TP.HCM đề xuất tăng gấp đôi mức phạt tiền trong Nghị định 100/2019/NĐ-CP đối với người đi xe máy dàn hàng ngang?
- TPHCM đề xuất tăng gấp đôi mức phạt tiền trong Nghị định 100/2019/NĐ-CP đối với các hành vi vi phạm giao thông đường bộ?
- Sắp tới, người đi xe máy dàn hàng ngang trên địa bàn TPHCM có thể bị phạt bao nhiêu tiền?
- Quy tắc áp dụng mức phạt tiền gấp đôi theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP đối với thời điểm xảy ra các hành vi vi phạm
- Thẩm quyền xử phạt cá nhân vi phạm giao thông đường bộ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh thuộc về ai?
TPHCM đề xuất tăng gấp đôi mức phạt tiền trong Nghị định 100/2019/NĐ-CP đối với các hành vi vi phạm giao thông đường bộ?
Theo quy định tại Điều 2 Dự thảo Nghị quyết quy định khung tiền phạt cụ thể đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh thì mức phạt tối đa đối với cá nhân vi phạm giao thông đường bộ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh là 75 triệu đồng, cụ thể như sau:
"Điều 2. Nguyên tắc áp dụng:
1. Khung tiền phạt quy định đối với hành vi vi phạm hành chính trong Nghị quyết bằng 02 lần khung tiền phạt được quy định đối với hành vi vi phạm tương ứng trong Nghị định số 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung năm 2021).
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị quyết này là mức phạt tối đa đối với cá nhân. Mức phạt tiền tối đa đối với cá nhân trong lĩnh vực giao thông đường bộ là 75 triệu đồng."
Theo đó, sắp tới, với một số hành vi vi phạm giao thông đường bộ trên địa bàn TPHCM sẽ áp dụng khung phạt tiền gấp đôi so với mức phạt tiền được quy định trong Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung năm 2021). Mức phạt tiền tối đa đối với cá nhân vi phạm một số quy định trong lĩnh vực giao thông đường bộ là 75 triệu đồng.
TP.HCM đề xuất tăng gấp đôi mức phạt tiền trong Nghị định 100/2019/NĐ-CP đối với người đi xe máy dàn hàng ngang?
Sắp tới, người đi xe máy dàn hàng ngang trên địa bàn TPHCM có thể bị phạt bao nhiêu tiền?
Theo quy định tại Điều 5 Dự thảo Nghị quyết quy định khung tiền phạt cụ thể đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh thì người đi xe máy dàn hàng ngang từ 03 xe trở lên sẽ bị phạt tiền như sau:
"Điều 5. Xử phạt người điều khiển người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ (theo hành vi quy định tại Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung năm 2021)
1. Phạt tiền từ 200.000 đến 400.000 đối với hành vi điều khiển xe chạy dàn hàng ngang từ 03 xe trở lên (theo hành vi quy định tại điểm k khoản 1 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)."
Theo đó, hành vi điều khiển xe chạy dàn hàng ngang từ 03 xe trở lên trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh sắp tới sẽ bị phạt tiền từ 200.000 đến 400.000 đồng.
Đồng thời, các hành vi vi phạm nêu trên còn bị có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có) theo quy định tương ứng tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung năm 2021).
Quy tắc áp dụng mức phạt tiền gấp đôi theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP đối với thời điểm xảy ra các hành vi vi phạm
Theo quy định tại Điều 6 Dự thảo Nghị quyết quy định khung tiền phạt cụ thể đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh thì tùy trường hợp hành vi vi phạm xảy ra vào thời điểm nào để áp dụng mức phạt cũ tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP hay mức phạt mới, cụ thể như sau:
"Điều 6. Điều khoản chuyển tiếp
1. Đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị quyết xảy ra trước ngày Nghị quyết này có hiệu lực, sau đó mới bị phát hiện hoặc đang xem xét giải quyết thì áp dụng mức tiền phạt theo quy định của Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung năm 2021)
2. Trong trường hợp Chính phủ ban hành Nghị định thay thế hoặc sửa đổi, bổ sung Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ (viết tắt là Nghị định thay thế hoặc sửa đổi, bổ sung) thì áp dụng theo nguyên tắc sau:
a) Trường hợp mức xử phạt đối với hành vi vi phạm tại Nghị quyết này thấp hơn mức xử phạt đối với hành vi vi phạm tương ứng của Nghị định thay thế hoặc sửa đổi, bổ sung thì áp dụng mức tiền phạt theo Nghị định thay thế hoặc sửa đổi, bổ sung.
b) Trường hợp mức xử phạt đối với hành vi vi phạm tại Nghị quyết này cao hơn mức xử phạt đối với hành vi vi phạm tương ứng của Nghị định thay thế hoặc sửa đổi, bổ sung thì áp dụng mức tiền phạt theo Nghị quyết này."
Thẩm quyền xử phạt cá nhân vi phạm giao thông đường bộ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh thuộc về ai?
Theo quy định tại Điều 3 Dự thảo Nghị quyết quy định khung tiền phạt cụ thể đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh về thẩm quyền xử phạt cá nhân vi phạm giao thông đường bộ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh như sau:
"Điều 3. Thẩm quyền xử phạt
Các chức danh có thẩm quyền phạt tiền đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung năm 2021) có thẩm quyền xử phạt tương ứng với mức tiền phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II của Nghị quyết này."
Theo đó, các chức danh có thẩm quyền phạt tiền đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung năm 2021) có thẩm quyền xử phạt tương ứng với mức tiền phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II của Nghị quyết này.
Chi tiết nội dung Dự thảo Nghị quyết quy định khung tiền phạt cụ thể đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh: tại đây.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà nước có khuyến khích giám sát thi công xây dựng nhà ở riêng lẻ không? Khởi công xây dựng nhà ở riêng lẻ cần điều kiện gì?
- Hướng dẫn cách tính tiền thưởng theo Nghị Định 73 2024 cho công chức, viên chức như thế nào?
- Mẫu bảng quản lý vật liệu xây dựng, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị sử dụng cho công trình xây dựng? Tải mẫu?
- Lễ cúng ông Công ông Táo là gì? Cúng ông Công ông Táo Tết Nguyên đán vào ngày mấy? Lịch nghỉ Tết Nguyên đán?
- Vùng đồng bào dân tộc thiểu số là gì? Vùng đồng bào dân tộc thiểu số được phân định như thế nào?