Tổng hợp mẫu hợp đồng lao động 111 mới nhất năm 2024 trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập?
Tổng hợp mẫu hợp đồng 111 mới nhất năm 2024 trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập?
Ngày 20/6/2023, Bộ nội vụ vừa ban hành Thông tư 5/2023/TT-BNV hướng dẫn mẫu hợp đồng dịch vụ và mẫu hợp đồng lao động đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập
Theo đó, dưới đây là mẫu hợp đồng dịch vụ và mẫu hợp đồng lao động đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị định 111/2022/NĐ-CP
(1) Hợp đồng dịch vụ theo Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 5/2023/TT-BNV
Tải hợp đồng dịch vụ theo Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 5/2023/TT-BNV: Tại đây
(2) Hợp đồng lao động thực hiện công việc chuyên môn, nghiệp vụ Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 5/2023/TT-BNV
Tải hợp đồng lao động thực hiện công việc chuyên môn, nghiệp vụ Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 5/2023/TT-BNV: Tại đây
(3) Hợp đồng lao động thực hiện công việc hỗ trợ, phục vụ Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 5/2023/TT-BNV
Tải hợp đồng lao động thực hiện công việc hỗ trợ, phục vụ Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 5/2023/TT-BNV: Tại đây
Tổng hợp mẫu hợp đồng lao động 111 mới nhất năm 2024 trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập?
Đối tượng áp dụng hợp đồng 111 là những ai?
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Nghị định 111/2022/NĐ-CP có nêu rõ đối tượng áp dụng hợp đồng 111 như sau:
- Cơ quan hành chính nhà nước ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã.
- Cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, cấp tỉnh và cấp huyện.
- Đơn vị sự nghiệp công lập.
- Cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội thực hiện theo quy định tại Nghị định này và Điều lệ, quy định của Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội có liên quan.
- Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc, trực thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành; áp dụng quy định tại Nghị định này theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an.
- Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự, cơ quan đại diện tại tổ chức quốc tế, cơ quan khác của Việt Nam ở nước ngoài thực hiện theo quy định của pháp luật về cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài và quy định tại Nghị định này.
- Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân ký kết hợp đồng dịch vụ, hợp đồng lao động.
Nghĩa vụ và quyền lợi của người lao động trong hợp đồng thực hiện công việc hỗ trợ, phục vụ như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định 111/2022/NĐ-CP và khoản 3 Điều 8 Nghị định 111/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Tiêu chuẩn, điều kiện, quyền, nghĩa vụ của các bên ký kết hợp đồng thực hiện công việc hỗ trợ, phục vụ
....
2. Quyền lợi của người lao động
a) Người lao động làm công việc hỗ trợ, phục vụ quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định này được hưởng tiền lương và các chế độ khác theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động. Tiền lương trong hợp đồng lao động áp dụng một trong hai hình thức: Áp dụng mức tiền lương theo thỏa thuận phù hợp với quy định của pháp luật lao động hoặc áp dụng tiền lương theo bảng lương của công chức, viên chức phù hợp với khả năng ngân sách của cơ quan, tổ chức, đơn vị. Trường hợp thỏa thuận áp dụng tiền lương theo bảng lương của công chức, viên chức thì các loại phụ cấp được hưởng (nếu có) được tính vào tiền lương; chế độ nâng bậc lương và các chế độ, chính sách khác có liên quan đến tiền lương thực hiện như công chức, viên chức;
b) Người lao động quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định này không được tính trong biên chế được cấp có thẩm quyền giao, được áp dụng chế độ, chính sách theo quy định tại Mục II Chương II Luật Cán bộ, công chức năm 2008 và các quy định khác của pháp luật về chế độ, chính sách đối với công chức; khi thôi đảm nhiệm các công việc quy định tại khoản 2 Điều 4 thì không tiếp tục được hưởng chế độ, chính sách quy định tại điểm này và chuyển sang thực hiện ký hợp đồng lao động để làm công việc hỗ trợ, phục vụ theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định này nếu người lao động có nhu cầu. Việc tuyển dụng, đánh giá, quy hoạch, bổ nhiệm và các nội dung khác liên quan đến công tác cán bộ thực hiện theo quy định của người đứng đầu cơ quan quản lý;
c) Người lao động làm các công việc quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 4 Nghị định này được hưởng các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật lao động, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
3. Nghĩa vụ của người lao động
a) Thực hiện các nhiệm vụ theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động và các nhiệm vụ khác được cấp có thẩm quyền giao;
b) Tuân thủ nội quy, quy chế, điều lệ của cơ quan, tổ chức, đơn vị;
c) Chấp hành quyết định của cấp có thẩm quyền quản lý.
Theo đó, người lao động trong hợp đồng thực hiện công việc hỗ trợ, phục vụ có quyền và nghĩa vụ theo quy định trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu báo cáo tình hình hoạt động thử nghiệm chất lượng sản phẩm hàng hóa mới nhất theo Nghị định 107?
- So sánh đánh giá thường xuyên và đánh giá định kỳ theo Thông tư 27? Thông tư 27 đánh giá học sinh tiểu học file word?
- Phương pháp tiêu chuẩn xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật trong lĩnh vực Giáo dục và đào tạo có nội dung thế nào?
- Cách nhận biết các loại biển báo hiệu giao thông đường bộ hiện nay? Nguyên tắc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ?
- Thỏa ước lao động tập thể được quy định thế nào? Thỏa ước lao động tập thể được ký kết bởi những ai?