chọn phương thức thi tuyển hoặc kết hợp thi tuyển với xét tuyển cần có thêm các nội dung sau:
a) Môn thi, ra đề thi, hình thức thi, thời gian làm bài, hệ số điểm bài thi, điểm cộng thêm;
b) Tổ chức, nhiệm vụ và hoạt động, quyền hạn và trách nhiệm của hội đồng ra đề thi, hội đồng coi thi, hội đồng chấm thi, hội đồng phúc khảo bài thi; công tác ra đề thi, sao in, gửi đề thi.
2. Hướng dẫn công tác tuyển sinh cho các phòng giáo dục và đào tạo, trường trung học phổ thông.
3. Ra quyết định thành lập hội đồng tuyển sinh; quyết định phê duyệt kết quả tuyển sinh của từng trường trung học phổ thông. Tiếp nhận hồ sơ của các hội đồng tuyển sinh, hội đồng coi thi, hội đồng chấm thi.
4. Tổ chức thanh tra, kiểm tra công tác tuyển sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông.
5. Lưu trữ hồ sơ tuyển sinh theo quy định của pháp luật.
6. Thực hiện thống kê, thông tin, báo cáo định kỳ và hàng năm, đột xuất về công tác tuyển sinh với ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Theo đó, Sở giáo dục và đào tạo có trách nhiệm lập kế hoạch tuyển sinh lớp 10, thủ tục nhập học lớp 10 sẽ tùy thuộc vào kế hoạch tuyển sinh của từng sở giáo dục.
Tuy nhiên, thủ tục nhập học lớp 10 cơ bản có những bước sau:
Bước 1: Xem kết quả cũng như điểm chuẩn và điểm thi tại các trường THPT mà mình đăng ký nguyện vọng.
Bước 2: Chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ trong hồ sơ nhập học. (Lưu ý: chuẩn bị các giấy tờ, hồ sơ trước ngày làm thủ tục nhập học ít nhất 1 tuần)
Bước 4: Phụ huynh, học sinh tiến hành làm thủ tục nhập học tại trường theo danh sách trúng tuyển.
Bước 5: Nhận lớp, nhận giáo viên chủ nhiệm và chuẩn bị các công tác cho năm học mới.
Lưu ý: Các bước trên chỉ mang tính chất tham khảo, thủ tục nhập học lớp 10 sẽ tùy thuộc vào kế hoạch tuyển sinh của từng Sở giáo dục.
Học sinh cần đáp ứng các điều kiện gì để được công nhận tốt nghiệp THCS?
Căn cứ Điều 4 Quy chế xét công nhận tốt nghiệp THCS ban hành kèm theo Thông tư 31/2023/TT-BGDĐT quy định về điều kiện công nhận tốt nghiệp THCS đối với học sinh như sau:
- Không quá 21 tuổi (tính theo năm) đối với học sinh học hết Chương trình giáo dục phổ thông cấp trung học cơ sở; từ 15 tuổi trở lên (tính theo năm) đối với học viên học hết Chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở.
Trường hợp học sinh ở nước ngoài về nước, học vượt lớp, học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định, thực hiện theo quy định về độ tuổi theo cấp học của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Đã hoàn thành Chương trình giáo dục phổ thông cấp trung học cơ sở hoặc chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở.
- Có đầy đủ hồ sơ dự xét công nhận tốt nghiệp như sau:
+ Đối với học sinh học hết lớp 9 tại cơ sở giáo dục trong năm tổ chức xét công nhận tốt nghiệp, hồ sơ dự xét công nhận tốt nghiệp là học bạ học sinh.
+ Đối với học sinh không thuộc đối tượng học sinh học hết lớp 9 tại cơ sở giáo dục, hồ sơ dự xét công nhận tốt nghiệp gồm:
++ Đơn đăng ký dự xét công nhận tốt nghiệp;
++ Bản sao hợp lệ giấy khai sinh hoặc căn cước công dân hoặc thẻ căn cước;
++ Bản chính học bạ học sinh hoặc bản in học bạ điện tử có xác nhận của cơ sở giáo dục nơi học sinh đã học hết lớp 9. Trường hợp học sinh bị mất bản chính học bạ hoặc không có bản in học bạ điện tử thì phải có bản xác nhận kết quả rèn luyện và kết quả học tập lớp 9 của cơ sở giáo dục nơi học sinh đã học hết lớp 9.
Như vậy, so với Điều 4 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 11/2006/QĐ-BGD&ĐT thì quy định mới đã bỏ đi điều kiện “không nghỉ học quá 45 buổi học ở năm học lớp 9 (nghỉ một lần hay nhiều lần cộng lại)” trong các điều kiện để được xét tốt nghiệp.
Tuy nhiên, cơ sở giáo dục có trách nhiệm tổ chức cho học sinh chưa được công nhận hoàn thành Chương trình giáo dục phổ thông cấp trung học cơ sở hoặc Chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở do nghỉ học quá 45 buổi trong năm học lớp 9 xin học lại và xác nhận hoàn thành Chương trình giáo dục phổ thông cấp trung học cơ sở hoặc Chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở (nếu đủ điều kiện).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?
- Kế toán chi tiết là gì? Sổ kế toán có bao gồm sổ kế toán chi tiết theo quy định pháp luật về kế toán?
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?
- Máy móc, thiết bị thuê, mượn để gia công trong hợp đồng gia công cho nước ngoài tại Việt Nam được xử lý bằng hình thức nào?
- Tải về danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu mới nhất? Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu do ai quy định?