Tổng hợp văn bản khắc phục hậu quả Bão Yagi (bão số 3)? Cập nhật Công văn khắc phục hậu quả Bão Yagi?
- Tổng hợp văn bản khắc phục hậu quả Bão Yagi (bão số 3)? Cập nhật Công văn khắc phục hậu quả Bão Yagi?
- Bị thiệt hại do lũ lụt lớn có được nhà nước hỗ trợ tiền để khắc phục hậu quả thiên tai không?
- Người dân bị thiệt hại do bão Yagi sẽ được nhà nước hỗ trợ những khoản nào theo Nghị định 20/2021/NĐ-CP?
Tổng hợp văn bản khắc phục hậu quả Bão Yagi (bão số 3)? Cập nhật Công văn khắc phục hậu quả Bão Yagi?
Dưới đây là Tổng hợp văn bản khắc phục hậu quả Bão Yagi (bão số 3):
(1) Công văn 1463/KCB-QLCL&CĐT năm 2024 của Cục Quản lý khám, chữa bệnh về việc khắc phục tác động và hậu quả sau Bão số 3 (Yagi) và triển khai công tác khám bệnh, chữa bệnh TẠI ĐÂY
(2) Công văn 5309/BYT-KH-TC năm 2024 của Bộ Y tế về việc báo cáo tình hình triển khai công tác khắc phục và thiệt hại sau cơn bão số 3 năm 2024 TẠI ĐÂY
(3) Công điện 1116/CĐ-BYT của Bộ Y tế về việc chủ động khắc phục hậu quả sau bão số 3 TẠI ĐÂY
(4) Công văn 846/DP-DT năm 2024 của Cục Y tế dự phòng về việc tăng cường phòng chống dịch bệnh trước, trong và sau cơn bão số 3 và mưa lũ TẠI ĐÂY
(Tiếp tục cập nhật văn bản khắc phục hậu quả Bão Yagi)
Tổng hợp văn bản khắc phục hậu quả Bão Yagi (bão số 3)? Cập nhật Công văn khắc phục hậu quả Bão Yagi? (Hình từ internet)
Bị thiệt hại do lũ lụt lớn có được nhà nước hỗ trợ tiền để khắc phục hậu quả thiên tai không?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 18 Nghị định 66/2021/NĐ-CP có quy định như sau:
Hỗ trợ về hàng hóa, dân sinh khắc phục hậu quả thiên tai
1. Hàng hóa thuộc dự trữ quốc gia
Việc phân phối, hỗ trợ hàng hóa thuộc dự trữ quốc gia thực hiện theo quy định của pháp luật về hàng hóa dự trữ quốc gia.
2. Hỗ trợ về dân sinh
a) Hỗ trợ về dân sinh bao gồm hỗ trợ về lương thực, hỗ trợ chi phí điều trị cho người bị thương nặng, hỗ trợ chi phí mai táng cho hộ gia đình có người chết, mất tích do thiên tai;
b) Đối tượng được hỗ trợ gồm người dân, hộ gia đình bị thiệt hại do thiên tai;
c) Mức hỗ trợ, quy trình, thủ tục hỗ trợ thực hiện theo quy định về chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.
3. Hỗ trợ về nhà ở bị thiệt hại do thiên tai
a) Đối tượng được hỗ trợ gồm người dân, hộ gia đình có nhà ở bị thiệt hại do thiên tai theo quy định về chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội;
b) Mức hỗ trợ, cơ chế hỗ trợ, trình tự, thủ tục hỗ trợ thực hiện theo quy định về chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội; trường hợp thiên tai gây thiệt hại lớn về nhà ở, Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Theo quy định trên thì nhà nước sẽ không hỗ trợ tiền cho người dân, hộ gia đình bị thiệt hại do lũ lụt lớn.
Tuy nhiên, người dân, hộ gia đình bị thiệt hại do lũ lụt lớn sẽ được nhận các chính sách hỗ trợ sau từ nhà nước:
(1) Được hỗ trợ hàng hóa thuộc dự trữ quốc gia
Việc phân phối, hỗ trợ hàng hóa thuộc dự trữ quốc gia thực hiện theo quy định của pháp luật về hàng hóa dự trữ quốc gia.
(2) Được hỗ trợ về dân sinh
- Hỗ trợ về dân sinh bao gồm hỗ trợ về lương thực, hỗ trợ chi phí điều trị cho người bị thương nặng, hỗ trợ chi phí mai táng cho hộ gia đình có người chết, mất tích do thiên tai;
- Mức hỗ trợ, quy trình, thủ tục hỗ trợ thực hiện theo quy định về chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.
(3) Hỗ trợ về nhà ở bị thiệt hại do thiên tai
- Mức hỗ trợ, cơ chế hỗ trợ, trình tự, thủ tục hỗ trợ thực hiện theo quy định về chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội;
- Trường hợp thiên tai gây thiệt hại lớn về nhà ở, Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Người dân bị thiệt hại do bão Yagi sẽ được nhà nước hỗ trợ những khoản nào theo Nghị định 20/2021/NĐ-CP?
Căn cứ theo Chương III Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định về trợ giúp xã hội khẩn cấp, trong đó quy định các chính sách hỗ trợ đối với người dân bị thiệt hại do bão Yagi như sau:
(1) Hỗ trợ lương thực và nhu yếu phẩm thiết yếu từ nguồn ngân sách nhà nước
Đối tượng có hoàn cảnh khó khăn do thiên tai mà mất nhà ở và không có khả năng tự bảo đảm các nhu cầu thiết yếu thì được xem xét hỗ trợ từ nguồn lực huy động hoặc nguồn dự trữ quốc gia: lều bạt, nước uống, thực phẩm, chăn màn, xoong nồi, chất đốt, xuồng máy và một số mặt hàng thiết yếu khác phục vụ nhu cầu trước mắt, tại chỗ.
(2) Hỗ trợ chi phí điều trị người bị thương nặng
- Người bị thương nặng do thiên tai tại nơi cư trú được xem xét hỗ trợ với mức tối thiểu bằng 10 lần mức chuẩn trợ giúp xã hội (tương đương 5.000.000 đồng).
- Trường hợp người bị thương nặng ngoài nơi cư trú mà không có người thân thích chăm sóc thì cơ quan, tổ chức trực tiếp cấp cứu, chữa trị có văn bản đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cấp cứu, chữa trị cho đối tượng quyết định hỗ trợ theo mức nêu trên.
Trong thời hạn 02 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định.
(3) Hỗ trợ chi phí mai táng
- Hộ gia đình có người chết, mất tích do thiên tai được xem xét hỗ trợ chi phí mai táng với mức tối thiểu bằng 50 lần mức chuẩn trợ giúp xã hội (tương đương 25.000.000 đồng).
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân tổ chức mai táng cho người chết do không có người nhận trách nhiệm tổ chức mai táng thì được xem xét, hỗ trợ chi phí mai táng theo chi phí thực tế, tối thiểu bằng 50 lần mức chuẩn trợ giúp xã hội (tương đương 25.000.000 đồng).
(4) Hỗ trợ làm nhà ở, sửa chữa nhà ở
- Hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn có nhà ở bị đổ, sập, trôi hoàn toàn do thiên tai mà không còn nơi ở thì được xem xét hỗ trợ chi phí làm nhà ở với mức tối thiểu 40.000.000 đồng/hộ.
- Hộ phải di dời nhà ở khẩn cấp theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền do nguy cơ sạt lở, lũ, lụt, thiên tai được xem xét hỗ trợ chi phí di dời nhà ở với mức tối thiểu 30.000.000 đồng/hộ.
- Hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn có nhà ở bị hư hỏng nặng do thiên tai mà không ở được thì được xem xét hỗ trợ chi phí sửa chữa nhà ở với mức tối thiểu 20.000.000 đồng/hộ.
(5) Hỗ trợ khẩn cấp đối với trẻ em khi cha, mẹ bị chết, mất tích do thiên tai
Trẻ em có cả cha và mẹ chết, mất tích do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh hoặc lý do bất khả kháng khác mà không còn người thân thích chăm sóc, nuôi dưỡng được hỗ trợ như sau:
- Tiền ăn trong thời gian sống tại hộ nhận chăm sóc, nuôi dưỡng;
- Chi phí điều trị trong trường hợp phải điều trị tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh mà không có thẻ bảo hiểm y tế;
- Chi phí đưa đối tượng về nơi cư trú hoặc đến cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội.
(6) Hỗ trợ tạo việc làm, phát triển sản xuất
- Hộ gia đình có người là lao động chính bị chết, mất tích hoặc hộ gia đình bị mất phương tiện sản xuất chính do thiên tai dẫn đến mất việc làm thì được xem xét trợ giúp tạo việc làm, phát triển sản xuất theo quy định hiện hành.
- Trường hợp đặc biệt khẩn cấp, nghiêm trọng, việc hỗ trợ các nội dung về lương thực, nhu yếu phẩm thiết yếu, chi phí điều trị người bị thương nặng và chi phí mai táng thực hiện theo quy trình, thủ tục do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định, bỏ qua bước bình xét, bảo đảm chi trả cho đối tượng kịp thời, đúng đối tượng, đúng định mức, công khai và minh bạch.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Biên bản họp chi ủy chi bộ mới nhất? Tải mẫu Biên bản họp chi ủy chi bộ? Biên bản họp chi ủy chi bộ là gì?
- Quản lý, sử dụng thẻ trả trước dịch vụ viễn thông di động và tài khoản SIM di động theo Nghị định 163 như thế nào?
- Lỗi vượt đèn đỏ 2025 bị phạt bao nhiêu tiền? Mức phạt lỗi vượt đèn đỏ 2025 đối với xe ô tô và xe máy là bao nhiêu?
- Tội nhận hối lộ có thể phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình nếu gây thiệt hại từ bao nhiêu?
- Mức phạt cao nhất khi điều khiển ô tô, xe máy có chứa nồng độ cồn mới nhất 2025 là bao nhiêu?