Tổng hợp chi phí trong lựa chọn nhà thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia theo hướng dẫn mới nhất 2024?
- Tổng hợp chi phí trong lựa chọn nhà thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia theo hướng dẫn mới nhất 2024?
- Quy định về kết quả lựa chọn nhà thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia năm 2024 như thế nào?
- Những thông tin về năng lực, kinh nghiệm mà Nhà thầu cần cung cấp khi đăng tải trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia?
Tổng hợp chi phí trong lựa chọn nhà thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia theo hướng dẫn mới nhất 2024?
Căn cứ theo quy định tại khoản 11 Điều 12 Nghị định 24/2024/NĐ-CP thì chi phí trong lựa chọn nhà thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia bao gồm:
(1) Chi phí duy trì tên và hồ sơ năng lực của nhà thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia là 330.000 đồng cho 01 năm (đã bao gồm thuế giá trị gia tăng). Nhà thầu nộp chi phí này kể từ năm thứ hai trở đi sau năm đăng ký tham gia Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia;
(2) Chi phí nộp hồ sơ dự thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia là: 330.000 đồng cho 01 gói thầu (đã bao gồm thuế giá trị gia tăng) đối với đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chào giá trực tuyến theo quy trình thông thường; 220.000 đồng cho 01 gói thầu (đã bao gồm thuế giá trị gia tăng) đối với chào hàng cạnh tranh;
(3) Chi phí đối với nhà thầu trúng thầu của gói thầu đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chào hàng cạnh tranh, chào giá trực tuyến theo quy trình thông thường áp dụng đấu thầu qua mạng:
Đối với gói thầu không chia phần: tính bằng 0,022% giá trúng thầu nhưng tối đa là 2.200.000 đồng (đã bao gồm thuế giá trị gia tăng).
Đối với gói thầu chia thành nhiều phần, tổng chi phí nhà thầu trúng thầu đối với tất cả các nhà thầu trúng thầu không vượt mức tối đa là 2.200.000 đồng (đã bao gồm thuế giá trị gia tăng). Trường hợp giá trị của 0,022% nhân với tổng giá trúng thầu của gói thầu thấp hơn hoặc bằng 2.200.000 đồng thì chi phí nhà thầu trúng thầu của mỗi nhà thầu được tính bằng 0,022% tổng giá trị trúng thầu đối với các phần mà nhà thầu trúng thầu. Trường hợp giá trị của 0,022% nhân với tổng giá trúng thầu của gói thầu vượt mức 2.200.000 đồng thì chi phí nhà thầu trúng thầu của mỗi nhà thầu được tính theo công thức sau:
Chi phí nhà thầu trúng thầu (đã bao gồm thuế giá trị gia tăng) = 2.200.000 đồng x (tổng giá trị trúng thầu đối với các phần mà nhà thầu trúng thầu/tổng giá trúng thầu của gói thầu);
(4) Chi phí kết nối chức năng bảo lãnh dự thầu điện tử giữa Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia với các tổ chức tín dụng trong nước, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam, doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ trong nước, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam được xác định trên cơ sở thỏa thuận giữa đơn vị vận hành, giám sát Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia và các tổ chức, doanh nghiệp này.
Quy định về kết quả lựa chọn nhà thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia năm 2024 như thế nào?
Căn cứ theo Điều 18 Thông tư 01/2024/TT-BKHĐT quy định về kết quả lựa chọn nhà thầu như sau:
- Thứ nhất về thời gian đăng tải:
Chủ đầu tư đăng tải kết quả lựa chọn nhà thầu trên Hệ thống trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu.
- Thứ hai về tài liệu đính kèm bao gồm:
+ Quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu;
+ Báo cáo đánh giá E-HSDT đối với lựa chọn nhà thầu qua mạng (đăng tải báo cáo đánh giá tổng hợp, không kèm theo các phiếu chấm của thành viên trong tổ chuyên gia);
+ Trường hợp dự toán của gói thầu được duyệt sau khi phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu và trong quá trình phát hành E-HSMT thì bên mời thầu cập nhật dự toán và đính kèm quyết định phê duyệt dự toán trên Hệ thống trong thời hạn tối thiểu 05 ngày trước thời điểm đóng thầu.
- Thứ ba đối với gói thầu mua sắm hàng hóa phải công khai chi tiết thông tin về các hạng mục hàng hóa trúng thầu bao gồm các nội dung sau:
+ Danh mục hàng hóa;
+ Ký mã hiệu;
+ Nhãn hiệu;
+ Năm sản xuất;
+ Xuất xứ (quốc gia, vùng lãnh thổ);
+ Hãng sản xuất;
+ Cấu hình, tính năng kỹ thuật cơ bản;
+ Đơn vị tính;
+ Khối lượng;
+ Mã Chương, mã Nhóm (tương ứng với 4 số đầu tiên của bộ mã) trong Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa Mã HS theo Hệ thống phân loại hàng hóa do Tổ chức Hải quan thế giới WCO phát hành (gọi chung là mã HS) (nếu có);
+ Đơn giá trúng thầu.
Những thông tin về năng lực, kinh nghiệm mà Nhà thầu cần cung cấp khi đăng tải trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia?
Theo Điều 10 Thông tư 01/2024/TT-BKHĐT quy định những thông tin về năng lực, kinh nghiệm mà Nhà thầu cần cung cấp khi đăng tải thông tin về lựa chọn nhà thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia như sau:
Thông tin về năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu
1. Thông tin về năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu trên Hệ thống gồm:
a) Thông tin chung về nhà thầu;
b) Số liệu về báo cáo tài chính hằng năm;
c) Thông tin về các hợp đồng đã và đang thực hiện;
d) Thông tin về nhân sự chủ chốt;
đ) Thông tin về máy móc, thiết bị;
e) Thông tin về uy tín của nhà thầu.
2. Nhà thầu chủ động cập nhật thông tin về năng lực, kinh nghiệm của mình theo quy định tại khoản 1 Điều này trên Hệ thống và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác đối với các thông tin đã kê khai trên Hệ thống. Trường hợp nhà thầu tự thực hiện việc chỉnh sửa trên Hệ thống, Hệ thống sẽ lưu lại toàn bộ các thông tin trước và sau khi nhà thầu thực hiện chỉnh sửa. Thông tin về năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu được xác thực bằng chữ ký số của nhà thầu.
3. Nhà thầu phải đính kèm các văn bản, tài liệu để chứng minh tính xác thực về năng lực, kinh nghiệm; văn bản, tài liệu đính kèm được lưu trữ và quản lý trên Hệ thống.
4. Trường hợp nhà thầu kê khai không trung thực nhằm thu được lợi ích tài chính hoặc lợi ích khác hoặc nhằm trốn tránh bất kỳ một nghĩa vụ nào thì bị coi là gian lận theo quy định tại khoản 4 Điều 16 của Luật Đấu thầu.
5. Đối với nội dung thông tin quy định tại điểm b khoản 1 Điều này, trường hợp số liệu về báo cáo tài chính trên Hệ thống đã được cập nhật từ Hệ thống thuế điện tử và Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp thì nhà thầu không phải kê khai số liệu về báo cáo tài chính. Đối với số liệu báo cáo tài chính từ năm 2021 trở đi, trường hợp nhà thầu phát hiện Hệ thống chưa cập nhật số liệu so với Hệ thống thuế điện tử thì nhà thầu sửa đổi cho phù hợp với số liệu đã báo cáo với cơ quan thuế; Hệ thống sẽ lưu lại các phiên bản sửa đổi thông tin của nhà thầu.
Như vậy, nhà thầu phải cung cấp những thông tin thể hiện năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu như sau:
- Thông tin chung về nhà thầu;
- Số liệu về báo cáo tài chính hằng năm;
- Thông tin về các hợp đồng đã và đang thực hiện;
- Thông tin về nhân sự chủ chốt;
- Thông tin về máy móc, thiết bị;
- Thông tin về uy tín của nhà thầu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày thế giới phòng chống AIDS là ngày nào? Phòng chống HIV/AIDS được thực hiện theo nguyên tắc nào?
- Ngày đầu tiên tháng 12 là ngày lễ gì? Ngày 1 tháng 12 có phải ngày thế giới phòng chống bệnh AIDS?
- http matsanghochay moet gov vn vào thi cuộc thi chăm sóc mắt và phòng chống suy giảm thị lực ở học sinh 2024 thế nào?
- Bản nhận xét Đảng viên dự bị là công chức viên chức mới nhất? Đảng viên dự bị là công chức viên chức có các nhiệm vụ gì?
- 20 Phụ lục kèm theo Thông tư 06 và Thông tư 07 hướng dẫn hoạt động đấu thầu mới nhất? Tải về trọn bộ phụ lục ở đâu?